close
cách
cách cách cách cách cách

GMV là gì? Tìm hiểu về tổng giá trị giao dịch bán hàng trực tuyến

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

GMV là viết tắt của từ tiếng Anh “Gross Merchandise Value” hoặc Gross Merchandise Volume” nghĩa là tổng giá trị giao dịch trong bán hàng trực tuyến. Con số GMV có thể được xem là doanh thu của doanh nghiệp trong từng kỳ nhất định. Ý nghĩa của GMV là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. GMV là gì?

GMV là viết tắt của “Gross Merchandise Value/ Volume”, được hiểu là tổng giá trị giao dịch trong bán hàng trực tuyến. GMV có thể được tổng kết trong thời gian nhất định, có thể theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm. 

Công thức tính GMV hết sức đơn giản:

GMV = Số lượng hàng bán ra * Giá sản phẩm

Ví dụ: Một cửa hàng bán quần áo online bán được 5 cái áo dạ trong ngày, mỗi chiếc có giá 1.5 triệu đồng. Vậy GMV trong ngày của cửa hàng đó là “ 5 x 1.5 = 7.5 triệu đồng” Số tiền 7.5 triệu đồng này cũng có thể được coi là “tổng doanh thu” của cửa hàng đó trong một ngày. 

GMV là gì

Không chỉ có ý nghĩa là “tổng giá trị giao dịch trực tuyến”, GMV còn là từ viết tắt của nhiều từ khác nhau, cụ thể như:

1. Good Morning Vietnam: Chào buổi sáng Việt Nam.

2. Game Music Video: Video âm nhạc trò chơi

3. Globalinx Mobile Video: Video di động toàn cầu.

4. Gross Metal Value: Tổng giá trị kim loại.

5. Government Motor Vehicle: Xe cơ giới chính phủ.

6. Gross Merchandise Value: Tổng giá trị hàng hóa.

7. Got My Vote: Có phiếu bầu của tôi

8.  Gross Market Value: Tổng giá trị thị trường.

9. Gram-Molecular Volume: Khối lượng phân tử gram

10. Generalized Mean Value: Giá trị trung bình tổng quát.

11. Generalized Minimum Variance: Phương sai tối thiểu tổng quát

12.  Global Minimum Variance: Phương sai tối thiểu toàn cầu.

13. Gas Metering Valve: Van đo khí.

2. Ý nghĩa của GMV

2.1. Ưu điểm của việc sử dụng chỉ số GMV

GMV có thể được hiểu là số tiền doanh nghiệp thu được khi bán các sản phẩm, hàng hóa trực tuyến. Số liệu GMV có thể được sử dụng để làm thước đo tài chính, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đồng thời so sánh với các đối thủ cạnh tranh. 

Các doanh nghiệp thương mại điện tử sử dụng con số GMV để tham khảo hai loại thông tin chính:

  • là thước đo toàn bộ khối lượng hàng hóa bán được, từ đó có thể tính toán khối lượng hàng hóa bán được trước khi khấu hao đi các khoản chi phí khác, giúp doanh nghiệp đo lường sự tăng trưởng theo tháng, theo năm. 

  • Tổng khối lượng hàng hóa bán được của từng nhân viên

  • Thước đo doanh thu trong khoảng thời gian nhất định

GMV là gì

2.2. Nhược điểm của chỉ số GMV

Tuy nhiên, con số này cũng không thể giúp đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nó chỉ cho biết về số lượng sản phẩm bán ra và số tiền thu về. Tuy nhiên, vì không trừ đi các khoản chi phí như chi phí nhập hàng, nguyên liệu, chi phí marketing, chi phí vận hành, chi phí hàng giảm giá, đổi trả, bảo hành....nên không thể biết được lợi nhuận doanh nghiệp thu về là bao nhiêu.

So với một số chỉ số khác như doanh thu thuần thì GMV không đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty bằng. 

=> Mặc dù vậy, thuật ngữ GMV vẫn được sử dụng nhiều trong ngành thương mại điện tử thay vì thuật ngữ về doanh thu hay doanh số.

Doanh nghiệp nên sử dụng số liệu GMV kết hợp với các con số khác về chi phí, để có được cái nhìn toàn diện nhất về “sức khỏe tài chính” của công ty. 

3. Những thuật ngữ liên quan các nhà kinh doanh cần biết

Bên cạnh thuật ngữ GMV, tính tổng giá trị thanh toán trực tuyến, các doanh nghiệp còn quan tâm đến rất nhiều chỉ số khác để đo lường hoạt động kinh doanh. Cụ thể như:

1. Monthly Burn: Giá trị dòng của dòng tiền theo từng tháng là con số âm, tức là chi phí bạn bỏ ra nhiều hơn doanh thu thu về.

2. Runway: là khoảng thời gian doanh nghiệp “tiêu hết tiền”, tức là đã “đốt hết tiền” và không thể duy trì hoạt động được nữa.

3. Profit Margin: là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập ròng và doanh thu thuần

4. Conversion Rate (CR): tỉ lệ chuyển đổi, như tỉ lệ chuyển đổi từ lượt click sang lượt mua hàng, từ lượt reach sang lượt tương tác,...

5. Monthly Active Users (MAU): là lượng khách hàng tương tác với sản phẩm, dịch vụ trong 30 ngày qua. 

6. Customer Acquisition Cost (CAC): chi phí bán hàng và marketing để duy trì lượng khách hàng ổn định

7. Customer Retention Rate : tỷ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm ở lần tiếp theo

8. Lifetime Value (LTV): giá trị ròng thu được từ một khách hàng trung bình đối với công ty trong thời gian họ sử dụng sản phẩm.

9. Overhead: là chi phí doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả như chi phí mặt bằng, phí thuê nhân viên,...

Trên đây là giải thích ngắn gọn của Vieclam123 về “GMV là gì”. Kiến thức được chia sẻ ở trên đây hết sức ngắn gọn và dễ hiểu đúng không nào. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết từ Vieclam123.vn để cập nhật những kiến thức mới nhất nhé.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.