Giấy chứng nhận nằm viện, hay đơn xin xác nhận nằm viện là giấy tờ cần thiết cho thủ tục thanh toán bảo hiểm hoặc một vài thủ tục khác trong môi trường doanh nghiệp. Người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh sẽ làm đơn, sau đó xin xác nhận của bác sĩ và phía bệnh viện. Tham khảo những thông tin liên quan đến giấy chứng nhận nằm viện qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Giấy chứng nhận nằm viện còn có tên gọi khác là xác nhận nằm viện hoặc đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện. Đây là mẫu đơn có tính chất làm bằng chứng chứng minh người làm đơn hoặc chủ thể được đề cập đến trong đơn đã từng nhập viện và được điều trị tại bệnh viện.
Giấy chứng nhận nằm viện hợp lệ cần nêu rõ ai là người đã nhập viện và được điều trị trong bệnh viện. Bên cạnh đó, trong giấy chứng nhận nằm viện cũng cần có xác nhận của bệnh viện thì mới được coi là hợp lệ.
Giấy chứng nhận nằm viện thường được sử dụng để làm căn cứ chứng thực khi giải quyết một số thủ tục trong doanh nghiệp. Hoặc giấy tờ này được sử dụng trong quá trình làm thủ tục để được hưởng chế độ bảo hiểm.
Xem thêm: Nội dung chi tiết mẫu đơn xin rút sổ bảo hiểm xã hội dành cho bạn
Pháp luật nước ta chưa hề có văn bản nào quy định về cách trình bày và cũng không có mẫu giấy chứng nhận nằm viện. Giấy chứng nhận nằm viện được trình bày khác nhau theo quy định của từng bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung là tất cả các mẫu giấy chứng nhận nằm viện đều được trình bày theo quy chuẩn văn bản hành chính.
Một mẫu giấy chứng nhận nằm viện nhìn chung sẽ bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc. Để có sự hình dung rõ ràng hơn về cách trình bày mẫu giấy chứng nhận nằm viện, mời bạn đọc tải về mẫu đơn này trong liên kết sau đây.
Phần mở đầu của giấy chứng nhận nằm viện cũng tương tự như phần mở đầu của các loại giấy tờ, văn bản hành chính khác, bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên giấy chứng nhận nằm viện và có thể có cả địa điểm, ngày tháng.
Quốc hiệu và tiêu ngữ được trình bày theo đúng quy chuẩn văn bản hành chính. Quốc hiệu được viết in hoa toàn bộ và căn giữa dòng. Tiêu ngữ được viết ở một dòng riêng biệt so với quốc hiệu, có gạch ngang ngăn cách giữa các phần và viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi phần.
Tên của giấy chứng nhận nằm viện cần được viết ở một dòng riêng biệt và được viết ở một dòng riêng biệt. Tùy theo quy định của từng cơ sở y tế mà giấy chứng nhận nằm viện được đặt tên khác nhau, chẳng hạn như: Đơn xin xác nhận đang điều trị tại bệnh viện, Xác nhận nằm viện, Giấy chứng nhận nằm viện, Đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện…
Giấy chứng nhận nằm viện cần có đầy đủ các thông tin cần thiết về bệnh viên và người được điều trị tại bệnh viện.
Trong phần kính gửi, người làm đơn sẽ điền tên của bệnh viện hoặc cơ sở y tế tại đó mình đã từng nhập viện điều trị và nay muốn xin chứng nhận.
Tiếp theo là họ và tên đầy đủ của người làm đơn, cùng với ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, địa chỉ chỗ ở hiện tại. Người làm đơn cũng cần cung cấp thêm họ và tên của thân nhân (ông, bà, cha, mẹ hoặc con) để tiện cho việc đối chiếu.
Sau đó, người làm đơn cần khai báo chính xác ngày nhập viện là ngày nào và điều trị tại khoa nào. Nếu như người làm đơn không phải là bệnh nhân mà là người khác làm giúp thì cũng cần khai báo chính xác các thông tin của người bệnh để phía bệnh viện đối chiếu với cơ sở dữ liệu thăm khám và điều trị bệnh.
Phần lý do xin giấy chứng nhận nằm viện cũng cần được ghi đầy đủ và ngắn gọn, tránh sử dụng những cách diễn đạt “cộc lốc”.
Ở cuối giấy chứng nhận nằm viện, người viết cần ký và ghi rõ họ tên. Đến đây là kết thúc nội dung dành cho người viết.
Tiếp theo là những nội dung dành cho phía bệnh viện hoặc cơ sở ý tế. Bệnh viện hoặc cơ sở y tế cần xác nhận họ và tên bệnh nhân và ngày tháng năm sinh. Tiếp theo là những thông tin liên quan đến quá trình nhập viện và điều trị tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế, bao gồm: Số hồ sơ bệnh án, chẩn đoán bệnh, ngày vào viện, tên khoa tại đó bệnh nhân đang điều trị.
Những thông tin hợp lệ là những thông tin trùng khớp với phần khai báo của bệnh nhân trước đó. Cuối cùng là thời gian bệnh viện xác nhận thông tin, chữ ký của bác sĩ phụ trách điều trị và giám đốc bệnh viện.
Thủ tục xin xác nhận đang nằm viện nhìn chung khá đơn giản. Đầu tiên, bệnh nhân hoặc người nhà của bệnh nhân viết đơn xin xác nhận đang nằm viện và điều trị tại bệnh viện. Bạn có thể sử dụng mẫu giấy chứng nhận nằm viện đã được giới thiệu trong phần trước, hoặc mẫu đơn xin xác nhận nằm viện do bệnh viện cung cấp.
Tiếp theo, đơn xin xác nhận nằm viện sẽ được nộp cho bác sĩ điều trị. Bác sĩ điều trị sẽ nhận đơn và ký nháy rồi sau đó trình lên khoa để xin xác nhận của trưởng khoa.
Sau đó, đơn xin xác nhận nằm viện sẽ được trình lên ban giám đốc bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được ký xác nhận. Cuối cùng đơn sẽ được chuyển về để trả cho người bệnh.
Xem thêm: Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần – học cách điền nội dung
Hiện nay, có rất nhiều đối tượng “cò mồi” mua bán giấy chứng nhận nằm viện giả. Không chỉ thế, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện ra nhiều đường dây mua bán giấy chứng nhận nằm viện giả được thực hiện qua mạng internet.
Giá cả vô cùng “phải chăng”, chỉ một vài cú điện thoại là giấy chứng nhận nằm viện giả sẽ được chuyển đến tận tay người mua. Những giấy tờ này trông không khác gì giấy tờ thật, thậm chí có cả xác nhận của bệnh viện và chữ ký của bác sĩ.
Việc mua bán giấy chứng nhận nằm viện giả là vi phạm pháp luật. Những người bán giấy chứng nhận nằm viện giả nếu bị bắt thì sẽ bị truy tố vì tội mạo danh và làm con dấu giả.
Tuy nhiên, có cầu thì mới có cung. Hiện nay, nhiều người có nhu cầu mua giấy chứng nhận nằm viện giả để qua mặt cấp trên hoặc làm các thủ tục giấy tờ nhằm trục lợi cho bản thân. Bạn không nên mua giấy chứng nhận nằm viện giả vì có thể bị truy cứu trách nhiệm nếu sử dụng chúng để làm các thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến giấy chứng nhận nằm viện. Không có quy định chung về mẫu giấy tờ này mà mỗi bệnh viện sẽ cung cấp một mẫu giấy theo quy định riêng. Đơn xin xác nhận nằm viện hợp lệ phải có đầy đủ thông tin của người bệnh, tình trạng bệnh thông tin về bệnh viện, lý do xin xác nhận nằm viện, chữ ký của người làm đơn, xác nhận và chữ ký của bác sĩ cùng phía bệnh viện. Mong rằng những chia sẻ trên của vieclam123 sẽ giúp các bạn có thêm thông tin cần thiết về mẫu giấy này.
Tìm hiểu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội là gì? Ai là người được phép tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội? Thời gian tạm ngừng đóng BHXH trong bao lâu? Tham khảo ngay cách điền mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ