close
cách
cách cách cách cách cách

Tổng hợp 7 yếu tố quan trọng nhất của một kế hoạch chiến lược

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kế hoạch chiến lược là một văn kiện chỉ ra phương hướng, mục tiêu hoạt động của công ty. Nó có thể được gói gọn trên một trang giấy hoặc là cả tệp tài liệu dày cộp, tùy thuộc vào quy mô, độ phức tạp của mỗi công ty và loại hình công việc.  Hầu hết các nhà quản lý sẽ được hưởng lợi từ việc có một kế hoạch chiến lược hiệu quả. Quá trình phát triển kế hoạch sẽ giúp họ (và nhóm của họ) có cơ hội kiểm tra xem mình đang ở đâu, xác định mục tiêu họ muốn đạt được và phương pháp khả thi nhất giúp họ chinh phục mục tiêu đó là gì. Khi không có kế hoạch, công việc vẫn có thể được thực hiện hàng ngày nhưng sẽ thiếu đi mục đích và sự ưu tiên khi làm việc, dẫn đến ảnh hưởng năng suất cũng như chất lượng công việc.  Có tất cả 7 yếu tố cơ bản trong một kế hoạch chiến lược. Tuy còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quy trình lập kế hoạch, 7 yếu tố này sẽ giúp bạn có một khởi đầu tốt.

1. Tầm nhìn chiến lược

Tầm nhìn chiến lược

Tầm nhìn chiến lược giúp mô tả cách bạn “mường tượng” công ty mình hoạt động như thế nào. Nói cách khác, nó giúp truyền đạt ước mơ của công ty cho nhân viên và khách hàng tiềm năng một cách đầy cảm hứng.

Tầm nhìn chiến lược cần được cân nhắc, kiểm tra liên tục để đảm bảo nó vẫn phù hợp với tác phong làm việc và cách nhìn nhận của bạn về công ty.

Ví dụ: Tầm nhìn chiến lược của Gucci là phát triển thương hiệu của họ nổi tiếng trên toàn thế giới, xâm lấn mảng thời trang cao cấp và tận dụng thị trường các nước châu Á...

2. Tuyên bố sứ mệnh

Nếu tầm nhìn chiến lược mô tả cách bạn nhìn nhận doanh nghiệp của mình với các bên liên quan, sứ mệnh công ty mô tả những gì công ty bạn làm ở hiện tại (có thể gọi là nhiệm vụ). Nó thường mô tả công việc bạn làm, cho ai và như thế nào. Hoàn thành sứ mệnh sẽ giúp bạn đạt được tầm nhìn chiến lược. Nội dung sứ mệnh có thể mở rộng hoặc thu hẹp sự lựa chọn của bạn.

Nhiều công ty tuyên bố sứ mệnh, nhiệm vụ của mình đơn giản là trở thành chất xúc tác trong mối quan hệ giữa khách hàng và những đối tác, dịch vụ liên quan theo phong cách làm việc mở.

Một ví dụ cụ thể khác là Trung tâm Ngoại ngữ Miss Hoa tuyên bố sứ mệnh của mình là giúp 10 triệu người Việt Nam nói Tiếng Anh một cách lưu loát. Từ đây giúp họ đạt được tầm nhìn chiến lược là “trở thành đơn vị tiếng Anh giao tiếp và kỹ năng mềm chuyên nghiệp số 1 Việt Nam với mô hình thực hành hoàn toàn mới.” 

Sứ mệnh và giá trị cốt lõi

3. Các giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi mô tả niềm tin và cách ứng xử của bạn với công ty. Chúng sẽ giúp bạn có niềm tin để phấn đấu, chinh phục tầm nhìn, sứ mệnh bên trên.

Công ty Coca-Cola liệt kê các giá trị cốt lõi của nó là:

  • Tác phong lãnh đạo: Sự can đảm để định hình một tương lai tốt đẹp hơn

  • Sự hợp tác: Biết tận dụng tài nguyên tập thể

  • Chính trực: Hãy thực tế

  • Trách nhiệm, sự đáng tin cậy: Nếu công việc là của bạn, nó sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bạn

  • Niềm đam mê: Cam kết bằng cả trí tuệ và trái tim

  • Sự đa dạng: Như các thương hiệu của chúng tôi

  • Chất lượng: Đã nhận làm điều gì thì phải làm điều đó đến nơi đến chốn

4. Phân tích SWOT  

SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats) là từ viết tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa. Phân tích những điều trên sẽ cho các doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan về tình huống, vị trí của họ trên thị trường. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp phát hiện, xác định những khía cạnh quan trọng, diễn biến thị trường và tổng quan về đối thủ của mỗi công ty.

Điểm mạnh của một doanh nghiệp A có thể là khả năng thu hút khách hàng địa phương và điểm yếu của nó là không thể thâm nhập thị trường người tiêu dùng ngoại lai. Một doanh nghiệp đối thủ cùng địa phương B đang phát triển mối quan hệ khách hàng với thị trường bên ngoài, nhưng gặp phải vấn đề tài chính, có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp A này.

Tuy nhiên, doanh nghiệp B vẫn sẽ là mối đe dọa nếu nó thoát được khỏi khủng hoảng tài chính. Bất kỳ doanh nghiệp nào cùng địa phương đang cố gắng mở rộng thị trường ngoại lai đều sẽ là mối đe dọa với doanh nghiệp A.

Hãy xác định tất cả các yếu tố này và đánh giá chúng cẩn thận để có được một kế hoạch chiến lược hiệu quả. 

5. Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu đi sâu vào tầm nhìn và mô tả cách bạn dự định đạt được tầm nhìn đó như thế nào. Mục tiêu dài hạn thường kéo dài từ ba đến năm năm, phù hợp, tương ứng với các tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.

Mục tiêu dài hạn là những cột mốc quan trọng mà công ty cần đặt ra để dẫn dắt các hoạt động của họ hướng tới những mục tiêu sâu rộng hơn. Một số ví dụ về các mục tiêu dài hạn có thể là để một doanh nghiệp củng cố vị thế của mình trên thị trường trong nước, tăng lợi nhuận hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh, bán hàng của công ty.

Mục tiêu hàng năm

6. Mục tiêu hàng năm

Với mỗi mục tiêu dài hạn nên có một vài mục tiêu ngắn hạn nhằm thúc đẩy kế hoạch diễn ra một cách thuận lợi. Những mục tiêu này phải cụ thể, có thể định lượng và có khả năng đạt được, thực tế và dựa trên khoảng thời gian cho phép.

Sau khi đặt ra các mục tiêu hàng năm, bạn có thể chia nhỏ những mục tiêu đó thành các mục tiêu ngắn hạn, xác định các hành động cần thực hiện và mục tiêu trong ba tháng tới để đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu hàng năm. Kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn gọi là kế hoạch hành động của bạn.

7. Kế hoạch hành động

Mỗi mục tiêu cần có một kế hoạch nêu rõ chi tiết, cách thức để đạt được mục tiêu đó. Số lượng các chi tiết phụ thuộc vào mức độ linh hoạt của bạn (nhóm của bạn) và công ty. Kế hoạch càng chi tiết bao nhiêu, bạn và các thành viên trong nhóm sẽ càng có ít cơ hội linh hoạt khi làm việc bấy nhiêu.

Người ta luôn nói rằng “Một tầm nhìn mà không có kế hoạch thì sẽ chỉ là một giấc mơ. Một kế hoạch không có tầm nhìn thì sẽ chỉ là những công việc nặng nhọc. Nhưng một tầm nhìn với một kế hoạch phù hợp có thể thay đổi cả thế giới ”. Lập một kế hoạch để đạt được những mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn và công ty của bạn phát triển tốt hơn. Những doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới đã, đang và sẽ đi theo con đường phát triển như vậy.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.