close
cách
cách cách cách cách cách

Câu hỏi phỏng vấn “Hãy giới thiệu về bản thân bạn.”

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đã sẵn sàng để nói về bản thân trong một buổi phỏng vấn xin việc chưa? Người phỏng vấn đôi khi có thể bắt đầu buổi phỏng vấn bằng một câu hỏi mở như “Hãy giới thiệu về bản thân bạn.” Câu hỏi này là một cách làm phá vỡ sự ngượng ngùng lúc đầu và khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, một vài người có thể cảm thấy câu hỏi này và một số câu hỏi khác về bản thân hơi áp lực. Nếu bạn là một người không thích khoe khoang về bản thân, câu hỏi này có thể sẽ khó để trả lời. Nhưng đây là một cách tốt để nhà tuyển dụng có được cái nhìn chung về tính cách của bạn, vậy nên hãy chuẩn bị để trả lời chúng. 

1. Điều mà nhà tuyển dụng thật sự muốn biết là gì?

Giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn

Người phỏng vấn hỏi những loại câu hỏi này để xác định xem bạn có phù hợp với công việc không. 

Chú ý: Họ không chỉ tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy bạn đủ tiêu chuẩn cho công việc mà cả những chi tiết cho thấy bạn sẽ làm việc tốt trong môi trường và văn hóa của công ty.

Ví dụ, một công ty mới khởi nghiệp cần tuyển những nhân viên có thể sẵn sàng tăng ca khi làm việc thì sẽ có xu hướng chọn những người còn độc thân sống 1 mình vì những người này thường không có nhiều vướng bận về thời gian. (Đương nhiên rằng, thêm vào đó, ứng viên cũng phải có những kỹ năng cần thiết mà họ đang tìm.)  

Người phỏng vấn cũng sẽ chú ý xem bạn có thoải mái không khi trả lời những câu hỏi mở như vậy. Điều này cho thấy khả năng suy nghĩ nhanh chóng của bạn và cũng để chuẩn bị cho những cuộc họp, trò chuyện quan trọng trong công việc tương lai.

2. Làm thế nào để trả lời câu hỏi “Hãy giới thiệu về bản thân bạn”

Mặc dù sẽ rất tốt nếu bạn đưa ra một danh sách những bằng cấp hấp dẫn với công việc bạn muốn ứng tuyển, một cách tiếp cận đơn giản hơn sẽ có thể giúp bạn phát triển một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với người phỏng vấn.

Cách để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Một lựa chọn cho câu trả lời của bạn là chia sẻ những sở thích cá nhân của bản thân dù không liên quan trực tiếp đến công việc bạn muốn phỏng vấn:

  • Các ví dụ có thể bao gồm một sở thích mà bạn đam mê như bóng đá, thiên văn học, cờ vua, hát hợp xướng, chơi golf, trượt tuyết, quần vợt hoặc ca cổ.

  • Những sở thích như chạy đường dài hoặc yoga giúp thể hiện khía cạnh sức khỏe của bạn, sự mạnh mẽ, tràn đầy nghị lực, năng lượng là điều nên được nhắc tới.

  • Các hoạt động như đọc sách hoặc giải câu đố ô chữ và kích thích trí não sẽ làm nổi bật khía cạnh trí tuệ của bạn.

  • Những sở thích như chơi golf, quần vợt và thưởng thức đồ ăn ngon có thể có những giá trị nhất định trong việc tiếp đãi khách hàng ở công việc mới của bạn.

  • Công việc tình nguyện sẽ thể hiện sự nghiêm túc trong tính cách của bạn và những đóng góp bạn dành cho lợi ích của cộng đồng.

  • Các công việc với yêu cầu sự tương tác như tình nguyện viên PTA, hướng dẫn viên du lịch bảo tàng, người gây quỹ hoặc chủ tịch câu lạc bộ xã hội sẽ giúp bạn thể hiện sự thoải mái khi làm việc với người khác.

Hãy nhớ rằng, cũng giống việc “Hãy nói với tôi về những điều bạn không ghi trong CV xin việc”, một trong những mục tiêu của câu hỏi này là để người phỏng vấn hiểu hơn bạn ngoài công việc và thái độ cùng kinh nghiệm làm việc của bạn như thế nào. 

3. Cách sắp xếp một câu trả lời một cách hợp lý

Cách sắp sếp câu trả lời hợp lý

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải tự tạo ra một câu trả lời, bạn có thể dựa vào một công thức đơn giản dưới đây để sắp xếp câu trả lời của mình. Công thức “hiện tại - quá khứ - tương lai” là một cách hay để chia sẻ những nội dung chính và kết thúc ấn tượng.

  • Bắt đầu với tổng quát ngắn gọn về vị trí hiện tại của bạn (có thể bao gồm cả công việc hiện tại của bạn cùng với sở thích hoặc đam mê cá nhân)

  • Nói về cách bạn đạt được vị trí hiện tại của mình (ở đây bạn có thể đề cập đến trình độ học vấn hoặc một kinh nghiệm quan trọng như công việc trước đây, thực tập hoặc kinh nghiệm tình nguyện) 

  • Kết thúc bằng cách nói về một mục tiêu cho tương lai.

Chú ý: Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể đề cập đến công việc bạn đang ứng tuyển liên quan thế nào đến mong muốn phát triển trong tương lai của bạn. 

4. Một số ví dụ về các câu trả lời hay nhất

Câu trả lời tốt nhất ở đây là những câu trả lời trung thực, ngắn gọn và tự tin. Mục tiêu của bạn là chia sẻ một điều gì đó thú vị về bản thân giúp làm sáng tỏ con người bạn như thế nào lúc bình thường và khi là một nhân viên.

Một số ví dụ về cách giới thiệu bản thân

Hãy chuẩn bị một vài điều để chia sẻ và hãy đảm bảo chúng liên quan đến những kỹ năng và phẩm chất có giá trị nhất trong công việc bạn đang đăng ký.

Ví dụ 1: Khi tôi không làm việc, tôi thích dành thời gian khám phá xung quanh với những chú chó của mình. Tôi đưa chúng ra ngoài đi bộ đường dài, thăm các di tích lịch sử, hoặc chỉ đi dạo quanh thị trấn. Rất nhiều người bị thu hút bởi những chú chó của tôi, và tôi luôn thích việc nói chuyện với những người tôi gặp. Tôi cũng cảm thấy giao tiếp là một trong những khía cạnh quan trọng nhất với nghề nghiệp của tôi. Khi nói chuyện với mọi người, khả năng dẫn dắt cuộc trò chuyện theo một hướng nhất định là một trong những điều giúp tôi thành công ở nhiều tình huống khác nhau tại văn phòng.

=> Ngoài việc chia sẻ một sự thật dường như không liên quan (“bạn thích chó!”), câu trả lời này cũng cho thấy rằng ứng viên thích trò chuyện với mọi người và hiểu tầm quan trọng của giao tiếp - một kỹ năng có giá trị trong nhiều công việc khác nhau.

Ví dụ 2: Tôi tham gia vào các cuộc đi bộ từ thiện nhiều lần trong một năm. Gần đây, tôi đã tham gia chương trình “Đi bộ vì người nghèo” và tôi cũng có một vài sự kiện được lên kế hoạch cho mùa hè và mùa thu. Tôi đi bộ để tập thể dục với bạn bè sau giờ làm việc và vào cuối tuần. Tôi tận hưởng bầu không khí trong lành, việc tìm hiểu các tuyến đường mới và kết nối với những người mới. Tôi cũng thích hoạt động gây quỹ, điều này có ích với công việc của tôi. Tôi đã học cách kết nối với mọi người để củng cố sử đóng góp của họ cho các hoạt động xã hội.

=> Câu trả lời này liên kết sở thích của ứng viên với các kỹ năng hữu ích trong công việc và thể hiện rằng họ là người có trách nhiệm, quan tâm đến cộng đồng. Ngoài ra, các sở thích liên quan đến các hoạt động thể dục thể thao thể hiện năng lượng và sự đảm bảo về sức khỏe của ứng viên.

Ví dụ 3: Trong vài năm gần đây, tôi rất hứng thú với trò chơi truy tìm kho báu. Tôi thích thử thách tìm kiếm kho báu và dành thời gian ở ngoài trời với bạn bè. Tôi thích sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề của mình để tìm ra những bí ẩn được giấu kín. Tìm hiểu cách mọi người che giấu đồ vật như thế nào - và nơi mọi người có thể nhìn, tìm kiếm - đã giúp tôi rất nhiều trong công việc thiết kế của mình. Tất cả liên quan đến học cách nhìn mọi thứ thông qua đôi mắt của người khác.

=> Câu trả lời này thể hiện khả năng học hỏi kinh nghiệm và làm việc theo nhóm, cũng như một tinh thần ưa mạo hiểm.

5. Bí quyết để đưa ra câu trả lời hay nhất

Chuyển đổi từ cá nhân sang chuyên nghiệp. Sau khi chia sẻ một vài khía cạnh cá nhân thú vị về bản thân của bạn, bạn có thể xoay quanh việc đề cập đến một số kỹ năng chuyên môn  chính. Điều này sẽ giúp bạn tăng thêm giá trị bản thân nếu bạn được thuê cho công việc ứng tuyển của mình.

Vieclam123 khuyên bạn nên cân nhắc việc sử dụng những cụm từ như "Ngoài những sở thích và đam mê đó, công việc cũng là một phần rất lớn trong con người tôi, vì vậy tôi muốn nói một chút về một số điểm mạnh mà tôi sẽ mang lại cho công việc này."

Chia sẻ những kiến ​​thức chuyên môn của bạn. Hãy sẵn sàng chia sẻ ba hoặc bốn kỹ năng cá nhân, kỹ năng chuyên môn giúp bạn trở nên xuất sắc cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Cuối cùng, bạn sẽ muốn đề cập đến các điểm mạnh khác trước khi cuộc phỏng vấn kết thúc.

Lập danh sách những điểm mạnh của bản thân trước khi bạn bước vào cuộc phỏng vấn, nhờ đó bạn biết được mình sẽ chia sẻ những gì. Hãy xem mô tả công việc và liên kết chúng đến những kỹ năng của bạn. Sau đó, hãy đảm bảo rằng bạn nói về một số kỹ năng tốt nhất khiến bạn trở thành ứng viên lý tưởng cho công việc đó.

Hãy cẩn thận để không làm người phỏng vấn bất ngờ. Sau khi đề cập đến ba hoặc bốn điểm mạnh của bạn thân, bạn hãy nói rằng bản thân còn nhiều kỹ năng khác có thể được thảo luận khi đi sâu hơn vào cuộc phỏng vấn.

Lúc đầu, bạn chỉ nên đề cập đến nội dung và ngụ ý ngắn gọn một số bằng chứng bạn đã ứng xử như thế nào để sự việc trở nên có lợi cho bản thân. Ví dụ: Đầu tiên, bạn có thể nói rằng bạn thích thuyết trình và điều này đã giúp bạn tạo ra nhiều cơ hội tại các bữa tối với những khách hàng tiềm năng. Vào phần sau của cuộc phỏng vấn, bạn sẽ muốn cụ thể và chi tiết hơn trong việc thảo luận về các tình huống, biện pháp can thiệp hoặc kết quả phát xuất từ ​​thế mạnh của bạn.

Hãy trung thực. Bạn có thể dễ dàng nói rằng mình quan tâm đến những sở thích hoặc hoạt động có vẻ như sẽ thu hút người phỏng vấn, nhưng nếu điều bạn nói không phải là sự thật, nó sẽ trở nên rõ ràng khá nhanh chóng. Bị bắt nói dối, và cuộc phỏng vấn sẽ kết thúc trước khi thực sự bắt đầu. Tệ hơn nữa, bạn có thể sẽ được thuê và phải mất nhiều năm giả vờ rằng bạn là một vận động viên ba môn phối hợp hoặc người chơi sắp xếp chữ đầy kỹ năng.

Bí quyết để có một câu trả lời hay và ấn tượng

Những điều không nên nói

  • Không chia sẻ quá nhiều hoặc quá ít thông tin. Người phỏng vấn không muốn biết tất cả mọi thứ về bạn, nhưng tiết lộ quá ít có thể khiến họ tự hỏi tại sao bạn không cởi mở hơn.
  • Tránh các chủ đề có khả năng gây tranh cãi như vấn đề chính trị hoặc tôn giáo, trừ khi bạn hoàn toàn tự tin rằng ý kiến ​​của bản thân sẽ được người phỏng vấn đón nhận.
  • Đừng nói về một sở thích có vẻ quan trọng đối với bạn hơn sự nghiệp của bạn. Không nhà tuyển dụng nào sẽ muốn thuê một người bỏ lỡ nhiều công việc hoặc yêu cầu thời gian nghỉ kéo dài để theo đuổi đam mê ngoài công việc của họ.
  • Tránh chia sẻ thông tin cá nhân về gia đình của bạn. Không cần thảo luận về vợ/chồng, đối tác, con cái hoặc bất kỳ thông tin cá nhân đặc biệt nào khác.

Những câu hỏi tiếp theo có thể gặp

  • Điểm mạnh nhất của bạn là gì?

  • Điểm yếu nhất của bạn là gì?

  • Điều gì là động lực của bạn?

  • Mục tiêu của bạn trong tương lai là gì?

  • Tại sao bạn muốn ứng tuyển cho vị trí công việc này?

6. Tổng kết

Hãy thành thật. Đừng nói về những sở thích hoặc mối quan tâm mà bạn không thật sự đam mê. 

Liên hệ câu trả lời với công việc bạn đang ứng tuyển. Sử dụng câu trả lời của mình để thể hiện những kĩ năng và phẩm chất có giá với công việc.

Tránh những vấn đề gây tranh cãi. Đừng nói về những chủ đề chính trị, tôn giáo hoặc bất kì những gì có thể gây xúc phạm.

Đừng trở nên quá cá nhân. Bạn không cần chia sẻ những thông tin về gia đình hoặc cuộc sống riêng tư của bản thân. 

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.