ISP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Internet Service Provider”, chỉ những nhà cung cấp mạng Internet cho cá nhân hay doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu cụ thể ISP là gì, phân loại ISP và đánh giá một số nhà cung cấp ISP lớn nhất ở Việt Nam hiện nay qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
ISP là viết tắt của từ Internet Service Provider, hiểu đơn giản là nhà cung cấp dịch vụ Internet. ISP có thể kết nối tất cả các thiết bị với Internet để người dùng có thể thực hiện các hoạt động vui chơi, giải trí, hoàn thành công việc, trao đổi, trò chuyện với người khác qua các ứng dụng hiện có.
ISP có thể là một công ty, tổ chức hoặc một cá nhân cung cấp quyền truy cập Internet và các dịch vụ liên quan đến Website, lưu trữ ảo, server,...
ISP đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Thử tưởng tượng một ngày trong cuộc sống của bạn với không Internet, bạn sẽ làm được những gì?
Trong cuộc sống hiện đại, Internet giúp con người truy cập các ứng dụng công việc, trao đổi thông tin với đối tác, khách hàng, bạn bè, xem các chương trình giải trí, truy cập mạng xã hội,...
Hầu hết các ứng dụng trên smartphone của chúng ta đều cần có kết nối Internet mới hoạt động được ví dụ như Facebook, Zalo, Instagram, Google Map,Gmail, ...Khi điện thoại hay máy tính không có Internet thì những ứng dụng này gần như không thể sử dụng được.
Vì Internet là không thể thiếu trong thời đại 4.0 nên ISP cũng xuất hiện và đóng vai trò hết sức quan trọng, mục đích hỗ trợ người dùng kết nối thiết bị điện tử với mạng Internet.
ISP vốn được phân chia thành 3 loại chính là DSL (Digital Line Subscribers), Internet tốc độ cao (Broadband) và dịch vụ Dial-up. Tuy nhiên, dịch vụ Dial-up mang đến đường truyền Internet khá chậm nên không được ưa chuộng và phổ biến như hai loại còn lại.
Trước năm 2013, có nhiều nhà cung cấp ở Việt Nam cung cấp DSL như Viettel, VNPT, CMC, FPT, Netnam,..Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây mọi người lại ưa chuộng hình thức sử dụng cáp để kết nối đường truyền mạng.
Các nhà cung cấp Internet (ISP) cũng vì vậy mà thu được nhiều lợi nhuận hơn không chỉ từ việc bán các gói dịch vụ mà còn kinh doanh điện thoại, các hợp đồng kết nối Internet hàng năm cho dịch vụ di động,...
Fiber Internet ra đời đã chiếm hẳn vị trí đứng cao nhất trên thị trường, trở thành lựa chọn hàng đầu vì tốc độ truyền mạng của nó nhanh gấp hàng trăm lần cap hay DSL.
Tùy vào nhà cung cấp dịch vụ mà tốc độ truyền mạng sẽ khác nhau. Để kiểm tra tốc độ đường truyền, bạn có thể sử dụng các công cụ, trực tuyến, các phần mềm được cài đặt trên di động.
Khi sử dụng mạng Internet bạn có bao giờ nghĩ đến trường hợp lịch sử hoạt động của bạn sẽ bị nhìn thấy, theo dõi bởi một ai khác? Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế các ISP (nhà cung cấp mạng Internet) có thể theo dõi các trang web bạn đã truy cập, các nội dung mà bạn đã xem từ đó biết được hành vi, thói quen, sở thích của bạn.
Vậy cụ thể ISP có thể nhìn thấy những gì từ người dùng? Cùng theo dõi bài viết để hiểu chi tiết nhé.
Các ISP sẽ thấy được URL (Universal Resource Locator) của tất cả các trang web mà người dùng của họ truy cập, thậm chí ISP có quyền truy cập vào mọi hoạt động mà bạn thực hiện trực tuyến.
ISP có thể biết được chính xác các trang web bạn truy cập, thời gian bạn sử dụng trang web đó, vị trí của bạn và cả thiết bị mà bạn đang sử dụng.
Các trang web đang sử dụng https để giảm lượng thông tin mà ISP lấy được từ người dùng của họ. ISP không thể biết được đầy đủ nội dung mà người dùng của họ thực hiện trên các trang web đã được mã hóa. Tuy nhiên, ISP vẫn biết được tên trang web mà bạn truy cập, chỉ là không biết từng nội dung cụ thể và hành động bạn thực hiện trên đó.
=> Mục đích của ISP khi có được thông tin về lịch sử hoạt động trực tuyến của người tiêu dùng: Khi có được thông tin về hoạt động trực tuyến của người dùng, các ISP có thể biết được sở thích, tính cách, độ tuổi, thói quen của bạn, thời gian khi online,offline của bạn. Khi có được thông tin này, họ có thể chèn các quảng cáo phù hợp với mối quan tâm của bạn, hoặc bán dữ liệu của bạn cho các nhà tiếp thị, quảng cáo.
Vậy làm thế nào để bạn không bị theo dõi khi sử dụng Internet? Bạn nên sử dụng các kết nối an toàn như Tor, VPN hoặc mạng riêng ảo để che giấu danh tính của mình và hạn chế tối đa các thông tin mà ISP có thể khai thác được.
Chúng ta vẫn thường sử dụng mạng Internet để truy cập Facebook, Youtube, các website,...Vậy bạn có biết mạng Internet bạn đang sử dụng đến từ nhà cung cấp nào không? Cùng điểm danh những nhà cung cấp mạng Internet (ISP) lớn nhất hiện nay nhé.
VNPT là nhà cung cấp dịch vụ Internet lâu đời nhất tại Việt Nam, chiếm 54,6% thị trường Internet trên toàn quốc.
Ưu điểm của nhà cung cấp VNPT là công nghệ cáp quang 100%, cơ sở hạ tầng tốt, vùng phủ sóng rộng, đường truyền ổn định. Tuy nhiên, phí trả sau của VNPT khá cao, có ít khuyến mại đi kèm, hay bị ảnh hưởng bởi cáp quang biến AAG, thủ tục đăng ký rườm rà, dịch vụ chăm sóc khách hàng còn kém.
Một số gói cước của nhà mạng VNPT bạn có thể tham khảo như:
Gói F2F: 270.000 đồng/tháng (Miễn phí hòa mạng + Đóng phí trước 6 tháng)
Gói F20: 1.300.000 đồng (Bao gồm cả 500.000 đồng phí hòa mạng và 1.200.000 đồng tiền cọc)
Gói F2C: 3.900.000 đồng (Bao gồm 500.000 đồng phí hòa mạng và 1.200.000 đồng tiền cọc)
Trụ sở: Tòa nhà Công nghệ cao Bưu chính Viễn thông, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 18001091
Email: cskh@vnpt.vn
Facebook: https://www.facebook.com/vinaphonefan/
Website: https://vnpt.com.vn/
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (gọi tắt là FPT Telecom) là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Thành lập từ năm 1997, sản phẩm mạng Internet đầu tiên mà FPT mang đến cho người tiêu dùng Việt nam là “Trí tuệ Việt nam-TTVN”, đặt nền móng cho sự phát triển của mạng Internet trong tương lai.
FPT có sứ mệnh kết nối người dân Việt Nam thông qua mạng Internet, với mục tiêu mỗi nhà có sử dụng ít nhất một dịch vụ của FPT. Một số gói cước hòa mạng của FPT như:
Gói F5: 210.000 đồng/tháng
Gói F4: 240.000 đồng/ tháng
Gói F3: 280.000 đồng/tháng
Trả sau: cước hòa mạng 200.000 đồng/ tháng + tặng modem wifi 4 cổng
Trả trước 06 tháng: miễn phí 100% cước hòa mạng + tặng modem wifi 4 cổng tặng cước thuê bao tháng thứ 7
Trả trước 12 tháng: miễn phí 100% cước hòa mạng + tặng modem wifi 4 cổng + tặng cước thuê bao tháng thứ 13
Ưu điểm khi sử dụng mạng Internet của FPT là đường truyền mạng chất lượng, ổn định, thủ tục đăng ký, lắp đặt mạng nhanh chóng, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, sử dụng đường truyền hiện đại là AON, Gpon.
Tuy nhiên, nhà cung cấp Internet FPT lại chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng Internet ở những vùng sâu, vùng xa nên khách hàng tại những khu vực này không thể sử dụng dịch vụ của ISP này.
Trụ sở: Tòa nhà FPT Cầu Giấy, Số 17 phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: +842473007300
Email: hotrokhachhang@fpt.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/FptTelecom/.
Website: https://fpt.vn/vi
Viettel Telecom chính thức bước vào thị trường năm 2002, là đàn em so với FPT Telecom và VNPT, tuy nhiên với tốc độ đường truyền nhanh và ổn định, Viettel Telecom nắm giữ khoảng 11,3% thị phần Internet tại Việt Nam.
Một số gói cước và hòa mạng của nhà mạng Viettel Telecom như:
Fast 20: 220.000 đồng/tháng
Fast 25: 240.000 đồng/tháng
Fast 30: 270.000 đồng/tháng
Fast 40: 350.000 đồng/tháng
Trả sau: tặng modem wifi 4 cổng + phí hòa mạng 350.000 đồng
Trả trước 06 tháng: Tặng modem wifi 4 cổng + miễn phí hòa mạng + tặng cước 1 tháng thứ 7
Trả trước 12 tháng: tặng modem wifi 4 cổng + miễn phí hòa mạng + miễn phí thuê bao 2 tháng tiếp theo.
Ưu điểm của nhà mạng Viettel là chất lượng đường truyền Internet ổn định, đường truyền quốc tế tương đối nhanh, giá cước rẻ, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, đường truyền cáp hiện đại là AON, Gpon.
Tuy nhiên, nhược điểm của nhà mạng Viettel là có quá nhiều dịch vụ nhưng lại thiên về dịch vụ cho điện thoại di động nên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng mạng của những thiết bị khác. Đồng thời vùng phủ sóng của Viettel còn hạn chế, chưa được rộng rãi.
Địa chỉ: Số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 1800 8098
Email: cskh@viettel.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/Vietteltelecom/.
Website: https://vietteltelecom.vn/
Như vậy, trên đây là bài viết của Vieclam123.vn giải thích cho bạn biết ISP là gì. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để bạn hiểu biết hơn về lĩnh vực này.
>> Xem thêm:
MỤC LỤC
Chia sẻ