Hệ sinh thái trong kinh doanh là gì? Tìm hiểu các mô hình hệ sinh thái
Hệ sinh thái trong kinh doanh là gì? Tìm hiểu các mô hình hệ sinh thái
Hoạt động kinh doanh yêu cầu phải có sự hợp tác giữa nhiều bên để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều cố gắng xây dựng một hệ sinh thái cho hoạt động kinh doanh của mình, nhằm tăng cường hợp tác và lợi nhuận thu về cho các bên tham gia. Vậy hệ sinh thái trong kinh doanh là gì? Tìm hiểu về hệ sinh thái trong kinh doanh qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Khái niệm hệ sinh thái được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Nhìn chung, khái niệm này nói về một tập thể hoặc một cộng đồng, trong đó các thành viên đều có mối quan hệ tương quan với nhau. Tất cả các thành viên trong hệ sinh thái đều hướng tới lợi ích chung đó là giữ vững sự ổn định và phát triển.
Khái niệm hệ sinh thái cũng được sử dụng cả trong kinh doanh. Hệ sinh thái trong kinh doanh được tạo thành khi có ít nhất hai thực thể tham gia. Mục đích của việc hợp tác đó là cùng tham gia khai thác một phân khúc khách hàng nhằm thu được lợi nhuận lớn hơn từ hoạt động kinh doanh. Lợi ích mà mỗi thành viên trong hệ sinh thái nhận được dựa trên đóng góp hoặc thỏa thuận từ trước.
Mục đích cơ bản nhất để hợp tác và xây dựng hệ sinh thái trong kinh doanh đó là mối quan hệ win-win, nghĩa là tất cả các thành viên tham gia đều nhận được lợi ích từ các hoạt động kinh doanh họ đang triển khai.
Mục đích khác khi tham gia hệ sinh thái trong kinh doanh đó là góp tài nguyên để khai thác có hiệu quả một phân khúc thị trường mới mà nếu chỉ với nguồn lực của một thành viên thì không thể làm được điều này.
Nhìn chung, lợi ích mà mỗi thành viên nhận được khi tham gia hệ sinh thái chung sẽ luôn lớn hơn lợi ích họ có thể tạo ra khi hoạt động riêng lẻ. Lợi ích ở đây không chỉ xét trên khía cạnh lợi nhuận, mà còn bao gồm cả khả năng tiếp cận thị trường, xoay vòng vốn, nhận diện thương hiệu…
Mặt khác, các thành viên trong hệ sinh thái kinh doanh cần vạch rõ khái niệm giữa hệ sinh thái trong kinh doanh và mạng lưới cung ứng chiến lược. Có nghĩa là mặc dù tham gia hệ sinh thái chung nhưng mỗi thành viên đều cần tự phát triển giá trị cho thương hiệu riêng của mình.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp A sản xuất phanh xe ô tô tham gia vào hệ sinh thái chung và hợp tác với doanh nghiệp sản xuất ô tô. Nếu trên thông tin của chiếc ô tô có giới thiệu đến hệ thống phanh của doanh nghiệp A thì nhận thức của khách hàng về chiếc xe sẽ tăng lên, từ đó số lượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp A cũng sẽ tăng lên. Đây chính là minh chứng cho mối quan hệ win-win như đã đề cập đến ở trên.
Doanh nghiệp khi tham gia vào hệ sinh thái chung cần có những sự chuẩn bị từ trước để phối hợp các hoạt động của mình và hoạt động chung của hệ sinh thái, từ đó doanh nghiệp mới có thể nhận được lợi ích từ hệ sinh thái.
Mỗi doanh nghiệp cũng cần bỏ ra một khoản chi phí nhất định để làm chi phí vận hành hệ sinh thái chung. Chi phí vận hành hệ sinh thái chung là không giống nhau giữa các hệ sinh thái. Khoản chi phí này thường được coi như là chi phí cận biên. Hơn thế nữa khoản chi phí này bắt buộc phải được duy trì đều đặn.
Trong xu hướng hiện nay, các hệ sinh thái trong kinh doanh ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ hơn. Thực tế đã chứng minh được mức độ hiệu quả cao của mô hình này. Các thương hiệu hàng đầu trên thế giới đều xây dựng hệ sinh thái để tạo ra những sản phẩm mang lại nhiều giá trị cho khách hàng.
Ngành kinh doanh đang bước vào kỷ nguyên mới và nhân vật chính trong kỷ nguyên này chính là các hệ sinh thái. Xu hướng hiện nay đó là các doanh nghiệp tham gia vào hệ sinh thái và tận dụng triệt để các mô hình kinh doanh trong hệ sinh thái để tăng cường hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó thì mô hình kinh tế đám mây cũng làm giảm đáng kể các rào cản do phương thức vận hành doanh nghiệp theo kiểu truyền thống và rào cản kỹ thuật. Điều này góp phần thúc đẩy xu hướng xây dựng hệ sinh thái trong kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp chưa thực sự sẵn sàng tham gia vào hệ sinh thái. Mặc dù một số doanh nghiệp đã phát triển bộ phận R&D và M&I. Chức năng tham gia vào hệ sinh thái chung của những doanh nghiệp này vẫn còn khá “non nớt”, bởi vậy sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi hoàn nhập vào hệ sinh thái chung.
Trong phần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu hệ sinh thái trong kinh doanh là gì và tầm quan trọng của hệ sinh thái trong kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về mô hình tiên tiến này, sau đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về 2 loại hình hệ sinh thái trong kinh doanh
Đây là hệ sinh thái trong đó các doanh nghiệp phối hợp hoạt động với nhau dựa trên cơ sở giá trị của thương hiệu. Các doanh nghiệp cần lên kế hoạch và tính toán tỉ mỉ cho mọi công đoạn sản xuất.
Mô hình hệ sinh thái giải pháp được xây dựng theo cấu trúc một công ty đóng vai trò làm mắt xích chủ đạo có quyền chi phối tương đối với những công ty còn lại. Lợi nhuận chính là mục tiêu chung nhất mà các thành viên trong hệ sinh thái này hướng tới. Hệ sinh thái giải pháp đã hình thành và phát triển rất lâu, thậm chí trước khi khái niệm hệ sinh thái trong kinh doanh được chính thức phát biểu.
Trong thời kỳ kinh tế số xuất hiện hệ sinh thái nền tảng. Dựa trên nền tảng số, tất cả những doanh nghiệp thuộc bên bán và bên mua đều được liên kết với nhau. Uber, Youtube, Airbnb hay eBay… là những minh chứng tiêu biểu nhất cho hệ sinh thái nền tảng. Trong hệ sinh thái này, trên cùng một nền tảng cùng lúc có thể diễn ra nhiều hoạt động khác nhau.
Trên đây, bạn đọc đã tìm hiểu về khái niệm hệ sinh thái trong kinh doanh là gì. Hệ sinh thái trong kinh doanh là xu thế tất yếu để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Doanh nghiệp cần nắm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và đặc điểm của mô hình hệ sinh thái để có những sự điều chỉnh thích hợp.
Nhân sự tổng hợp là gì? Nhân sự tổng hợp làm những công việc gì? Nhân sự tổng hợp cần đáp ứng những yêu cầu nào? Tìm hiểu trpng bài viết sau đây.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023