close
cách
cách cách cách cách cách

Câu hỏi phỏng vấn xin việc: Điều gì thu hút bạn ở công việc này?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cho dù bạn đang thực hiện phỏng vấn xin việc cho bất kể loại công việc gì, sẽ luôn luôn có một số câu hỏi chung mà chắc chắn bạn sẽ gặp phải, và "Điều gì thu hút bạn ở công việc này?" chính là một trong số đó. 

Những điều mà người phỏng vấn thực sự muốn biết

Những điều mà người phỏng vấn thực sự muốn biết

Bạn không nên đưa ra những câu trả lời mang tính mơ hồ cho loại câu hỏi như trên. Người phỏng vấn sẽ muốn biết chi tiết, cụ thể về tính cách, mục tiêu cũng như trình độ của bạn. Và bạn nên chuẩn bị trước để tránh việc vì bối rối mà đưa ra những câu trả lời chung chung.

Người phỏng vấn đưa ra câu hỏi này để đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ về công việc mà bạn đang ứng tuyển. Họ cần nhìn thấy rằng bạn đã hiểu được các yêu cầu chính, cũng như các kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên xuất sắc tại công ty. Đồng thời, bạn cũng cần hiểu rõ bản thân mình để xác định xem liệu những kinh nghiệm của bạn đã phù hợp, đáp ứng được những trách nhiệm của công việc yêu cầu hay chưa. Về cơ bản, nhà tuyển dụng muốn xác định xem liệu bạn có hiểu rõ những yêu cầu cần thiết để đáp ứng được vị trí mà công ty đang tuyển dụng hay không. 

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc: "Điều gì thu hút bạn ở công việc này?"

Điều gì thu hút bạn ở công việc này?

Để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc, hãy đọc kỹ các tin tức tuyển dụng, ghi lại các yêu cầu được nêu ra trong bản mô tả công việc về những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Bạn cũng có thể kiểm tra xem liệu có những thông tin bổ sung khác về vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển trên trang web của công ty hay không.

Chú ý: Nếu bản mô tả công việc của công ty đó bao gồm ít thông tin quá, bạn có thể kiểm tra các bản mô tả công việc của những vị trí tương tự từ nhiều công ty khác trên các trang web giới thiệu việc làm.

Bạn cũng có thể thực hiện tìm kiếm trực tuyến cho một số chức danh công việc để biết được những thông tin chung mà chắc chắn công việc đó phải có. 

Trước buổi phỏng vấn, hãy lập danh sách những kỹ năng và kinh nghiệm mà phù hợp với các yêu cầu đã nêu trong bản mô tả công việc của bạn. Hãy xác định những ví dụ cụ thể về cách bạn đã áp dụng thành công những kỹ năng này vào các vị trí làm việc khác trong quá khứ như thế nào và các loại văn bằng, sự hiểu biết cùng trình độ của bạn sẽ phù hợp, giúp ích được cho vị trí công việc này như thế nào.

Khi trả lời những câu hỏi chung về vị trí công việc, đừng đề cập đến vấn đề bạn sẽ được lợi như thế nào nếu nhận được lời mời làm việc. Ví dụ, những câu trả lời như, “Tôi muốn một công việc có thể giúp tôi xây dựng được sự nghiệp của riêng mình” sẽ khiến bạn trông có vẻ quá tập trung vào bản thân hơn là làm việc dựa trên nền tảng chung là mang lại lợi ích cho công ty, trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn cũng nên tránh những câu trả lời mang nội dung nhấn mạnh vào các đặc quyền của công việc, từ bảo hiểm y tế đến bữa ăn trưa miễn phí, hoặc những câu trả lời thể hiện rằng có vẻ như sự hấp dẫn thực sự của công việc đối với bạn chính là công ty tuyển dụng cùng mức độ đãi ngộ hay còn gọi tiền lương. 

Chú ý: Bạn nên tránh đưa ra những câu trả lời chung chung, không rõ ý. Thay vào đó, hãy hướng câu trả lời của bạn để nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí công việc này đặc biệt phù hợp với những kỹ năng, kinh nghiệm cùng sở thích của bạn, từ đó việc nhận bạn vào làm sẽ có lợi cho cả đôi bên (bạn lẫn nhà tuyển dụng).

Hãy trả lời một cách nhiệt tình. Đây chính là cơ hội để bạn nói về những điều mà bạn cảm thấy hấp dẫn ở công việc, những điều bạn luôn mong muốn và vui vẻ khi được thực hiện. Đồng thời, bạn cũng nên tỏ ra tích cực và thể hiện sự khát khao được đảm nhận vị trí công việc trong câu trả lời của mình. Bạn nên nhấn mạnh rằng bản thân đã có đủ những điều kiện cần thiết cùng niềm đam mê cháy bỏng để có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

Bạn hãy cố gắng làm rõ việc thuê bạn sẽ mang lại những lợi ích gì cho công ty càng nhiều càng tốt, từ mặt vị trí công việc đến các sản phẩm cùng những nhiệm vụ, sứ mệnh của công ty.

Các ví dụ về câu trả lời mẫu hay nhất

Các ví dụ về câu trả lời mẫu hay nhất

Hãy điều chỉnh, sáng tạo những câu trả lời dành riêng cho bản thân bạn để chúng phù hợp với những trải nghiệm cùng công việc mà bạn đang ứng tuyển, dựa trên những ví dụ dưới đây. 

Ví dụ 1: Tôi cực kỳ quan tâm đến vị trí Giám đốc Nhân sự. Như công ty bạn đã đề cập trong bản mô tả công việc, tôi sẽ chịu trách nhiệm cho việc tuyển dụng, định hướng và đào tạo các nhân viên, nếu tôi được nhận vào làm. Tôi đã từng chịu trách nhiệm chính cho cả ba loại công việc này trong vị trí gần đây nhất của mình. Với tư cách là Trợ lý Giám đốc Nhân sự tại Công ty XYZ, tôi đã tuyển dụng hơn 100 nhân viên cũng như hướng dẫn, đào tạo cho tất cả các nhân viên mới trong một bộ phận bao gồm 45 người. Tôi rất có hứng thú với công việc này vì nó sẽ cho phép tôi sử dụng những kinh nghiệm trước đây của mình để hoàn thành tốt công việc. Cùng lúc đó tôi có thể tiếp tục phát triển những kỹ năng, kiến thức chuyên môn để mở rộng trách nhiệm trong các lĩnh vực mới.

=> Câu trả lời trên thể hiện rõ ràng rằng ứng viên đã tìm hiểu rất kỹ về vị trí công việc, các ví dụ cũng rất cụ thể, rõ ràng và ấn tượng. Ứng viên cũng đã giải thích rõ ràng trong câu trả lời của mình rằng vì sao họ lại quan tâm đến công việc và họ cảm thấy những kỹ năng của mình đã đáp ứng được vị trí công việc như thế nào. 

Ví dụ 2: Tôi rất quan tâm đến vị trí công việc này với tư cách là một lập trình viên vì tôi cực kỳ yêu thích cũng như tôi sở hữu các kỹ năng để học hỏi, tìm hiểu và để thành công trong lĩnh vực công nghệ mới. Tôi có thể sử dụng thành thạo nhiều chương trình và các ngôn ngữ lập trình khác nhau, từ Python đến Java và tôi mong rằng bản thân có thể thông thạo nhiều chương trình khác hơn nữa khi chúng được phát triển xong. Tôi cũng rất có hứng thú với việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, đây là một kỹ năng mà tôi đã phát triển được khi làm việc với tư cách là một nhà phân tích trong vòng mười năm qua.

=> Câu trả lời này thể hiện rằng bạn là người nhận biết được những điều cần thiết cho công việc của bản thân ở thời điểm hiện tại: từ các công nghệ mới đến việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Hơn nữa, ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc ở cả hai mảng rồi, cùng với sự quan tâm, hứng thú đặc biệt đến cả hai kỹ năng trong công việc, ứng viên chắc chắn đã để lại được ấn tượng tốt, sâu đậm trong lòng nhà tuyển dụng.

Ví dụ 3: Tôi rất quan tâm đến công việc này với tư cách là một giáo viên dạy học đặc biệt. Tôi đánh giá cao và rất coi trọng sứ mệnh của trường bạn, đó là tập trung vào những nhu cầu riêng của từng đứa trẻ. Là một giáo viên giáo dục đặc biệt trong vòng sáu năm qua, tôi đã phát triển nhiều chiến lược để giúp học sinh đạt được những thành công trong học tập cũng như trong cá nhân của mình, và tôi mong muốn được mang những chiến lược này đến với trường học của bạn. Ví dụ, tôi đã phát triển một hệ thống để giữ liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh, nhờ đó tôi có thể trực tiếp, kịp thời trao đổi với phụ huynh về những vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Tôi rất muốn được áp dụng mô hình trao đổi tin tức này với trường của bạn. 

=> Trong trường hợp này, ứng viên đã xác định và thể hiện được niềm đam mê của bản thân đối với sứ mệnh của trường. Hơn nữa, ứng viên cũng đề xuất được một chiến lược đã từng thực hiện của bản thân trong quá khứ mà có thể giúp ngôi trường hoàn thành sứ mệnh của mình, nhằm gây ấn tượng với người phỏng vấn. 

Các mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Các mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Nghiên cứu trước về công ty. Bạn hãy tìm hiểu tất cả những gì có thể về công ty trước khi bước vào phỏng vấn. Hãy kiểm tra bản mô tả công việc của công ty. Tìm hiểu thêm thông qua các tin tức tuyển dụng tương tự trên các trang web việc làm trực tuyến.

Lên danh sách các kỹ năng và văn bằng để thể hiện trình độ của bạn. Hãy cố gắng kết hợp các kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc trước đây của bạn với các yêu cầu đã nêu trong bản mô tả công việc của công ty cùng những yêu cầu ở các vị trí tương tự tại nhiều nơi khác nhau (yêu cầu chung của công việc đó), sao cho sát nhất có thể.

Hiểu biết về tuyên bố sứ mệnh của công ty. Hãy lưu ý đến tuyên bố sứ mệnh của công ty khi phát triển câu trả lời của bản thân.

Hãy tích cực. Hãy nhiệt tình và thể hiện sự hào hứng khi đưa ra câu trả lời của bạn.

Những điều nên tránh trong câu trả lời

Đừng đưa ra những câu trả lời chung chung, “đóng hộp”. Đừng nói những điều như, "Tôi nghe nói đây là một nơi rất tốt để làm việc."

Đừng nói về cách bạn sẽ được lợi như thế nào. Đừng nói những điều như công việc này sẽ làm cho CV của bạn trở nên đẹp hơn hay những điều tương tự vậy. 

Đừng tập trung câu trả lời vào các đặc quyền công việc. Đừng nói về những quyền lợi như được nghỉ ngày ốm hoặc nghỉ phép có lương bình thường, bảo hiểm y tế hoặc bất kỳ đặc quyền công việc nào khác trong buổi phỏng vấn đầu tiên.

Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo bạn nên chuẩn bị.

  • Tại sao bạn lại muốn thay đổi một công việc mới? 

  • Bạn dự định sẽ làm việc ở đây trong bao lâu nếu được nhận? 

  • Bạn coi điểm yếu lớn nhất của bản thân là gì? 

Tổng kết

  • Người phỏng vấn sẽ muốn biết liệu những kinh nghiệm của bạn có phù hợp với các trách nhiệm của công việc trong công ty hay không.

  • Người phỏng vấn sẽ muốn biết liệu bạn có thực sự hiểu vai trò và nội dung của công việc này hay không.

  • Hãy tập trung câu trả lời vào công ty và sứ mệnh của công ty, nhằm thể hiện được các kỹ năng cần thiết đối với công việc đó của bạn, thay vì chỉ tập trung vào bản thân và những điều không liên quan.

  • Hãy thảo luận một cách ngắn gọn về việc nếu tuyển dụng bạn sẽ mang lại những lợi ích gì cho công ty.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.