Blog

Kế toán giá thành là gì? Mô tả công việc kế toán giá thành chuẩn nhất

16/12/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Là người học kế toán, bạn đã tìm hiểu về kế toán giá thành chưa? Kế toán giá thành là gì? Nhiệm vụ của kế toán giá thành phải làm cụ thể ra sao? Nếu chưa biết, theo chân vieclam123.vn và tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé.

1. Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành là một vị trí thuộc phòng kế toán tại một doanh nghiệp, trong đó họ sẽ chịu trách nhiệm xác định đầy đủ và chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm, từ đó xác định giá bán phù hợp và đảm bảo lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

Công việc của kế toán giá thành khác hoàn toàn với công việc của kế toán chi phí, cho nên bạn đừng nhầm lẫn 2 vị trí này là một nhé. Trên thực tế, cả kế toán giá thành và kế toán chi phí đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tham gia nghiệp vụ hạch toán chi phí và doanh thu cho doanh nghiệp.

Kế toán giá thành là gì?

Dù là doanh nghiệp to hay nhỏ, không phân biệt mặt hàng sản xuất, kinh doanh, chi phí và giá thành chính là 2 tiêu chí quan trọng được chú ý hàng đầu bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được.

Đó cũng chính là lý do mà doanh nghiệp luôn yêu cầu kế toán phải hạch toán chính xác, đầy đủ và kịp thời để các nhà quản lý nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Nhiều ứng viên trẻ mặc dù theo nghiệp kế toán nhưng chưa đủ kiến thức để phân biệt các loại kế toán xuất hiện trong doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán giá thành. Vậy hãy để vieclam123.vn gợi ý cho bạn các công việc mà kế toán giá thành phải đảm nhiệm, nếu có ứng tuyển thì bạn có thêm kiến thức hiểu về nghề hơn.

2. Mô tả công việc kế toán giá thành đầy chuẩn nhất

Không chỉ các đầu việc liên quan tới chi phí, kế toán giá thành cũng phải đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên. Đó là những nhiệm vụ nào mời theo dõi nội dung sau đây bạn sẽ rõ.

2.1. Kế toán giá thành phụ trách tính giá thành cho sản phẩm

Kế toán giá thành phụ trách tính giá thành cho sản phẩm

Kế toán giá thành là người chịu trách nhiệm tập hợp các chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu; Chi phí điện, nước; Chi phí khấu hao tài sản cố định và công cụ dụng cụ trả trước; Chi phí dịch vụ mua ngoài,... Ngoài ra chi phí tiền lương cũng là khoản mà kế toán giá thành cần phải tập hợp để làm căn cứ tính giá thành cho sản phẩm.

Trong quá trình hạch toán, kế toán giá thành còn phải dựa vào các chi phí cấu thành để tính giá, những chi phí đó gồm có giá thành định mức, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.

Bên cạnh đó, kế toán giá thành cũng phải theo dõi và kiểm soát các loại giá thành đối với từng sản phẩm và từng đơn sản xuất.

Trong quá trình hạch toán, giá thành có thể được điều chỉnh nếu chi phí có biến động, điều này kế toán giá thành sẽ dựa vào kiến thức và nghiệp vụ để xác định một cách chính xác nhất.

Xem thêm: Kế toán thuế GTGT - nghiệp vụ quen vẫn khiến kế toán viên lúng túng

2.2. Chịu trách nhiệm hạch toán tài khoản kế toán

Chịu trách nhiệm hạch toán tài khoản kế toán

Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp kế toán riêng, miễn sao phù hợp với tính chất hoạt động của tổ chức. Theo đó, kế toán giá thành sẽ dựa vào phương pháp kế toán đó để hạch toán các loại chi phí phát sinh liên quan tới giá thành để kết quả đạt độ chính xác nhất.

Ngoài ra, kế toán giá thành cũng là người thực hiện tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm chưa hoàn thiện một cách khoa học nhất, việc đánh giá này sẽ là căn cứ quan trọng để hạch toán giá thành trong 1 kỳ hoàn chỉnh.

2.3. Làm báo cáo liên quan tới giá thành sản phẩm

Làm báo cáo liên quan tới giá thành sản phẩm

Trong nhiệm vụ của mình, kế toán giá thành không chỉ dừng lại ở việc hạch toán và theo dõi tài khoản kế toán phát sinh. Họ còn phải tiến hành lập báo cáo để trình lên cấp trên khi được yêu cầu, cụ thể những loại báo cáo đó là:

- Báo cáo sản xuất: Trong báo cáo này, nội dung sẽ báo cáo về nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo về việc sử dụng nguyên vật liệu và báo cáo tồn kho chi tiết, rõ ràng.

- Lập báo cáo giá thành: Trong đó kế toán sẽ lập báo cáo giá thành theo sản phẩm, giá thành theo đơn hàng kèm theo bản chi phí giá thành chi tiết.

- Báo cáo về chi phí sản xuất: Trong báo cáo sẽ có phần tính toán, phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, các chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn. Ngoài ra, còn có báo cáo chi tiết và tổng hợp tiền lương, các chi phí chung và khoản mục phí.

- Lập báo cáo thực hiện đơn hàng thuộc doanh nghiệp sản xuất

- Lập bảng tổng hợp và phân tích về hiệu quả sản xuất dựa theo từng đơn hàng cụ thể, trong đó có đề cập rõ giá thành thực tế và giá thành theo kế hoạch và so sánh giữa chúng.

2.4. Một số nhiệm vụ khác mà kế toán giá thành phải thực hiện

Một trong những đầu việc quan trọng khác mà kế toán giá thành phải đảm nhiệm đó chính là theo dõi việc xuất - nhập nguyên vật liệu và thành phẩm mỗi ngày. Đồng thời kiểm tra và cập nhật phiếu xuất - nhập kho để đảm bảo số liệu phải khớp với thực tế.

Việc tiêu hao nguyên vật liệu phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm thiểu lãng phí trong sản xuất, và không ai khác, kế toán giá thành chính là người thực hiện nhiệm vụ này, yêu cầu sản xuất theo đúng định mức quy định.

Một số nhiệm vụ khác mà kế toán giá thành phải thực hiện

Thực hiện hỗ trợ các nhân viên có nghiệp vụ liên quan tới chi phí sản xuất và hàng tồn kho, phối hợp để hiệu quả công việc được tăng cao.

Kế toán giá thành sẽ phải phối hợp với kế toán tổng hợp để lập bảng phân tích và báo cáo tình hình lỗ lãi của doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành phân loại và lưu trữ những chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan.

Định kỳ, kế toán giá thành sẽ phối hợp với bộ phận thu mua để khảo sát giá của nguyên vật liệu hoặc các mặt hàng cần thu mua trong sản xuất, từ đó ra kế hoạch thu mua sao cho phù hợp, đảm bảo lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

Là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, kế toán giá thành không thể vắng mặt trong các cuộc họp của bộ phận, vì vậy hãy ghim lịch họp vào trong đầu để chuẩn bị những báo cáo cần thiết trình lên cấp trên nhé.

Ngoài ra, kế toán giá thành sẽ thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Kế toán trưởng. Tuy nhiên những đầu việc này có thể là không cố định và bạn cũng đừng quá lo lắng về chúng.

3. Điều kiện tuyển dụng kế toán giá thành ứng viên nên biết

Trở thành kế toán giá thành không phải việc quá khó khăn nhưng cũng không hề dễ dàng chút nào.

Ứng viên muốn được chấp nhận, cần chuẩn bị những yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, đảm bảo kiến thức chuyên ngành kế toán của mình là phù hợp. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào bằng cấp để đánh giá, vậy nên khi làm hồ sơ xin việc kế toán hãy ghi rõ ràng cụ thể chi tiết này, nếu có thành tích gì xuất sắc thì cũng kèm theo để gia tăng ưu điểm nhé.

Điều kiện tuyển dụng kế toán giá thành ứng viên nên biết

Thứ hai, nếu bạn là kế toán giá thành có kinh nghiệm thì chắc chắn bạn đã vượt qua nhiều ứng viên khác rồi. Đây cũng là điểm cộng để bạn có cơ hội ghi danh trong bảng vàng, cho nên đừng quên trình bày nó trong hồ sơ xin việc của mình nhé.

Thứ ba, để duy trì việc làm kế toán giá thành lâu dài, bạn cần sở hữu một số kỹ năng như: Giao tiếp, tính toán nhanh, có kỹ năng xử lý tình huống phát sinh, am hiểu các phần mềm kế toán chuyên dụng,...

Đó là những yêu cầu cơ bản buộc bạn phải thực hiện khi tham gia ứng tuyển vào vị trí kế toán giá thành, vậy nên hãy nhanh chóng tìm hiểu thông tin về những yêu cầu của nhà tuyển dụng để tối ưu cơ hội cho bản thân mình nhé.

Xem thêm: [CẬP NHẬT] Bản mô tả công việc kế toán kho khách sạn chi tiết nhất

4. Những quyền lợi dành cho ứng viên kế toán giá thành

Trở thành kế toán giá thành, bạn sẽ có cơ hội được mở rộng tầm hiểu biết khi được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đồng nghiệp và cấp trên có nhiều kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn, chỉ làm giờ hành chính cho nên thoải mái thời gian thư giãn với bạn bè, người thân.

Những quyền lợi dành cho ứng viên kế toán giá thành

Nhiều doanh nghiệp muốn níu kéo nhân viên cho nên không ngừng đưa ra các đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn như thưởng năng suất, đi du lịch hàng năm, khám sức khỏe định kỳ,...

Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng chăm lo tới đời sống người lao động bằng cách phụ cấp tiền ăn ở, sinh hoạt cộng vào lương, thưởng lương tháng 13,... là kế toán giá thành, chắc chắn bạn cũng được hưởng những quyền lợi đặc biệt này.

Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ vị trí kế toán giá thành là gì và công việc của kế toán giá thành sau khi đọc được bài viết này. Cùng vieclam123.vn trải nghiệm những bài viết tiếp theo để mở rộng vốn kiến thức cho bản thân nhé. Chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống và công việc, sớm đạt được ước mơ mình yêu thích.

Kế toán dự án là gì? Công việc kế toán dự án chi tiết như thế nào?

Trong lĩnh vực kế toán, có một vị trí gọi là kế toán dự án, vậy bạn có biết kế toán dự án là gì và đâu là những công việc mà họ phải thực hiện hàng ngày? Đón đọc bài viết dưới đây để giải mã tất cả những thắc mắc nêu trên nhé.

Kế toán dự án là gì?

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023