close
cách
cách cách cách cách cách

Học tại chức là gì? Giá trị của việc học tại chức hiện nay thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Học tại chức là một trong những loại hình đào tạo không chính quy bên cạnh hình thức đào tạo từ xa, đào tạo liên thông. Sau đây là những thông tin về học tại chức, bằng đại học tại chức mà bạn cần biết. 

1. Tìm hiểu về học tại chức 

Học tại chức là một loại hình đào tạo kiến thức chuyên môn nghề nghiệp hay cho những người muốn học thêm một ngành nghề khác với ngành mình đang làm. Đây là một loại hình đào tạo theo hệ vừa học vừa làm, thường học vào buổi tối, khác với đào tạo chính quy học ban ngày. Nhưng nội dung chương trình học giống như đào tạo đại học chính quy. Bằng được cấp của hình thức đào tạo này là bằng đại học tại chức.

Tìm hiểu về hình thức học tại chức

Tên gọi đại học tại chức xuất phát từ các chương trình chính sách của nước ta áp dụng sau ngày giải phóng nhằm tạo điều kiện cho những cán bộ học tập vì đã phải tham gia chiến đấu không có điều kiện học. Do đó, khi hòa bình, họ được đi học theo diện vừa làm việc ở cơ quan, buổi tối đi học ở trường nên được gọi là “tại chức”.

2. Quy trình học tại chức được tổ chức như thế nào?

Chương trình tại chức ở trình độ đại học hay cao đẳng được xây dựng trên cơ sở chương trình hệ chính quy mà các trường tạo nên sao cho đảm bảo yêu cầu về nội dung chương trình và trình độ đào tạo.

Học tại chức được tổ chức đào tạo theo năm học, khóa học. Thời gian đào tạo của hệ tại chức dài hơn so với hệ chính quy cùng trình độ từ nửa năm đến một năm. Khóa học là thời gian hoàn thành một chương trình cụ thể của sinh viên. Hiệu trưởng sẽ phân bổ số học phần dựa theo khối lượng kiến thức theo quy định của chương trình cho từng học kỳ, từng năm học.

Đầu khóa học, sinh viên được nhà trường thông báo công khai về nội dung học tập, kế hoạch học tập của từng chương trình cùng quy chế đào tạo, nghĩa vụ, quyền lợi của sinh viên và hình thức đánh giá, phương pháp giảng dạy và thi, kiểm tra các học phần cũng như tài liệu, giáo trình có liên quan.

Những lớp đào tạo theo hợp đồng có lớp đặt tại cơ sở giáo dục địa phương ở tỉnh thành phố như trường đại học, trường trung cấp, trường cao đẳng hay trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ được hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện tổ chức đào tạo cụ thể để có lịch trình học phù hợp cho các học viên.

Về thời gian theo học tối đa của các học viên hoàn thành chương trình gồm thời gian quy định cho chương trình học theo quy định, cộng với thời gian tối đa được phép tạm ngừng học quy định của Quy chế đào tạo Đại học và cao đẳng hệ tại chức.

3. Những ưu điểm khi học tại chức cho sinh viên

Chúng ta cùng điểm danh những ưu điểm của hình thức học tại chức mang lại để trả lời câu hỏi có nên học đại học hệ tại chức hay không mà nhiều người đặt ra khi đang phân vân lựa chọn cho mình:

* Học tại chức có thể giúp bạn rút ngắn thời gian học tập hơn so với hệ đào tạo đại học chính quy. Nếu đào tạo chính quy, bạn sẽ mất 4 năm học nhưng học hệ liên thông theo kiểu tại chức chỉ mất khoảng 2 năm có thể nhận được tấm bằng cho mình.

* Học tại chức cho phép bạn vừa học vừa làm nên có thêm thời gian để tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bản thân. Vì ban ngày bạn có thể tìm việc để đi làm còn buổi tối đi học để lấy bằng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nghề nghiệp của mình.

* Với tấm bằng đại học tại chức, bạn có thể tham gia thi cao học hay ứng tuyển công việc ở những đơn vị, doanh nghiệp nếu đủ kiến thức và năng lực. Vì bằng đại học tại chức có giá trị ngang với bằng đại học chính quy theo quy định của luật.

Tóm lại nếu có mong muốn học đại học hệ vừa học vừa làm, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về hình thức đào tạo và quá trình làm hồ sơ xét tuyển cho mình. Đồng thời, bạn cần chọn được trường đào tạo uy tín, chất lượng để theo học. Đây không chỉ là học lấy bằng mà còn là thời gian để học tập kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đào tạo mà mình theo đuổi.

4. Bằng đại học tại chức có giá trị ra sao?

Hệ tại chức và hệ chính quy có chương trình học, thời gian đào tạo tương đương nhau. Chỉ có khác biệt lớn nhất giữa bằng đại học tại chức và đại học chính quy là ghi rõ thông tin là bằng tại chức phân biệt với bằng chính quy khi thực hiện so sánh giữa hai tấm bằng này.

Bằng đại học tại chức có giá trị gì hay không

Nhưng từ tháng 07/2019, bằng đại học sẽ không ghi hình thức đào tạo là hệ chính quy hay hệ không chính quy (liên thông, tại chức, đào tạo từ xa) như trước kia nữa. Điều này có nghĩa là bằng tại chức và chính quy sẽ có giá trị ngang nhau. Như vậy, các văn bằng đào tạo chính quy, tại chức hay liên thông... đều có giá trị, cơ hội ngang nhau trong xã hội. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thực tế khó khá thi vì thực tế các loại hình đào tạo này vẫn có sự khác biệt về quản lý đào tạo, cách thức thi tuyển, quan niệm của doanh nghiệp tuyển dụng và của xã hội.

Trên thực tế, học tại chức ở mỗi trường sẽ có hình thức đào tạo và thời gian khác nhau. Về quy định, bằng đại học chính quy và bằng đại học tại chức có giá trị tương đương nhau. Nhưng trong quá trình tuyển dụng, thi tuyển công chức nhiều nơi thường chú ý phân biệt giữa 2 loại bằng này.

Nhược điểm của bằng đại học tại chức so với bằng đại học chính quy là trong suy nghĩ của đại đa số mọi người, nhà tuyển dụng thường đánh giá thấp hơn.

Nhưng ưu điểm của hệ tại chức là người đi làm có thể thoải mái duy trì công việc song song với việc học của mình vì thời gian học thường vào buổi tối hoặc cuối tuần. Do đó, với tấm bằng đại học tại chức, bạn vẫn có thể tìm được việc làm phù hợp với năng lực của bản thân cũng như có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của mình nếu bạn có năng lực, chuyên môn cùng chí tiến thủ tốt.

5. Những vấn đề xoay quanh bằng đại học chính quy và hệ tại chức

Ở nước ta, hiện nay tồn tại 2 hình thức đào tạo đại học chính gồm hệ chính quy và hệ không chính quy là đào tạo tại chức, từ xa và liên thông. Thông thường những thí sinh tốt nhất sẽ lựa chọn các trường đại học uy tín, chất lượng để học. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường đại học ở nhiều tỉnh thành trên cả nước có điểm đầu vào thấp nên nhiều em học sinh vẫn có nhiều cơ hội học đại học cho mình. 

Trong những năm gần đây, hệ đạo tạo chính quy vừa dạy chuyên môn, vừa yêu cầu sinh viên hoàn thành chứng chỉ ngoại ngữ theo khung quy định mới có thể tốt nghiệp, nhận bằng. Việc học ngoại ngữ của sinh viên thường được nhà trường quy định học ở một trường đại học nào đó hay ở trung tâm nhưng đây không phải là điều dễ dàng với tất cả sinh viên. Do đó, nếu không có chứng chỉ ngoại ngữ, bằng vẫn bị treo cho tới khi sinh viên hoàn thành các chứng chỉ. Như vậy, để học lấy tấm bằng đại học chính quy hiện nay khó hơn nhiều so với hệ đào tạo không chính quy.

 vấn đề xoay quanh bằng đại học chính quy và hệ tại chức

Trong khi, học tại chức không chính quy thường là các thí sinh thi không đậu vào hệ chính quy và những người vừa học vừa làm, không có nhiều thời gian học tập trung. Các thí sinh học hệ không chính quy thường không phải thi đầu vào hoặc thi mang tính hình thức, lấy điểm thấp. Trong quá trình học, nhiều sinh viên thường xuyên vắng mặt hay thuê người học hộ, thuê người thi hộ vì việc điểm danh hàng ngày thường không gắt gao. Thời gian học chủ yếu vào buổi tối hay chỉ trong ngày thứ 7, chủ nhật trong tuần. Và còn nhiều vấn đề khác nữa trong việc học của hệ không chính quy. Do đó, chất lượng đào tạo hệ chính quy vẫn có nhiều vấn đề tồn tại.

Vấn đề làm việc chuyên môn và việc làm của loại bằng chính quy và không chính quy thì ra sao? Đối với các công ty nước ngoài, công ty tư nhân, bằng cấp có thể không quan trọng mà chỉ là điều kiện cần trong quá trình tuyển dụng. Mục tiêu của họ là tuyển được những nhân sự đáp ứng được yêu cầu của vị trí làm việc hay không, người đó có làm được việc không mà thôi. Đối với các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thì ngược lại, thường phân biệt loại hình đào tạo khi bổ nhiệm và tuyển dụng.

Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2019, Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định về các loại hình đào tạo đại học sẽ có giá trị ngang nhau bao gồm bằng liên thông, chính quy và tại chức đều có giá trị như nhau, có ghi rõ trong khoản 23 điều 1 của Luật Giáo dục đại học năm 2018.

Tóm lại, học tại chức là hệ vừa học vừa làm giúp những người không có điều kiện học tập theo hình thức chính quy vẫn có thể đi học, học kiến thức chuyên ngành mà mình mong muốn và có được tấm bằng đại học chứng nhận chuyên môn và thời gian học tập của bản thân. Theo luật hiện nay, bằng đại học tại chức và chính quy có giá trị ngang nhau mặc dù trong xã hội lâu nay vẫn phân biệt chất lượng của 2 hình thức đào tạo này.

Những thông tin về học tại chức và bằng đại học tại chức ở trên của Vieclam123 đã mang tới cho bạn nhiều điều cần thiết xung quanh hệ đào tạo này để tham khảo.

>> Bài viết liên quan:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.