IRR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Internal Rate of Return hay còn được dịch là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Xác định chỉ số IRR là một cách tốt để doanh nghiệp đánh giá một khoản đầu tư. Cùng tìm hiểu IRR là gì và công thức tính IRR mà mỗi doanh nghiệp nên biết qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.
IRR (Internal Rate of Return) là tỷ suất hoàn vốn nội bộ, được sử dụng để xác định khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Ví dụ một hoạt động đầu tư được xác định là có chỉ số IRR là 5% thì sẽ có khả năng sinh ra lợi nhuận hàng năm là 5% trong suốt vòng đời của nó.
Chỉ số IRR giúp doanh nghiệp xác định xem có nên đầu tư vào một dự án nào đó hay không. Nếu một dự án không thể tạo ra IRR cao hơn tỉ lệ hoàn vốn tối thiểu thì dự án đó chắc chắn khó có thể được đầu tư.
Chỉ số IRR cũng cần phải vượt qua chi phí vốn hoặc lãi suất của một khoản vay được sử dụng để đầu tư. Nếu IRR thấp hơn chi phí vốn thì dự án đó không thể “sống sót” được.
Chỉ số IRR còn được sử dụng để tính lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu hoặc trái phiếu khi đáo hạn, đồng thời có thể cân bằng rủi ro và lợi ích khi mua bất động sản.
Chỉ số IRR không thể đo lường được tuyệt đối các khoản lợi tức của việc đầu tư. Bởi vậy, trước khi quyết định đầu tư dự án, doanh nghiệp cần phải phân tích nhiều yếu tố khác, xem xét quy mô của các dự án đầu tư để không bỏ lỡ các dự án kinh doanh có lợi.
Những khoản đầu tư nhỏ thường có chỉ số IRR cao hơn những khoản đầu tư lớn. Tuy nhiên, thực tế những dự án lớn có thể mang lại giá trị lớn hơn cho các nhà đầu tư.
Ví dụ: Một dự án đầu tư cần đầu tư một khoản 100 $ và có thể thu về 300$ trong một năm sẽ có chỉ số IRR cao hơn dự án đầu tư cần chi ra 10.000$ và sẽ thu về được 20.000$ trong một năm. Tuy nhiên, rõ ràng khoản đầu tư dự án lớn có lợi nhuận cao hơn những dự án nhỏ.
Để khắc phục những mặt hạn chế của chỉ số IRR, các nhà đầu tư thường nhìn vào NPV.
NPV là từ viết tắt của Net Present Value được hiểu là giá trị hiện tại ròng. Công thức tính NPV được xác định như sau:
NPV= giá trị hiện tại của dòng tiền vào - giá trị hiện tại của dòng tiền ra
Nếu NPV là giá trị dương thì dự án có giá trị và có thể đem lại lợi nhuận. Ngược lại, nếu NPV ra giá trị âm thì thì dự án không thể sinh lời được.
Ưu điểm của việc sử dụng NPV để đánh giá dự án là phương pháp này cho phép sử dụng các tỷ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch. Phương pháp tính chỉ số IRR được xem là đơn giản hơn nhiều so với phương pháp NPV, tuy nhiên với những dự án dài hạn có các dòng tiền khác nhau, tỷ lệ chiết khấu khác nhau, dòng tiền không ổn định thì cần sử dụng NPV mới là lựa chọn đúng đắn.
Việc tính toán chỉ số IRR bằng tay sẽ tương đối phức tạp, bởi vậy các doanh nghiệp vẫn thường sử dụng phần mềm Excel để tính toán chỉ số này. Cú pháp tính IRR trong Excel như sau:
“=IRR (Value, guess)”
Trong đó:
Values: là các giá trị nạp vào để tính toán bao gồm giá trị đầu tư ban đầu (là một số âm) và những giá trị tiếp theo là lợi nhuận hàng năm của dự án.
Guess: là % ước lượng gần với kết quả của IRR, thường được mặc định là 10%. Khi hàm IRR ra kết quả “#NUM” thì có thể thử thay đổi giá trị Guess sao cho hàm IRR ra kết quả.
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “IRR là gì”. Doanh nghiệp nên kết hợp đánh giá dự án đầu tư từ cả hai chỉ số IRR và NPV để có được những dự đoán chính xác nhất, đưa ra quyết định chính xác nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Tham khảo tin:
Chia sẻ