Khi người thân trong gia đình chẳng may mất tích, đó có thể là vợ, chồng, cha, mẹ, anh, chị, em, con cái… trong một thời gian nhất định, bạn cần làm đơn yêu cầu mất tích gửi lên cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, trường hợp vợ/ chồng của bạn mất tích đã đủ thời gian nhất định và bạn muốn phân chia tài sản hoặc ly hôn, kết hôn với người mới thì cần phải được Tòa án xác nhận người đó đã mất tích. Hoặc nếu người trong gia đình của bạn mất tích và người đó có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của bạn, bạn hoàn toàn có thể làm đơn yêu cầu tuyên bố mất tích gửi lên Tòa án.
MỤC LỤC
Theo Luật Dân sự 2015, Điều 68, một người được Tòa án tuyên bố là mất tích nếu đáp ứng một số điều kiện như sau:
- Mất tích, không có tung tích là 02 năm liền trở lên, không rõ sống chết.
- Gia đình đã thực hiện nhiều biện pháp tìm kiếm, thông báo tìm người mất tích theo quy định của pháp luật nhưng vẫn chưa thể biết được người này còn sống hay đã chết, không có thông tin xác thực.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới người mất tích có yêu cầu gửi đến Tòa án yêu cầu tuyên bố mất tích.
Cụ thể, 2 năm trong thời gian nói trên sẽ được tính theo ngày, tháng, năm cụ thể và tính từ 2 năm biết được tin tức cuối cùng về đối tượng đó. Nếu không nhớ hoặc không biết tin tức cuối cùng của người mất tích thì tính thời gian từ ngày đầu tiên của tháng kế tiếp; trường hợp không xác định được tháng của người mất tích thì lấy thời gian từ tháng đầu tiên của năm tiếp theo.
Sau khi hoàn thành đơn yêu cầu tuyên bố mất tích, cần gửi lá đơn tới Ủy ban nhân dân xã nơi người được yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú cuối cùng.
Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận tạm trú và những thông tin về quy định pháp luật
Theo lệ phí Tòa án thì yêu cầu tuyên bố một người mất tích là thuộc vào lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự nên có chi phí là 300.000 đồng.
Do đó, khi bạn yêu cầu tuyên bố một người mất tích thì cần gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh người đó đã mất tích từ 2 năm trở lên và không thể xác thực được người này đã chết hay còn sống, dù đã nỗ lực tìm kiếm theo quy định của pháp luật.
Khi gửi đơn lên, sau khi Tòa án đã nhận yêu cầu và kiểm tra, thẩm định yêu cầu đó, thì sẽ đưa ra thông báo tìm kiếm người mất tích, quá thời hạn tìm kiếm nhưng người đó vẫn chưa trở về thì có Tòa án sẽ tuyên bố người đó mất tích.
Xem thêm: Giấy ủy quyền cá nhân và cách viết chuẩn xác nhất dành cho bạn
Bạn cần phải gửi đơn yêu cầu tuyên bố mất tích tới Tòa án thì Tòa án mới có thể đưa ra quyết định tuyên bố mất tích. Cụ thể, ngoài lá đơn, bạn cần gửi chứng cứ, tài liệu chứng minh người mất tích đã mất tích trên 2 năm, bạn hoặc gia đình đã áp dụng nhiều biện pháp tìm kiếm khác nhau nhưng không thấy như: Thông báo vắng mặt tại địa phương, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng,... Nếu có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người mất tích tại địa phương thì gửi kèm theo lá đơn.
Ngoài ra, các nội dung trong lá đơn cần đảm bảo chính xác, trung thực và ghi rõ thời gian của người mất tích từ khi mất liên lạc. Bạn có thể đánh máy hoặc viết tay lá đơn thông báo mất tích của mình, dù viết bằng hình thức nào cũng cần đảm bảo sạch sẽ, rõ ràng. Bạn có thể tải về mẫu đơn tại đây:
don-yeu-cau-tuyen-bo-mot-nguoi-mat-tich.doc
Mở đầu lá đơn, cần ghi rõ Quốc hiệu, Tiêu ngữ và tên lá đơn là lá đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự về việc tuyên bố người mất tích, ví dụ như:
“ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích)”
Trong mục “Kính gửi”, bạn cần gửi tới Tòa án có thẩm quyền mà người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú cuối cùng để giải quyết vụ việc này. Ví dụ, nếu người được yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú tại Hoàng Mai, Hà Nội trước khi mất tích, bạn cần gửi lá đơn tới “Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội”.
Tiếp đến là thông tin của người yêu cầu giải quyết việc dân sự. Nếu người yêu cầu tuyên bố mất tích là cá nhân thì cần điền đầy đủ các nội dung như họ tên, ngày sinh, số căn cước công dân/ chứng minh dân dân/ hộ chiếu, số điện thoại. Trường hợp người yêu cầu là tổ chức thì cần ghi rõ tên, số điện thoại, số fax của tổ chức, cơ quan yêu cầu và ghi họ tên của người đại diện cơ quan, tổ chức này.
Còn nếu nhiều người cùng làm đơn này thì cần ghi đủ thông tin của từng người và đánh số thứ tự 1, 2, 3…
Ngoài ra, bạn cần ghi đúng địa chỉ nơi ở, nơi làm việc tại thời điểm viết đơn yêu cầu tuyên bố mất tích. Còn nếu là tổ chức, cơ quan thì tại thời điểm yêu cầu cần ghi rõ địa chỉ trụ sở của tổ chức, cơ quan này.
Nội dung lá đơn yêu cầu về việc tuyên bố mất tích cần ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ mà Tòa án sẽ giải quyết vụ việc mất tích và cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, thời gian mà người bị mất tích mất liên lạc. Trong phần mục đích, bạn cần ghi rõ mình ghi lý do yêu cầu tuyên bố mất tích vì muốn làm thủ tục phân chia di sản thừa kế hay thủ tục ly hôn…
Đây là phần quan trọng nhất trong lá đơn, bạn cần trình bày nội dung mạch lạc, rõ ràng để người tiếp nhận lá đơn của bạn có thể biết được những thông tin mà bạn đưa ra.
Nếu có những người liên quan tới người bị tuyên bố mất tích thì cần ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc của những người này. Nếu bạn cảm thấy có những yêu cầu khác cần thiết cho vụ việc của mình thì có thể ghi vào trong lá đơn.
Trong phần cuối cùng, bạn cần ghi rõ các chứng cứ tài liệu kèm theo lá đơn để chứng nhận những gì mình nói là sự thật, cần ghi rõ bản chính hay bản sao và ghi theo thứ tự 1, 2, 3…
Chẳng hạn:
“1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông La Ngọc N và bà Trần Thị L.
2. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Đình A.
3. Giấy xác nhận ông La Ngọc N vắng mặt ở địa phương X từ ngày xx tháng x năm 20xy...”
Sau đó, bạn ghi rõ thời gian và địa điểm viết đơn yêu cầu tuyên bố mất tích và ký, ghi rõ họ tên vào cuối lá đơn. Nếu người yêu cầu tuyên bố mất tích là cá nhân thì cần ghi rõ họ tên, chữ ký hoặc điểm chỉ vào lá đơn nếu cần. Còn nếu là tổ chức, cơ quan thì người đại diện tổ chức, cơ quan đó cần ghi rõ họ tên, chức vụ, ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức này. Nếu có nhiều người cùng làm đơn thì những người này lần lượt ký, ghi rõ họ tên của mình vào cuối lá đơn.
Như vậy, đơn yêu cầu tuyên bố mất tích được soạn thảo khi cá nhân, tổ chức muốn tuyên bố một người mất tích gửi tới Tòa án để phân chia tài sản, xin ly hôn… Trong trường hợp xin ly hôn, nếu Tòa án đã giải quyết cho người yêu cầu tuyên bố mất tích đơn phương ly hôn thì khi người bị mất tích còn sống trở về, đơn ly hôn đã có hiệu lực pháp luật và Tòa án sẽ hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó mất tích. Mong rằng những thông tin xoay quanh mẫu đơn mà vieclam123 cung cấp sẽ cần thiết với bạn.
Nếu bạn muốn kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách bằng ô tô, bạn cần làm đơn gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin giấy phép kinh doanh. Truy cập bài viết dưới đây để biết được thông tin về mẫu giấy phép kinh doanh vận tải nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ