Khi bạn phỏng vấn xin việc vào một vị trí bất kỳ, một câu hỏi thường gặp sẽ là “Bạn thích làm việc độc lập hay theo nhóm hơn?” Không có câu trả lời đúng hay sai cho câu hỏi này, nhưng những gợi ý dưới đây sẽ giúp câu trả lời của bạn nổi bật hơn.
Những nhà tuyển dụng thường đưa ra câu hỏi này vì một vài vị trí tuyển dụng yêu cầu nhân viên làm việc nhóm hằng ngày, trong khi đó một số vị trí khác yêu cầu nhân viên làm việc độc lập.
Chú ý: Nhà tuyển dụng đặc biệt muốn biết môi trường làm việc nào phù hợp với bạn nhất.
Họ cần biết điều này là để tìm những ứng viên phù hợp nhất với môi trường làm việc của công ty và vị trí công việc đang còn trống.
Đây cũng là một cơ hội để người phỏng vấn hiểu rõ hơn về tính cách của ứng viên, cũng như về con người của ứng viên.
Không có câu trả lời đúng hay sai cho câu hỏi này, bạn chỉ cần đưa ra câu trả lời và giải thích lý do tại sao bạn muốn như vậy. Câu trả lời sai duy nhất là một câu trả lời không trung thực. Việc lừa dối người phỏng vấn không chỉ sai, mà nếu bạn được tuyển, bạn có thể sẽ không hài lòng khi phải làm việc ở một vị trí không phù hợp với bản thân.
Ví dụ, nếu bạn thích hợp làm việc theo nhóm hơn, bạn có thể sẽ không làm tốt những công việc yêu cầu phải làm một mình trong phòng kín - hoặc tệ hơn, những việc yêu cầu bạn làm từ xa. Mặt khác, những người hướng nội cảm thấy việc làm theo nhóm mệt mỏi có thể gặp khó khăn khi làm việc trong một môi trường đề cao tinh thần đồng đội.
Chú ý: Kể cả khi bạn đã xác định thích làm việc theo nhóm hơn hay làm việc một mình hơn hoặc bạn có thể thích nghi làm việc trong cả hai môi trường thì bạn cũng cần dành thời gian quyết định xem bạn muốn trả lời câu hỏi này như thế nào.
Hãy nghĩ về những kinh nghiệm trong quá khứ của bản thân. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn có thể suy nghĩ về những dự án hoặc bài tập của bạn ở trường. Loại công việc như thế nào thì sẽ phù hợp với bạn nhất?
Hãy tham khảo một số gợi ý câu trả lời của Vieclam123 cùng với lý do vì sao những ví dụ này lại là câu trả lời tốt.
Ví dụ 1: Cho hầu hết các dự án hoặc công việc được giao, tôi thấy rằng việc có nhiều bộ não cùng làm để đặt được sản phẩm chung cuối cùng rất có lợi. Ngoài ra, tôi vẫn luôn là một cầu thủ của đội, từ khi tôi học cấp ba và tham gia vào đội thể thao của trường. Tôi biết rằng sự hợp tác, suy nghĩ cởi mở và sự tập trung là những yếu tố quan trọng của một đội viên thành công, và tôi tự hào khi có đủ những yếu tố đó.
=> Câu trả lời này chỉ ra những lợi thế của việc làm nhóm cũng như một số phẩm chất của ứng viên (là thành viên đội bóng, cởi mở và hợp tác), những thứ thường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Ví dụ 2: Tôi cảm thấy có động lực hơn khi làm việc theo nhóm. Tôi thích việc có người xung quanh tham gia vào đóng góp ý kiến. Tôi thấy rằng một người có thể nói một điều gì đó khiến bạn “kích thích” và bất ngờ nảy ra một ý tưởng hoặc suy nghĩ sáng tạo hoàn toàn mới. Tôi rất thích những trải nghiệm công việc như vậy. Hơn nữa, tôi cảm thấy rằng mỗi người sẽ có những đóng góp, suy nghĩ khác nhau vì tất cả chúng ta đều có những hoàn cảnh sống, kinh nghiệm khác nhau.
=> Câu trả lời này thể hiện lý do vì sao ứng viên nghĩ rằng làm việc nhóm sẽ cho ra kết quả tốt hơn.
Ví dụ 3: Tôi thích làm việc một mình hơn hoặc chỉ làm cùng một đồng nghiệp khác thôi. Theo tôi thấy thì sẽ có quá nhiều yếu tố có thể bị bỏ lỡ nếu mọi người tụ tập lại với nhau hoặc làm việc theo nhóm từ 3 người trở lên. Thêm vào đó, nếu tôi là người chịu trách nhiệm cho kết quả cuối cùng của dự án hoặc nhiệm vụ, tôi muốn đảm bảo rằng công việc được hoàn thành tốt và nó phải đáp ứng được những tiêu chuẩn của tôi. Điều này nghe có vẻ ích kỷ nhưng tôi cho rằng điều này là niềm tự hào trong công việc của tôi và là mục tiêu để phát triển hơn.
=> Đây là một câu trả lời khá đề cao bản thân, nhưng cũng rất trung thực. Nó đã làm nổi bật những phẩm chất mạnh mẽ của ứng viên (có niềm tự hào về công việc, mong muốn thăng tiến và có những tiêu chuẩn cao.)
Ví dụ 4: Tôi đã từng làm việc cả theo nhóm và độc lập, và tôi nhận thấy rằng tôi có thể tập trung hơn nhiều vào công việc khi tôi làm việc độc lập. Tôi luôn là một người cần sự yên tĩnh để tập trung và thể hiện tốt nhất. Nếu môi trường làm việc quá ồn ào hoặc có quá nhiều chuyện đang diễn ra xung quanh, tôi không thể sắp xếp các suy nghĩ của mình. Các thầy cô của tôi cũng đã nói với tôi rằng, tôi làm việc chăm chỉ và nhanh hơn khi làm một mình.
=> Câu trả lời này thể hiện rằng ứng viên đã thật sự suy nghĩ về môi trường làm việc phù hợp nhất với mình, và đề cập đến những nhận xét bên ngoài góp phần tạo nên câu trả lời ấy. Thử trả lời câu hỏi như vậy xem điều này có đúng với bạn không (nếu công việc bạn đang tìm đề cao việc làm độc lập.)
Hãy trung thực. Nếu bạn không thích làm việc theo nhóm và nhận một công việc mà tất cả các dự án đều cần làm theo các nhóm lớn, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong công việc. Điều này sẽ không tốt cho tinh thần cũng như chất lượng công việc của bạn.
Hãy thoải mái khi trả lời phỏng vấn. Nếu bạn có thể làm việc tốt trong cả 2 môi trường làm việc nhóm và độc lập, hãy trả lời như vậy. Và, nếu bạn có thể sắp xếp câu trả lời của mình theo một cách có thể thu hút người phỏng vấn, hãy làm như vậy. Suy nghĩ về những tính chất công việc mà bản mô tả công việc nhà tuyển dụng yêu cầu. Nếu các từ "thành viên nhóm" được đề cập, bạn hay làm nổi bật khả năng làm việc nhóm của mình.
Đưa ra lý do và ví dụ. Nếu bạn có một sở thích, hãy nói rõ lý do vì sao: Bạn có thể chia sẻ ví dụ về những lần bạn đã thành công khi làm việc độc lập hay làm theo nhóm, hoặc giải thích lý do bạn làm việc kiểu này sẽ tốt hơn.
Những điều không nên nói
Tuyên bố rằng bạn không thể làm việc trong một môi trường nhất định. Mặc dù việc có ý muốn riêng là tốt, hầu hết các công ty sẽ cần một nhân viên có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm. Đừng tự đánh trượt chính mình bằng cách đưa ra một tuyên bố ngụ ý rằng bạn không có khả năng làm cả hai.
Thể hiện rằng bạn cần hỗ trợ liên tục. Nếu bạn thích làm việc theo nhóm, hãy làm rõ rằng bạn cũng có khả năng làm việc độc lập và không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào trước khi đưa ra quyết định hoặc hành động. Sau tất cả thì không phải mọi quyết định trong công việc đều có thể được đưa ra bởi hội đồng.
Thể hiện rằng bạn không coi trọng ý kiến hoặc công việc của người khác. Ngược lại, nếu bạn thích làm việc độc lập, hãy đảm bảo rằng bạn vẫn suy xét ý kiến và phản hồi của người khác.
Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo
Hãy nói về một lần bạn làm việc tốt theo nhóm.
Hãy nói về một lầm bạn làm việc theo nhóm nhưng mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ lắm.
Bạn làm thế nào để đảm bảo ghi nhận, tổng hợp những nhận xét từ các bên liên quan trong công việc của mình?
Khi bạn làm việc độc lập trong một dự án lớn, bạn làm thế nào để đảm bảo thời gian hoàn thành công việc của mình?
Mẹo cho những người lần đầu đi phỏng vấn
Mới làm quen với thế giới việc làm có thể hơi đáng sợ, nhưng bạn có thể cảm thấy tự tin hơn nếu dành thời gian chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn đầu vào phổ biến nhất. Hãy nghĩ về cách bạn trả lời các câu hỏi về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc trong quá khứ (ngay cả khi nó không liên quan trực tiếp đến công việc hiện tại), điểm mạnh và điểm yếu của bạn, và tại sao bạn thấy bản thân phù hợp với công việc này.
Nếu bạn là sinh viên đại học hoặc mới tốt nghiệp, điều quan trọng là bạn phải liên kết được việc học đại học, các hoạt động ngoại khóa và kinh nghiệm của bạn với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy sẵn sàng để nói về các kỹ năng bạn đã học được ở trường đại học và cung cấp các ví dụ sẵn có của mình.
Một điều quan trọng nữa là bạn phải tạo được ấn tượng mạnh ban đầu với người phỏng vấn, vì vậy hãy nhớ đến phỏng vấn đúng giờ và ăn mặc phù hợp với công việc bạn muốn ứng tuyển. Ngoài ra, đừng quên gửi email cảm ơn sau cuộc phỏng vấn. Đó là một cách tốt để giúp người phỏng vấn nhớ đến bạn và thêm vào email bất kỳ thông tin nào mà bạn cảm thấy chưa hiểu trong buổi phỏng vấn.
5. Tổng kết
Hãy trung thực. Nếu bạn có mong muốn làm việc như thế nào, hãy nói về điều đó.
Hãy đưa ra lý do. Giải thích rõ ràng vì sao bạn thích làm việc như vậy hơn.
Hãy trả lời một cách tích cực. Kể cả khi bạn yêu thích cách làm việc này hơn cách làm việc kia thì hãy tập trung nói về những mặt tốt của phong cách làm việc mà bạn thích (thay vì nói về những mặt xấu của phong cách làm việc mà bạn không thích.
>> Tham khảo thêm:
Chia sẻ