Blog

Huyết áp là gì? Những tình trạng liên quan tới huyết áp cụ thể

23/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hẳn là bạn đã từng nghe rất nhiều về tình trạng bệnh lý liên quan tới huyết áp như tăng huyết áp hay giảm huyết áp nhưng lại chưa hiểu rõ về chúng. Bài viết sau đây cung cấp khái niệm huyết áp là gì và hàng loạt các thông tin xoay quanh thuật ngữ này, mời bạn cùng tham khảo.

1. Tìm lời giải đáp cho câu hỏi huyết áp là gì?

Nếu không phải là dân chuyên ngành hẳn là bạn sẽ thắc mắc với khái niệm huyết áp là gì và những người quan tâm sẽ mong muốn tìm được lời giải đáp chuẩn xác để hiểu rõ hơn. Vậy huyết áp được định nghĩa như thế nào?

Thực ra, huyết áp chính là áp lực cần thiết của máu tác động lên thành động mạch nhằm mục đích vận chuyển máu tới các mô trong cơ thể để nuôi dưỡng. Huyết áp chính là các nhịp được tạo ra do lực co bóp của tim cùng với sức cản của động mạch.

Tìm lời giải đáp cho câu hỏi huyết áp là gì?

Với cơ thể của người bình thường, huyết áp ban ngày sẽ cao hơn ban đêm. Thời điểm huyết áp hạ thấp nhất chính là lúc 1 - 3 giờ sáng (thời điểm ngủ say giấc nhất) và huyết áp tăng cao nhất vào lúc 8 - 10 giờ sáng.

Huyết áp tăng lên khi cơ thể người vận động, bị căng thẳng thần kinh, gắng sức tập thể lực hoặc khi xúc động quá mạnh. Ngược lại, vào những lúc cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn thì huyết áp sẽ tự nhiên hạ xuống.

Có 2 chỉ số thể hiện huyết áp ở người đó là chỉ số huyết áp tối đa (90 - 139 mmHg) và chỉ số huyết áp tối thiểu (60 - 89 mmHg). Khi tim đập nhanh, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại cho đến cực tiểu và giảm dần khi máu đi xa khỏi tim.

2. Các tình trạng liên quan tới huyết áp phổ biến

Các tình trạng liên quan tới huyết áp phổ biến

Cả huyết áp cao và huyết áp thấp đều gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, chính vì thế việc nắm rõ chỉ số huyết áp ở mỗi người là điều hết sức cần thiết. Theo đó, hãy theo dõi các chỉ số huyết áp sau đây để nắm bắt tình trạng sức khoẻ của mình nhé:

- Huyết áp bình thường: Với cơ thể người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới ngưỡng 80 mmHg thì được coi là bình thường.

- Chỉ số huyết áp được đánh giá là mức cao: Vẫn là cơ thể người trưởng thành, huyết áp được đánh giá ở mức cao là khi có chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn ngưỡng 90mmHg.

- Tiền cao huyết áp: Đây là tình trạng mà mức giá trị chỉ số huyết áp nằm ở giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao. Cụ thể huyết áp tâm thu từ 120 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg.

- Huyết áp thấp: Hay còn được gọi là tình trạng hạ huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với mức bình thường.

Như vậy, để đưa ra kết luận chính xác xem một người có bị tăng huyết áp hay không thì người ta sẽ dựa vào các trị số huyết áp trên cơ thể của người đó. Tuy nhiên sẽ theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày đo nhiều lần mới cho kết quả chính xác.

Cũng bởi sự nguy hiểm mà các bệnh lý liên quan tới huyết áp gây ra cho nên bạn nhất định phải nắm rõ những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp của mình, từ đó tìm ra cách ngăn chặn cũng như khắc phục để đảm bảo trạng thái sức khoẻ tốt nhất.

3. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chỉ số huyết áp?

3.1. Những tác động từ bên trong cơ thể đến huyết áp của bạn

Những tác động từ bên trong cơ thể đến huyết áp của bạn

Có 3 yếu tố cơ bản từ bên trong cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp của cơ thể người, bao gồm:

- Do sức bóp của tim: Đây chính là yếu tố gây ra ảnh hưởng lớn nhất tới huyết áp của người. Theo đó tim đập càng nhanh thì áp lực máu lên động mạch càng mạnh, huyết áp từ đó sẽ gia tăng và ngược lại.

- Do sức cản của động mạch: Động mạch cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp. Cụ thể, trường hợp động mạch co giãn tốt, máu sẽ được lưu thông dễ dàng khiến cho huyết áp ổn định. Tuy nhiên trường hợp mạch đàn hồi kém hoặc có dấu hiệu bị xơ vữa lượng máu lưu thông sẽ vô cùng khó khăn. Điều này khiến cho sức cản của động mạch lớn và gây ra tình trạng huyết áp gia tăng.

- Do lượng máu: Khi lượng máu trong cơ thể thấp, không đủ để tạo ra áp lực tới thành mạch, khi đó huyết áp của bạn có nguy cơ giảm. Trong những trường hợp cơ thể bị mất nhiều máu, lượng máu lại phân tán đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng tế bào cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm huyết áp.

3.2. Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới huyết áp

Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới huyết áp

Ngoài những yếu tố tác động bên trong, huyết áp của cơ thể người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân bên ngoài. Vậy bạn có biết chúng là gì?

- Do tư thế ngồi: Một trong số những nghiên cứu liên quan tới huyết áp về tác động của yếu tố bên ngoài đó là tư thế của con người. Có thể sẽ khó tin nhưng đó là sự thật bởi vì khi bạn đứng hoặc ngồi thì huyết áp cũng có phần bị ảnh hưởng.

Ngồi sai tư thế sẽ khiến lượng máu lưu thông khó khăn, điều này dẫn đến việc huyết áp luôn trong tình trạng không ổn định. Vì vậy cần chú ý các tư thế đứng, ngồi để đảm bảo có huyết áp ở mức tốt nhất.

- Do thói quen ăn uống và sinh hoạt: Huyết áp thay đổi cũng do một số nguyên nhân như ăn nhiều đồ dầu mỡ, ăn quá mặn, uống nhiều cafe, rượu bia hay hút thuốc lá,...

- Thói quen sinh hoạt không điều độ: Các hoạt động mà bạn thường thực hiện làm ảnh hưởng tới huyết áp của mình bao gồm thức khuya, làm việc trong môi trường nhiều áp lực dẫn đến bị căng thẳng, ít tập thể dục,...

4. Điểm danh những biến chứng phổ biến của bệnh huyết áp

4.1. Những ảnh hưởng của tình trạng huyết áp cao

Những ảnh hưởng của tình trạng huyết áp cao

Tình trạng huyết áp cao là một trong những bệnh lý gia tăng theo độ tuổi, nó để lại nhiều di chứng lẫn hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với người mắc phải. Một số tình trạng thường xảy ra như liệt nửa người, hôn mê và sống với đời sống thực vật, gây ra tình trạng suy tim, thiếu máu cơ tim và nặng hơn nữa là dẫn đến tử vong

Ngoài ra, huyết áp cao còn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các tình trạng bệnh lý như nhồi máu cơ tim, phình động mạch, suy tim, suy thận mãn tính và một số biến chứng ở mắt.

Trong trường hợp phát hiện những tình trạng liên quan tới bệnh huyết áp cao nhưng không điều trị kịp thời thì biến chứng mà người mắc có thể gặp phải như sau:

- Những biến chứng tức thời: Gây nguy hiểm tới tính mạng với những bệnh như tai biến mạch máu não, bóc tách động mạch chủ, suy thận cấp, nhồi máu cơ tim,...

- Những biến chứng lâu dài: Các biến chứng người bệnh có thể gặp phải như là suy thận mạn, thiếu máu cục bộ cơ tim và đau cách hồi.

4.2. Huyết áp thấp gây ra những biến chứng cụ thể nào?

Huyết áp thấp gây ra những biến chứng cụ thể nào?

Nếu đã nắm rõ những ảnh hưởng của tình trạng huyết áp cao vậy thì hẳn là bạn cũng phần nào đoán được mức độ nguy hiểm khi mắc phải tình trạng huyết áp thấp.

Về cơ bản, huyết áp thấp sẽ không gây ra các tình trạng như tai biến mạch máu não hay tắc nghẽn cơ tim. Tuy nhiên nó lại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khác mà bạn cần lưu ý.

Khi bị tụt huyết áp nhiều lần, chức năng của hệ thống thần kinh sẽ bị suy giảm đáng kể. Khi đó, cơ thể sẽ không kịp điều chỉnh các chất dinh dưỡng hay oxy để nuôi sống các tế bào tại các cơ quan quan trọng như não bộ, tim hay thận.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực hay suy thận,... thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 

5. Phòng ngừa và kiểm soát bệnh huyết áp bằng cách nào?

5.1. Lên kế hoạch ăn uống điều độ và sinh hoạt khoa học

Lên kế hoạch ăn uống điều độ và sinh hoạt khoa học

Như đã nói, không chỉ bên trong cơ thể, huyết áp cơ thể người cũng bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân bên ngoài, trong đó có việc ăn uống và sinh hoạt của bạn. Để đảm bảo có huyết áp ổn định, bạn nhất định phải có chế độ ăn uống điều độ và lịch trình sinh hoạt thật khoa học.

Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin, Kali, Canxi có trong rau xanh, sữa, trứng và cá,... Khi chế độ dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, lượng máu và oxy trong cơ thể sẽ đảm bảo nuôi dưỡng các tế bào, từ đó kích thích khả năng hoạt động của cơ tim hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc giữ tinh thần luôn vui vẻ sẽ khiến huyết áp của bạn luôn trong trạng thái ổn định. Mỗi ngày hãy dành khoảng 30 phút để tập luyện thể thao, lưu ý nên chọn những bài tập nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng tới huyết áp của mình nhé.

5.2. Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ

Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ

Kiểm tra huyết áp thường xuyên cũng là việc làm vô cùng quan trọng giúp chúng ta kiểm soát huyết áp của mình dễ dàng và kịp thời. Nếu quá bận rộn, bạn có thể tìm đến các phòng khám để được bác sĩ thực hiện kiểm tra cho mình, trong trường hợp bạn muốn tiết kiệm thì hãy sắm cho mình một chiếc máy đo huyết áp, nó sẽ giúp bạn kiểm tra bất cứ khi nào có nhu cầu.

Không chỉ riêng bạn, các thành viên khác trong gia đình cũng cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên. Vì vậy với giải pháp mua máy đo huyết áp là hoàn toàn hợp lý, theo đó tất cả các thành viên có thể chủ động theo dõi huyết áp của mình trong thời điểm khác nhau để tiết kiệm chi phí tới gặp bác sĩ.

Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu thông tin về huyết áp, theo đó khái niệm huyết áp là gì và những vấn đề xoay quanh cũng đã được giải đáp một cách cụ thể. Còn rất nhiều những thông tin hữu ích khác được cập nhật thường xuyên tại website vieclam123.vn, hãy theo dõi để gia tăng vốn kiến thức cho bản thân mình nhé.

Pulmonary Embolism là gì?

Bạn có biết Pulmonary Embolism là gì? Nguyên nhân và cách điều trị với bệnh lý này cụ thể ra sao? Hãy cùng tôi tìm hiểu và làm rõ những vấn đề mà bạn đang thắc mắc về nó nhé.

Pulmonary Embolism là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023