close
cách
cách cách cách

Kinh nghiệm khi đi gia sư buổi đầu tiên bạn cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Rất nhiều bạn sinh viên đang có nhu cầu đi gia sư nhưng lại chưa biết cách làm như thế nào để tạo được ấn tượng tốt đối với phụ huynh. Ngay từ buổi đầu tiên, khi đi gia sư lớp mới các bạn hãy cố gắng để lại thiện cảm, để quá trình giảng dạy của mình suôn sẻ cũng như thành công hơn. Dưới đây, Vieclam123.vn sẽ có một vài chia sẻ ngắn về kinh nghiệm đi gia sư buổi đầu tiên.

1. Kinh nghiệm đi dạy gia sư buổi đầu tiên mà bạn cần nhớ

Đi dạy buổi gia sư đầu tiên rất quan trọng để bạn tạo được sự đồng thuận của học sinh, phụ huynh giúp các buổi dạy tiếp theo thuận lợi, đạt được kết quả tốt. Sau đây là những điều mà bạn cần lưu ý khi đi dạy gia sư buổi đầu tiên. 

1.1. Đi đúng giờ, có thể sớm hơn từ 5 đến 10 phút

Không chỉ riêng khi đi gia sư buổi đầu tiên các bạn nên thực hiện đúng nguyên tắc về thời gian này, mà bất kỳ cuộc phỏng vấn hay buổi đi làm đầu tiên nào bạn cũng nên áp dụng nó. Sự đúng giờ của bạn sẽ khiến cho phụ huynh đánh giá cao về thái độ, tinh thần làm việc của bạn. Đừng bao giờ đi muộn, bạn sẽ bị mất điểm ngay lập tức đấy!

Đi đúng giờ, có thể sớm hơn từ 5 đến 10 phút

1.2. Ăn mặc đơn giản, lịch sự

Hình thức của bạn cũng tạo nên những ấn tượng tốt ban đầu. Với công việc làm gia sư, bạn nên ăn mặc đơn giản, lịch sự, đi dép có quai sau hoặc đi dày. Không nên ăn mặc quá bụi bặm hoặc quá trang trọng. Đặc biệt không nên trang điểm quá đậm trong buổi đầu tiên đi dạy. Các bạn nữ chỉ nên tô một chút son màu sắc tươi sáng để trở nên rạng rỡ hơn thôi nhé!

Ăn mặc đơn giản, lịch sự

1.3. Tác phong chuyên nghiệp

Sau khi làm quen với học sinh, các bạn có thể cho các em làm một vài bài test nhỏ để kiểm tra năng lực. Điều này vừa khiến cho phụ huynh cảm nhận được tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn, vừa giúp bạn có thể đánh giá sơ lược năng lực của học sinh để tìm phương pháp dạy phù hợp.Các bạn nên soạn trước bài test có sự phân hóa rõ ràng, đảm bảo 70% là kiến thức đại trà, 30% là kiến thức nâng cao. Việc cho đề quá khó sẽ khiến cho học sinh cảm giác nản vì không hoàn thành được.

Việc tương tác với học sinh cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên có thái độ cởi mở, chủ động làm quen để tạo cảm tình với học sinh. Sau này, nếu như bạn chính thức nhận lớp, khi học sinh có cảm tình với bạn công tác giảng dạy sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Tác phong chuyên nghiệp

1.4. Trao đổi với phụ huynh về học sinh và kế hoạch giảng dạy

Sau buổi dạy đầu tiên, bạn nên trao đổi sơ qua với phụ huynh về bài test đánh giá, và hỏi thêm về tình hình học tập hiện tại của các em trên trường lớp. Nếu học sinh làm bài không tốt, bạn nên dùng cách nói tránh nhưng vẫn thể hiện rõ ý để lấy thiện cảm từ phía phụ huynh nhé. Tránh nói những câu “ Em nhận thức rất kém”, “ Em không có nền tảng kiến thức”. Cũng nội dung ấy, các bạn có thể nói giảm đi một chút để không khiến các bậc phụ huynh phật lòng nhé!

Ngoài bài test, các bạn cũng cần trao đổi về số buổi học trên tuần, thời gian học một buổi. Trong quá trình trao đổi, lưu ý hãy nói chuyện bằng ngôn ngữ lễ phép, ngoan ngoãn,không nói trống không.

Sau khi trao đổi xong, bạn hãy nhớ chào phụ huynh và học sinh trước khi ra về nhé!

1.5. Chuẩn bị kiến thức, soạn bài học

Đây là điều quan trọng mà bạn cần lưu ý. Do đó, khi có ý định đi dạy gia sư, bạn cần am hiểu, có kiến thức môn học mà mình dạy tốt sao cho các buổi dạy, mình luôn trong tâm thế chủ động, sẵn sàng giảng lại hay trả lời những câu hỏi của học sinh. Bạn đừng quá tự tin, không xem lại kiến thức trước khi tới nhận dạy lớp, xem lại kiến thức bao quát của chương trình học để có thể trả lời hay giảng thử ngay cho học sinh.

Tùy vào từng trường hợp, bạn có thể ra bài kiểm tra đầu tiên để đánh giá học lực của người học một cách rõ ràng hơn. Một bài kiểm tra khoảng 30 phút với mức độ từ dễ tới khó để đánh giá tốt hơn. Bởi nhiều khi thành tích học tập cuối năm chưa phải chính xác lắm.

1.6. Làm quen với học sinh

Bạn nên chủ động làm quen với học sinh của mình càng sớm càng tốt bằng cách hỏi han về việc học tập của họ. Việc làm quen sẽ giúp gia sư và học sinh thân thiện hơn cũng như bạn sẽ có nhiều thông tin hơn về việc học tập, phong cách học tập, sở thích của người học để có phương pháp dạy phù hợp. Đặc biệt để học sinh có thiện cảm và muốn bạn dạy kèm. Đây là yếu tố thường quyết định tới 50% lựa chọn gia sư của phụ huynh.

1.7. Vấn đề tiền lương nên hạn chế nhắc tới trong buổi đầu dạy kèm

Mặc dù đi dạy gia sư, tiền lương là điều quan trọng được quan tâm nhưng thường phụ huynh sẽ là người chủ động đề cập tới vấn đề này sẽ tốt hơn. Do đó, bạn nên hạn chế chủ động về lương mà hãy tập trung vào cách dạy sao cho học trò của mình tiến bộ, giúp họ giải quyết những khó khăn trong môn học càng sớm càng tốt.

1.8. Cung cấp số điện thoại, các cách liên lạc với mình và sắp xếp lịch dạy cố định

Trong buổi trao đổi, bạn nên sắp xếp lịch dạy cố định với gia đình, học sinh một cách thống nhất. Đồng thời, bạn cung cấp cách liên lạc, liên hệ với mình bất cứ khi nào, cung cấp số điện thoại để học sinh hay phụ huynh. Nhưng bạn nên lưu ý những cách liên hệ vào các thời điểm trong ngày thuận tiện trao đổi nhất.

2. Quy trình thực hiện dạy kèm buổi gia sư đầu tiên

Buổi dạy gia sư đầu tiên được thực hiện ra sao để đạt được kết quả như mong muốn, bạn hãy tham khảo qua một số gợi ý sau đây nhé.

Quy trình thực hiện dạy kèm buổi gia sư đầu tiên

* Đến đúng giờ hẹn với phụ huynh. Nếu có những lý do bất khả kháng mà không tới được ngày hôm đó, bạn hãy gọi điện và hẹn vào buổi nào đó gần nhất có thể. Do đó, trước khi đi, bạn nên đi sớm hơn, check địa điểm trước để không bị lạc đường, chuẩn bị xe cộ tốt nhất.

* Nên đến sớm hơn khoảng 10 phút, không nên đến sát nút giờ sẽ khiến bạn bị vội vàng, không có thời gian để chỉnh sửa trang phục, đầu tóc. Không ai thích chờ đợi cũng như thiện cảm về gia sư đi muộn sẽ bị giảm ngay từ buổi đầu tiên. Đồng thời, đi sớm, bạn có chút thời gian trò chuyện với học sinh, phụ huynh trước khi bắt đầu vào bài giảng, từ đó, họ sẽ hiểu hơn về bạn cũng như bạn hỏi thêm được những thông tin về người học, về tình hình học tập của học sinh tốt hơn.

* Trước khi bắt đầu bài học, bạn nên kiểm tra kiến thức để đánh giá học lực của học sinh xem có bị mất gốc hay không, kiến thức bị hổng tới đâu để có thể biết mình cần dạy những gì, có kế hoạch dạy kèm ra sao để có thể đem lại hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên nắm bắt được mong muốn học gia sư cho con của phụ huynh và nhận biết những khó khăn của học sinh đang gặp phải đối với môn học sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá học lực, biết mình nên bắt đầu từ đâu hơn.

* Vào buổi học, bạn nên giới thiệu bản thân và thực hiện kiểm tra kiến thức từ dễ tới khó của người học, hỏi những khó khăn mà học sinh gặp phải là gì để có thể thực hiện buổi dạy tương ứng.

* Cuối buổi học, bạn có thể kiểm tra xem học sinh đã nắm được những kiến thức đã dạy trong bài học chưa. Sau đó có thể nói sơ qua về buổi học hôm sau, cố gắng tạo được sự quan tâm của học sinh cho buổi học lần sau.

Nói chung, để tạo được những buổi dạy gia sư thú vị, bổ ích, bạn cần có sự linh hoạt trong phương pháp dạy sao cho học sinh dễ hiểu bài, nắm được kiến thức cũng như thấu hiểu và đồng cảm với những khó khăn mà học sinh đang gặp phải, tìm cách giải quyết để học tập tiến bộ hơn. Tóm lại, kinh nghiệm đi dạy gia sư buổi đầu chia sẻ ở trên là điều rất cần thiết để bạn tham khảo, giúp bạn có buổi dạy gia sư đầu tiên thuận lợi, tạo được sự tin tưởng về kiến thức, khả năng dạy kèm cũng như thiện cảm đối với học sinh và phụ huynh. Không để vì thiếu thông tin về kinh nghiệm mà bạn bị hỏng nhận lớp gia sư đã nằm trong tay với kiến thức và khả năng, kinh nghiệm dạy kèm của bản thân.

Với những chia sẻ trên, Vieclam123.vn hi vọng có thể cung cấp cho bạn những thông tin kinh nghiệm cho buổi gia sư đầu tiên thật hữu ích. Chúc các bạn sớm thành công và tìm được những lớp dạy thật phù hợp!

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.