close
cách
cách cách cách

Động từ là gì? Phân loại, chức năng động từ trong tiếng Việt chuẩn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Động từ là những từ chỉ hành động của người, vật. Cùng tìm hiểu các loại động từ trong tiếng Việt cũng như chức năng của nó với những ví dụ cụ thể qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé. 

1. Động từ là gì?

Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người hoặc vật. Ví dụ động từ chỉ hành động: đi, chạy, nhảy, bơi lội, động từ chỉ trạng thái: tồn tại, vui, buồn...

Động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ:

  • Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Nó chạy)
  • Ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (Vd: Nam ghét cá)

2. Tính chất của động từ trong tiếng Việt

2.1. Phân loại động từ trong tiếng Việt

Dựa theo tính chất của động từ, động từ được chia thành động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái.

  • Động từ chỉ hành động: chơi, nhảy, chạy,...

=> Động từ chỉ hành động dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm tăng sức gợi hình, khiến sự vật trở nên gần gũi hơn

  • Động từ chỉ trạng thái: vui, buồn, giận, lo lắng,...

=> Động từ chỉ trạng thái dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng. 

Động từ chỉ hành động có thể kết hợp với từ “xong” như “ăn xong”, “làm xong”,...Còn động từ chỉ trạng thái thì không thể kết hợp được với từ xong, chúng ta sẽ không nói “vui xong”, “buồn xong”, “lo lắng xong”,...

Động từ là gì

Động từ chỉ trạng thái cũng được phân chia thành nhiều loại, cụ thể như:

  • Động từ chỉ trạng thái tồn tại: còn, hết, có,..

Ví dụ: Anh còn đó không?

  • Động từ chỉ trạng thái biến hóa, thay đổi: thành, hóa, trở nên...

Ví dụ: Cái cây bỗng trở nên tươi tốt

  • Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,..

Ví dụ: Anh ta bị đánh cho nhừ đòn

  • Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,..

Ví dụ: Cậu ấy cao bằng tôi, anh thua rồi, chiều cao của cậu hơn tôi,..

Dựa theo vai trò trong câu, động từ được chia thành “nội động từ” và “ngoại động từ”. Nội động từ là những động từ chỉ hành động của đối tượng, thường không tác động vào đối tượng nào khác. Ngoại động từ là những động từ chỉ tác động của chủ thế lên một đối tượng cụ thể nào đó. 

Ví dụ:

  • Nội động từ: nằm, đi, đứng,...

  • Ngoại động từ: yêu, ghét, kính trọng,...

Để phân biệt được nội động từ, ngoại động từ trong tiếng Việt, bạn có thể đặt những câu hỏi như “ai, cái gì”, nếu có thể dùng bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì động từ đó là ngoại động từ, còn nếu cần sử dụng quan hệ từ thì đó là nội động từ.

Ví dụ: yêu thương ai => yêu thương con. (“yêu thương” là ngoại động từ)

Lo lắng cho ai => lo lắng cho con (“lo lắng” là nội động từ, vì có quan hệ từ “cho”, không thể đặt câu hỏi “lo lắng ai” được).

Một số “nội động từ” (là những động từ chỉ hành động trực tiếp của đối tượng, không có sự tác động lên sự vật, sự việc, đối tượng khác), cũng được xem là động từ chỉ trạng thái như: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...

Ví dụ: Ăn xong anh ấy đi nằm, cô ấy rất lo lắng, hôm nay tôi buồn,...

Một số động từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, vừa được coi là động từ chỉ trạng thái. Ví dụ như : suy tư,..

Các từ chuyển nghĩa được coi là động từ chỉ trạng thái, ví dụ:

  • Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu)

=> Từ “đi” trong câu thơ trên được hiểu với nghĩa “chết”, đây là từ chuyển nghĩa vì vậy được xếp vào động từ chỉ trạng thái trong tiếng Việt.

  • Bác ấy đã đứng tuổi rồi.

=> Từ “đứng” trong câu trên có nghĩa “già”, đây là từ chuyển nghĩa nên được xem như động từ chỉ trạng thái. 

2.2. Khả năng kết hợp của động từ

Động từ có thể kết hợp với tính từ, danh từ để tạo ra cụm động từ, ví dụ như: đi (động từ) chậm thôi (tính từ), 

Động từ cũng thường được kết hợp với các phó từ như đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, vẫn, cứ, còn,..., ví dụ như: đi chưa?, vẫn nằm, …

Động từ là gì

Cách hình thành cụm động từ trong tiếng Việt như sau:

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

Các từ chỉ quan hệ thời gian (đã sẽ đang,..)

Các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự (vẫn, cứ, còn, cùng,...)

Các từ thức mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ,...)

Các từ mang nghĩa khẳng định hoặc phủ định hành động (không, chưa, chẳng, có,...)

Các động từ

 

Các từ chi tiết về đối tượng (danh từ, tính từ)

Các từ chỉ hướng (thẳng, ra, lên, xuống,...)

Các từ chỉ địa điểm

Các từ chỉ thời gian

Từ chỉ nguyên nhân, mục đích

Từ chỉ phương tiện

Từ chỉ cách thức hành động

2.3. Chức năng của động từ

  • Động từ thường đóng vai trò làm vị ngữ trong câu, giúp bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ.

Ví dụ: Cô ấy đang đi trên đường.

  • Động từ làm chủ ngữ trong câu:

Ví dụ: Xem phim nhiều ảnh hưởng không tốt tới mắt.

=> “Xem phim” là động từ, đóng vai trò làm chủ ngữ

  • Động từ làm định ngữ trong câu:

Ví dụ: Căn nhà đang sơn là nhà của tôi.

=> “Đang sơn” đóng vai trò là định ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ

  • Động từ làm trạng ngữ trong câu

Ví dụ: Hiểu theo cách này, tôi thấy sai sai.

=> “hiểu theo cách này” là động từ đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu

3. Bài tập về động từ Tiếng Việt

Bài tập 1: Xác định động từ trong những câu sau:

1. Tôi trông em để bố mẹ đi làm

2. Tôi làm bài tập mỗi tối

3. Em trai tôi đang đọc truyện thiếu nhi

4. Bố mẹ tôi đang nấu ăn

5. Hôm nay, tôi đi học

Đáp án:

1. trông

2. làm

3. đọc

4. nấu

5. đi

Bài tập 2: Xác định danh từ, động từ trong những câu sau:

1. Ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng

2. Gió bắt đầu thổi mạnh

3. Lá cây rơi nhiều

4. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc

Đáp án:

1. Danh từ: ánh trăng trong xanh, động từ: tỏa 

2. Danh từ: gió, động từ: thổi

3. Danh từ: lá cây, động từ: rơi

4. Danh từ: mặt trăng, động từ: nhỏ lại, sáng

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về “động từ là gì” trong tiếng Việt. Đây là phần kiến thức rất quan trọng, đặc biệt đối với các bạn học sinh trung học cơ sở. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn học tốt.

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.