close
cách
cách cách cách cách cách

Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng chọn lọc ứng viên

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Để có thể tìm kiếm được ứng viên phù hợp, chất lượng theo đúng yêu cầu và tiêu chí đã được nêu, nhà tuyển dụng cần nắm được bộ các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nhất. Vậy những câu hỏi đó là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Để có thể có được một buổi phỏng vấn hiệu quả, tuyển dụng được đúng đối tượng ứng viên phù hợp với vị trí, nhà tuyển dụng cần phải có kỹ năng để xây dựng chương trình tuyển dụng hiệu quả. Một số kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần nắm được trước, trong và quá trình phỏng vấn  như:

1.1. Trước buổi phỏng vấn

Trước khi tổ chức buổi phỏng vấn, doanh nghiệp cần phải xác định được mục tiêu của buổi phỏng vấn, lựa chọn những ứng viên đáp ứng đủ tiêu chí nào, có những phẩm chất và kỹ năng gì. Xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp nhà tuyển dụng có cơ sở để đánh giá ứng viên trong suốt cuộc phỏng vấn, từ đó có thể chọn lọc được những ứng viên phù hợp nhất.

1.2. Trong buổi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng cần lưu ý một số điều sau đây trong quá trình phỏng vấn:

Giới thiệu công việc: Nhà tuyển dụng cần phải giới thiệu sơ lược để ứng viên có thể nắm được cụ thể trách nhiệm của vị trí công việc tuyển dụng, những thuận lợi và khó khăn mà ứng viên có thể gặp phải trong quá trình làm việc. 

Đặt câu hỏi linh hoạt: Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng chắc chắn đã có một bộ câu hỏi của riêng mình, tuy nhiên, đừng ngại”biến tấu” bộ câu hỏi đó. Hãy đưa ra những câu hỏi linh hoạt, khác biệt, phát triển thêm từ những câu trả lời của từng ứng viên.

Biết cách lắng nghe: Nhà tuyển dụng cần phải là người luôn biết cách lắng nghe ứng viên của mình, để cho ứng viên trả lời càng nhiều càng tốt. Bởi qua phần thể hiện của họ, nhà tuyển dụng có thể xác định được chính xác khả năng của ứng viên. Thông thường, nhà tuyển dụng cần phân bổ 20% thời gian dành cho việc đặt câu hỏi và 80% còn lại là để lắng nghe.

các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

Ghi chú thông tin: Nhà tuyển dụng nên chuẩn bị cho bản thân một cuốn sổ nhỏ để ghi chép một vài thông tin cơ bản của ứng viên. Điều này là cần thiết để nhà tuyển dụng có thể so sánh và đánh giá ứng viên sau buổi phỏng vấn. Nếu không ghi chép lại thì sẽ rất khó để nhà tuyển dụng có thể nhớ được nội dung buổi phỏng vấn như thế nào và ứng viên nào để lại nhiều ấn tượng cũng như khả năng, kinh nghiệm phù hợp nhất. Việc ghi chép một cách khách quan cũng giúp quá trình tuyển dụng diễn ra công bằng, chính xác hơn.

Khuyến khích ứng viên đặt câu hỏi: Không chỉ ở phần trả lời mà những câu hỏi ứng viên đưa ra cũng phần nào thể hiện tư duy của họ. Nhà tuyển dụng thông qua đó cũng đánh giá được những vấn đề mà ứng viên quan tâm khi đảm nhận vị trí công việc. Nếu một ứng viên quan tâm nhiều thứ về vị trí tuyển dụng như mức lương, chế độ đãi ngộ, chính sách, văn hóa công ty,....thì chứng tỏ ứng viên có quan tâm đến công việc này. Ngược lại, với những ứng viên thờ ơ và không muốn biết thêm bất kỳ thông tin nào về vị trí tuyển dụng thì có thể ứng viên đó không mấy hứng thú tới công việc này. Nhà tuyển dụng cũng sẽ dựa vào yếu tố này để lựa chọn ứng viên phù hợp.

Tránh những câu hỏi “tế nhị”: Khi đặt câu hỏi, nhà tuyển dụng cũng cần đặt câu hỏi một cách có chọn lọc chứ không phải là muốn hỏi gì cũng được. Những câu hỏi tế nhị về gia đình, tôn giáo, vùng miền,...là điều nên tránh để ứng viên không có cái nhìn thiếu thiện cảm về bạn và cả doanh nghiệp của bạn.

2. Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng “lão luyện” là người biết đặt ra những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng có thể khai thác tối đa thông tin ứng viên cũng như nhìn ra tố chất của họ. Một số câu hỏi dưới đây tuy đơn giản nhưng “có võ” dưới đây mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo.

Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân bạn.

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng không những cần nắm được những thông tin cơ bản về ứng viên như tên, tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm,..mà còn muốn biết ứng viên có những giá trị tiềm năng đặc biệt nào có thể đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp.

Vì vậy, đối với ứng viên khi nhận được câu hỏi này hãy tỉnh táo để khéo léo chỉ ra những điểm mạnh của bản thân trong câu trả lời thay vì chỉ đưa ra câu trả lời mang tính chất cung cấp thông tin đơn thuần.

Câu hỏi 2: Hãy mô tả bản thân bạn bằng 3 tính từ?

Nhà tuyển dụng muốn biết được bạn hiểu rõ bản thân mình tới đâu. Từ thái độ tự tin khi nhận thức về bản thân nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thái độ và phong cách làm việc của bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không.

Câu hỏi này thường sẽ gây lúng túng cho ứng viên vì họ không thực sự biết nhà tuyển dụng đang tìm kiếm tính cách gì. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một số tính từ mà đa số nhà tuyển dụng ngày nay tìm kiếm ở ứng viên như chăm chỉ, khả năng thích nghi tốt, chịu được áp lực trong công việc, trung thực, đáng tin cậy.

Câu hỏi 3: Hãy nêu 3 điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?

Đây cũng là câu hỏi để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ nhìn nhận bản thân của ứng viên. Điểm mạnh của ứng viên cần phù hợp với vị trí công việc, đồng thời trong điểm yếu cũng cần có những mặt tích cực nhất định.

Câu hỏi điểm mạnh, điểm yếu là câu hỏi thường xuất hiện trong các buổi phỏng vấn, bởi vậy ứng viên có thể tìm hiểu trước về vị trí ứng tuyển và chuẩn bị cho mình câu trả lời ấn tượng nhất.

Câu hỏi 4: Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì những ứng viên khác?

Nhà tuyển dụng muốn được sự khác biệt của ứng viên và giá trị mà ứng viên có thể đóng góp cho doanh nghiệp nổi bật hơn so với những ứng viên khác trong thị trường lao động vô cùng cạnh tranh hiện nay. Với những CV nổi trội ngang nhau và ứng viên đều có những điểm mạnh điểm yếu riêng thì câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng chọn lọc được ứng viên tốt nhất.

Nhiều ứng viên sẽ cảm thấy bối rối khi gặp câu hỏi này bởi họ không biết được sự khác biệt trong giá trị của họ nằm ở đâu. Ngược lại, những ứng viên có khả năng phân tích được điểm khác biệt về kinh nghiệm, học vấn, sở thích cá nhân sẽ có khả năng phát huy được thế mạnh này trong quá trình làm việc.

Câu hỏi 5: Tại sao bạn lại lựa chọn công ty của chúng tôi?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được động lực của ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí này trong công ty. Có thể ứng viên đó đang ứng tuyển nhiều vị trí công việc khác cùng lúc. Bởi vậy, nhà tuyển dụng cần biết được ứng viên có thực sự hứng thú với công việc và mong muốn làm việc cho công ty hay không hay chỉ yêu thích “sơ sơ” mà thôi.

Câu trả lời mà nhà tuyển dụng mong muốn sẽ là câu trả lời chân thành, có hiểu biết, thể hiện rằng ứng viên đã tìm hiểu kỹ về công ty trước khi tham gia phỏng vấn. Đồng thời, câu trả lời cũng phải thể hiện được mong muốn hoàn thành trách nhiệm trong công việc, muốn trở thành một phần quan trọng trong đội ngũ nhân sự của công ty.

Câu hỏi 6: Tại sao bạn từ bỏ công việc trước đây? 

Lý do mà ứng viên quyết định từ bỏ công việc trước đó sẽ giúp nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được thái độ làm việc của ứng viên đó. Nếu ứng viên nghỉ việc vì những lý do như mâu thuẫn với đồng nghiệp, với cấp trên, chán ghét công việc hay không thể hoàn thành KPI thì nhà tuyển dụng gần như có thể nhìn thấy tương lai tương tự khi ứng viên đó làm việc trong doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, với những lý do khách quan như, địa chỉ làm việc quá xa so với nơi ở hiện tại, mong muốn tìm một công việc có môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, mong muốn trải nghiệm ở một lĩnh vực mới để trau dồi bản thân,...thì nhà tuyển dụng có thể dễ dàng chấp nhận và ít nhất sẽ không có cái nhìn tiêu cực về bạn.

Vì vậy, khi gặp phải câu hỏi này trong buổi phỏng vấn, ứng viên cần khéo léo đưa ra câu trả lời để không đánh mất cơ hội của chính mình.

Câu hỏi 7: Điều bạn tự hào nhất trong sự nghiệp của mình là gì?

Nhìn vào thành tích của ứng viên trước đó giúp nhà tuyển dụng biết được bạn giỏi ở lĩnh vực nào, đam mê công việc gì. Khi nói về thành tựu của bản thân, ứng viên cần truyền tải súc tích, với một giọng điệu tự hào và có thể truyền cảm hứng cho người nghe.

các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

Câu hỏi 8: Hãy kể về 1 điều mà đồng nghiệp không thích ở bạn?

Trong quá trình làm việc, đôi khi bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, sẽ có những tranh cãi, mâu thuẫn trong công việc. Thông qua câu hỏi này, một lần nữa nhà tuyển dụng có thể thấy được thái độ và phong cách làm việc của ứng viên.

Hãy tránh những câu trả lời kiểu như: “Tôi không thấy ai có điểm gì không thích ở tôi” hay “tôi nghĩ mọi người không thích tôi vì tôi lười biếng, thường xuyên trễ deadline,....” Đây là những câu khiến bạn mất điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng mong đợi có thể nhìn thấy ưu điểm của bạn ngay cả khi bạn trả lời những câu hỏi về khuyết điểm. Ví dụ câu trả lời ấn tượng như: “Có thể đồng nghiệp không thích tôi bởi tôi thường xuyên đưa ra những quan điểm của mình khi làm việc nhóm, đôi khi quan điểm đó trái với số đông, tuy nhiên tôi cũng chỉ muốn đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề mà thôi. Mọi người sẽ cùng tranh luận để đi đến kết quả cuối cùng.”

Câu hỏi 9: Khi bạn phải chịu quá nhiều áp lực thì bạn thường làm gì để giải tỏa nó?

Nhà tuyển dụng muốn hỏi câu này để biết ứng viên có dễ suy sụp trong quá trình làm việc hay không và ứng viên có thể lấy lại trạng thái cân bằng ngay sau đó hay không. Những gì ứng viên làm khi chịu quá nhiều áp lực sẽ phần nào tiết lộ tính cách ứng viên. 

Có những câu trả lời tạo ấn tượng như: “Thông thường, tôi sẽ không để bản thân rơi vào trạng thái quá áp lực trong công việc. Nếu có deadline hoặc nhiệm vụ cần hoàn thành, tôi sẽ cố gắng phân bổ thời gian và sắp xếp lịch trình hợp lý để đảm bảo tiến độ công việc, tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy” có thể khiến tôi áp lực hơn và hiệu suất công việc cũng không hiệu quả như mong muốn. Trong trường hợp mà nhiệm vụ cần hoàn thành quá khó, nằm ngoài khả năng của bản thì tôi sẽ hỏi sự trợ giúp từ bạn bè, đồng nghiệp, người có kinh nghiệm trong ngành để có thể hoàn thành tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những lúc không tránh khỏi mà tôi cảm thấy quá áp lực hoặc suy sụp thì tôi sẽ dành cho bản thân một giấc ngủ tốt để có thể lấy lại tinh thần làm việc vào ngày hôm sau.”

Câu hỏi 10: Bạn có bất kì câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?

Đây là câu hỏi ngược lại mà nhà tuyển dụng dành cho ứng viên. Dựa vào câu trả lời của ứng viên mà nhà tuyển dụng có thể đánh giá được mức độ quan tâm đến công việc. 

Ví dụ những ứng viên thực sự mong muốn vị trí công việc này sẽ đưa ra những câu hỏi như: “công việc hàng ngày cụ thể của vị trí này là gì?” hay “anh chị cần những kỹ năng nào từ ứng viên để đáp ứng yêu cầu của vị trí công việc?” hay ứng viên có thể hỏi rõ hơn nhà tuyển dụng về chế độ đãi ngộ cũng như lộ trình thăng tiến trong công việc.

Những ứng viên thể hiện thái độ thờ ơ khi nghe câu hỏi này, hoặc không muốn gì thêm về vị trí ứng tuyển thì có khả năng là ứng viên không cảm thấy hứng thú và không muốn có được công việc này. Từ thái độ cách trả lời câu hỏi này mà nhà tuyển dụng sẽ chọn được ứng viên phù hợp.

Trên đây là một số câu hỏi thường xuất hiện trong các buổi phỏng vấn. Tùy vào vị trí ứng tuyển và yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra câu hỏi phỏng vấn khác nhau. Cũng tùy vào câu trả lời của ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ linh hoạt để hỏi thêm những câu hỏi thú vị, khai thác thêm về tố chất con người của ứng viên. Một số câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo để sử dụng trong buổi phỏng vấn như:

  • Hãy mô tả người sếp tuyệt vời nhất bạn từng gặp?

  • Điều gì tạo động lực cho bạn trong công việc?

  • Điều gì trong công việc có thẻ khiến bạn suy sụp?

  • Dự án khó khăn nhất bạn từng tham gia và làm thế nào để bạn có thể hoàn thành dự án đó?

  • Không đề cập đến vấn đề tài chính, công việc lý tưởng nhất mà bạn mong muốn là gì?

  • Bạn thích làm việc trong một doanh nghiệp đã phát triển ổn định hay môi trường startup hơn?

  • Bạn thích cách quản lý như thế nào?

  • Theo bạn, như thế nào là một môi trường làm việc chuyên nghiệp?

  • Bạn có thích tăng ca không?

  • Kiểu đồng nghiệp mà bạn ghét nhất?

  • Kiểu sếp mà bạn không thích nhất?

  • Bạn sẽ làm thế nào khi làm việc nhóm nhưng ý kiến của bạn trái ngược hoàn toàn với số đông?

  • Bạn tưởng tượng tương lai 10 năm nữa của mình như thế nào?

  • Nếu có bất mãn trong quá trình làm việc, bạn sẽ làm gì?

Như vậy, trên đây là bộ các câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng cần nắm được để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và chọn lọc được những ứng viên phù hợp. Vieclam123.vn hy vọng bài viết đã mang đến cho nhà tuyển dụng những thông tin hữu ích đồng thời giúp các bạn ứng viên có thể nắm được bí quyết để trả lời câu hỏi phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng ưng ý nhất

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.