close
cách
cách cách cách cách cách

Internship là gì? Những lưu ý cần biết khi làm Internship

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Internship có lẽ đã trở thành thuật ngữ vô cùng quen thuộc với những bạn sinh viên năm cuối đang chuẩn bị ra trường. Đây là thuật ngữ chỉ vị trí thực tập sinh tại một công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực nào đó. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn để biết một số lưu ý khi làm việc ở vị trí Internship này nhé.

1. Internship là gì?

Internship là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí thực tập sinh trong các công ty, doanh nghiệp. Vị trí thực tập sinh thường dành cho các bạn sinh viên năm 3, năm 4 hoặc các bạn sinh viên mới ra trường muốn trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, rèn luyện kỹ năng và trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, vị trí Internship cũng mở ra cho các bạn cơ hội được nhận vào làm việc chính thức sau quá trình thực tập.

Tùy vào ngành học mà các bạn có thể lựa chọn cho mình vị trí Internship ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như nhà hàng, khách sạn, du lịch, marketing, kế toán, công nghệ thông tin, nhân sự,...Khi làm việc ở vị trí này, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản các kiến thức về nghiệp vụ và được chỉ bảo tận tình để hoàn thành tốt công việc. 

Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên lựa chọn những sinh viên đã trải qua quá trình thực tập tại công ty hơn là những ứng viên mới ứng tuyển, bởi doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo và có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng đã qua đánh giá thực tế. Bởi vậy, Internship được xem là cơ hội để các bạn trẻ nhanh chóng tìm được công việc mà mình mong muốn, phù hợp với chuyên ngành.

Dù mức lương ở vị trí thực tập sinh không cao, thậm chí không có lương, và mức hỗ trợ cũng thấp hơn nhiều so với các công việc part-time, full time khác, nhưng nhiều bạn sinh viên vẫn lựa chọn hình thức làm việc này trước khi có được công việc mơ ước trong tương lai ở các công ty lớn. 

Khi lựa chọn công ty, doanh nghiệp để thực tập, các bạn nên nộp CV dành cho sinh viên chưa ra trường vào các công ty, doanh nghiệp lớn, có thương hiệu nổi tiếng, từ đó có thể học hỏi được nhiều hơn và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai rộng mở hơn.

Internship là gì

2. Những lưu ý khi làm Internship là gì?

Làm việc ở vị trí Internship, bạn cần thực sự nghiêm túc. Đừng nghĩ đây là công việc chỉ để trải nghiệm mà khi làm việc, bạn cần phải dồn hết tâm sức của bản thân để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Nhiều bạn sinh viên khi làm thực tập sinh có thái độ chểnh mảng, không chịu khó học tập, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân, thậm chí làm việc không chuyên nghiệp, thường xuyên đi muộn về sớm, công việc không hoàn thành.

Nguyên nhân của thái độ này có lẽ là do các bạn chỉ cần lấy dấu xác nhận thực tập để hoàn thành chương trình học theo yêu cầu của nhà trường hoặc do các bạn cảm thấy mức lương thưởng quá thấp, thậm chí đi làm không lương thì không cần thiết phải cố gắng. 

Hơn nữa, khi làm việc ở vị trí thực tập sinh, bạn sẽ không chịu quá nhiều áp lực về KPI, doanh số. Doanh nghiệp cũng sẽ không đòi hỏi quá nhiều ở bạn, nhưng họ sẽ chỉ giữ lại những thực tập sinh xuất sắc. Nếu bạn làm việc không chăm chỉ, thì sau quá trình thực tập, bạn chỉ cần rời đi, doanh nghiệp cũng sẽ không quá quan tâm đến bạn vì thực chất vai trò của bạn không mấy quan trọng với họ. 

Khi bạn thực sự muốn trở thành nhân viên chính thức trong công ty, doanh nghiệp sau quá trình thực tập thì việc của bạn chính là nỗ lực học hỏi, có thái độ đúng đắn, nắm được hết quy trình hoạt động và giải quyết được những công việc được giao. Sự chủ động sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều và khi bạn chủ động thì mọi người cũng sẵn sàng giúp đỡ bạn. Ngược lại, chẳng ai quan tâm và chỉ bảo cho bạn nếu như đi làm mà bạn cứ thụ động ngồi một chỗ.

Như vậy, có thể rút ra một số lưu ý mà sinh viên khi tham gia quá trình thực tập ở vị trí Internship cần ghi nhớ như sau:

  • Có thái độ đúng đắn, chịu khó học hỏi, chủ động thực hiện công việc được giao

  • Có thái độ chuyên nghiệp khi đi làm, từ trang phục đến tác phong làm việc, đảm bảo đi làm đúng giờ và tuân thủ các quy định trong công ty.

  • Xây dựng mối quan hệ với các thực tập sinh khác và các anh chị nhân viên trong công ty, cải thiện tinh thần làm việc nhóm hiệu quả.

  • Luôn cố gắng hoàn thành chỉn chu công việc kể cả những công việc nhỏ nhất như photo tài liệu, phục vụ bàn, dọn dẹp,..

3. Các vị trí Internship thường tuyển trong nhà hàng, khách sạn

Nếu bạn đang học các chuyên ngành về nhà hàng, khách sạn thì các bạn có thể quan tâm tới một số vị trí thực tập sinh thường xuyên được tuyển dụng trong các nhà hàng, khách sạn lớn như: thực tập lễ tân, thực tập buồng phòng, thực tập sinh trong nhà hàng, thực tập sinh bộ phận bếp, thực tập sinh pha chế,...

Internship là gì

3.1. Thực tập sinh lễ tân trong khách sạn

Vị trí lễ tân trong nhà hàng, khách sạn là một trong những vị trí quan trọng, đặc biệt lễ tân còn là hình ảnh đại diện của nhà hàng, khách sạn đó. Vì vậy, sẽ có những yêu cầu nhất định của nhà hàng, khách sạn khi tuyển dụng vị trí này như: có ngoại hình tốt, có khả năng giao tiếp, học các chuyên ngành liên quan đến nhà hàng, khách sạn, có khả năng ngoại ngữ tốt, khả năng xử lí tình huống,...

Khi làm việc ở vị trí Internship lễ tân, bạn sẽ phải thực hiện các công việc như chào đón khách hàng, tiếp nhận thông tin của khách khi khách muốn đặt bàn, đặt phòng, giới thiệu các dịch vụ của nhà hàng, khách sạn đến với khách hàng,làm các thủ tục check-in, check-out cho khách, trả lời thắc mắc, khiếu nại, phàn nàn của khách,...

3.2. Thực tập sinh bộ phận bếp trong nhà hàng

Công việc của Internship bộ phận bếp trong nhà hàng là chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ chế biến cho các bếp trưởng, bảo đảm vệ sinh, dọn dẹp, giữ gìn khu vực bàn bếp sạch sẽ, gọn gàng, sắp đặt đúng chỗ các dụng cụ nấu ăn,..Thực tập sinh bộ phận bếp cũng tiếp nhận order và đưa món ăn cho phục vụ theo đúng trình tự,..

Để làm việc ở vị trí Internship này, bạn cần phải là người có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn và chịu được áp lực trong công việc.

3.3. Thực tập sinh tại bộ phận F&B trong khách sạn

Khi làm việc ở vị trí Internship bộ phận F&B trong khách sạn, bạn sẽ được học hỏi về cách nhận biết tên gọi của đồ ăn, đồ uống có trong menu phục vụ khách. Sẽ có rất nhiều món ăn độc, lạ và nhiều loại đồ uống khác nhau, thậm chí tên gọi các món ăn, đồ uống là tên tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài nên sẽ rất khó để thực tập sinh có thể ghi nhớ hết.

Thực tập sinh ở bộ phận này được học hỏi quy trình phục vụ khách hàng từ những khâu nhỏ nhất như lau bát, đũa sạch sẽ, cách sắp xếp, bài trí khăn trải bàn, đặt bát ăn, đũa ăn, thìa, dĩa,....phong cách bưng bê chuyên nghiệp khi mang đồ cho khách, cách chào hỏi khách hàng và order đồ ăn. 

Để có thể trở thành thực tập sinh tại bộ phận F&B trong khách sạn lớn, bạn cần phải là người năng động, nhanh nhẹn, học các chuyên ngành có liên quan đến nhà hàng, khách sạn, có khả năng ngoại ngữ tốt, ngoại hình ưa nhìn và chịu được những vất vả, khó khăn trong công việc, có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

3.4. Thực tập sinh tại vị trí trực tổng đài

Trong các khách sạn lớn có một vị trí cũng thường xuyên tuyển dụng thực tập sinh đó là vị trí trực tổng đài, Nhiệm vụ của Internship ở bộ phận này là tiếp nhận các cuộc gọi của khách hàng, ghi nhận các ý kiến đánh giá, phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụ.

Sau khi nghe yêu cầu của khách hàng, thực tập sinh trực tổng đài cần phải hỗ trợ khách giải đáp những thắc mắc của khách hàng, đồng thời chuyển tiếp cuộc gọi của khách hàng tới những bộ phận mà khách hàng muốn trao đổi.

Sau khi kết thúc quá trình thực tập sinh trực tổng đài tại khách sạn, bạn hoàn toàn có thể được nhận làm nhân viên chính thức trong khách sạn. Và nếu bạn muốn chuyển tới vị trí khác bạn yêu thích hơn thì cơ hội cũng sẽ cao hơn vì khách sạn sẽ ưu tiên những bạn đã thích nghi với môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp.

4. Phân biệt Senior, Junior, Fresher và Internship trong doanh nghiệp

Internship là gì

Senior, Junior, Fresher, Internship là những vị trí thường gặp trong các doanh nghiệp. Nếu bạn thực sự hiểu về những thuật ngữ này là muốn nói về các vị trí cụ thể nào thì hãy theo dõi tiếp bài viết của Vieclam123.vn dưới đây nhé.

4.1. Senior là gì?

Senior là những nhân viên đã có nhiều năm kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn và am hiểu tường tận về công việc. Senior có khả năng làm việc độc lập và tự mình giải quyết được các công việc khó khăn.

Bên canh đó, Senior cũng là người có đủ các kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp hiệu quả,...

4.2. Junior là gì?

Junior là những nhân viên nhỏ tuổi, ít kinh nghiệm làm việc trong công ty, thường là sinh viên mới ra trường, chưa vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn. Công việc của Junior thường đơn giản, không quá phức tạp và cần nhiều sự hỗ trợ từ Senior.

4.3. Fresher là gì?

Fresher là thuật ngữ chỉ sinh viên mới ra trường và bắt đầu làm việc trong một lĩnh vực nào đó. Fresher là những bạn trẻ năng động, nhiệt huyết và luôn sẵn sàng cống hiến hết mình trong công việc.

Fresher khác với Internship-là vị trí thực tập sinh. Về trách nhiệm công việc và trình độ chuyên môn, Fresher cũng khác so với vị trí Internship. Fresher có kiến thức cơ bản về nghề, tuy nhiên chưa tiếp xúc thực tế hoặc chưa thành thạo trong công việc trong khi đối với vị trí thực tập sinh, chuyên môn chưa được đầy đủ và xuất sắc nên cần học hỏi nhiều hơn.

Fresher chịu trách nhiệm công việc được giao theo chỉ thị của cấp trên, phải hoàn thành deadline không được chậm trễ. Trong khi, Internship sẽ được thoải mái hơn trong việc hoàn thành công việc bởi Internship được xem là đang trong quá trình học việc.

Fresher là nhân viên chính thức trong công ty nên sẽ nhận được mức lương thưởng theo quy định và các chế độ phúc lợi khác. Còn vị trí Internship có thể được nhận lương hoặc không, và Internship thì chưa được xem là nhân viên chính thức của doanh nghiệp.

Internship đóng vai trò quan trọng đối với mỗi sinh viên trong việc học hỏi thêm những kiến thức mới, trau dồi vốn kinh nghiệm làm việc thực tế. Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích để bạn thực sự hiểu Internship là gì và lưu ý khi làm việc ở vị trí thực tập sinh này.

>> Xem thêm ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.