close
cách
cách cách cách

Hiệu quả không ngờ với cách dạy học lấy người học làm trung tâm!

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Để tạo được những giờ học chất lượng và có hiệu quả, những người làm thầy, làm cô, dù cho là dạy ở các lớp học, các trung tâm dạy gia sư, hay ngay cả khi dạy ở nhà, cũng đều phải luôn đổi mới và tìm ra những phương pháp giảng dạy hay và chất lượng. Mục đích của việc giảng dạy chính là làm cho người học hiểu được nội dung bài học một cách thấu đáo nhất, do đó, người học chính là trung tâm của mỗi buổi học. Chính vì thế mà ngày nay, những phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm rất được đề cao bởi những kết quả hết sức tích cực mà nó mang lại.  Vì tính hiệu quả của phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, vieclam123.vn tổng hợp và chia sẻ bài viết dưới đây với mong muốn cung cấp cho bạn đọc nói chung và các gia sư, giáo viên nói riêng những phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm hay nhất, tạo ra những giờ học tích cực, sôi động và đạt hiệu quả cao nhất.

MỤC LỤC

1. Phương pháp người đại diện

1.1. Các hoạt động cần thực hiện

Để thực hiện phương pháp người đại diện, trước tiên, thầy cô cần chia lớp học của mình thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh. Trong mỗi nhóm 4 này sẽ chọn ra một học sinh làm người đại diện cho nhóm.

Sau khi đã chọn ra người đại diện của từng nhóm rồi, thầy cô sẽ giải thích lí thuyết cho các học sinh đại diện trước và yêu cầu các em học sinh đại diện rời lớp học và tìm các ví dụ theo yêu cầu. Trong khi các học sinh đại diện đang đi tìm ví dụ, thì thầy cô sẽ cùng những học sinh còn lại tìm hiểu về các kiến thức lí thuyết liên quan đến những ví dụ đang được đi tìm. 

phương pháp người đại diện là một phương pháp dạy học hiệu quả

Sau khi tìm được các ví dụ minh họa rồi, người đại diện sẽ quay lại lớp và giải thích về ví dụ mình tìm được cho các bạn cùng lớp nghe. Những học sinh còn lại sẽ nghe người đại diện trình bày ví dụ minh họa, đồng thời ghi chép, ghi nhớ để chuẩn bị cho việc miêu tả và giải thích lại ví dụ đó.

Sau đó, thầy cô sẽ yêu cầu một số học sinh dưới lớp trình bày lại những ví dụ vừa được nghe để kiểm tra mức độ hiểu bài của các em học sinh.

1.2. Hiệu quả phương pháp người đại diện có thể mang lại

Áp dụng phương pháp người đại diện vào trong các giờ học sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng tích cực cho các em học sinh, cụ thể như sau:

  • Phương pháp này giúp các em học sinh vừa rèn luyện được khả năng làm việc độc lập, vừa phát triển kĩ năng làm việc nhóm.

  • Bên cạnh đó, kĩ năng trình bày, nghe và ghi chép của học sinh cũng được vận dụng một cách tối đa khi thầy cô áp dụng phương pháp này vào trong giờ học.

  • Không những thế, khi sử dụng phương pháp người đại diện này, thầy cô còn giúp các em học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả bởi khi nghe bạn của mình truyền đạt nhiều lần, các em học sinh chắc chắn sẽ nhanh chóng ghi nhớ lại cả lí thuyết lẫn ví dụ về những điều mình đã được học.

  • Khi phải tự mình hoạt động nhiều trong giờ học, các em học sinh sẽ tập trung hơn rất nhiều, điều này không những giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, mà còn giúp tạo ra thói quen học tập độc lập, không quá phụ thuộc vào thầy cô cho các em học sinh,

2. Phương pháp xếp hình

2.1. Cách thực hiện phương pháp

Để tổ chức một giờ học theo phương pháp xếp hình, trước tiên, thầy cô hãy cung cấp cho các em học sinh những tài liệu đã bị chia thành nhiều mảnh riêng biệt, sau đó, yêu cầu các em tự mình làm việc hoặc làm việc theo cặp để sắp xếp lại những kiến thức đó sao cho hợp lí và chính xác nhất.

Cách đơn giản nhất để tạo ra giờ học theo phương pháp xếp hình đó là chia nhỏ các kiến thức và yêu cầu học sinh sắp xếp chúng theo đúng thứ tự. Ví dụ, thầy cô sẽ đưa ra rất nhiều những dữ kiện theo từng khoảng thời gian khác nhau, và nhiệm vụ của học sinh đó là sắp xếp chúng sao cho đúng trình tự thời gian nhất. Hoặc giáo viên có thể đưa ra các mẩu thông tin về các bước để thực hiện một thí nghiệm nào đó, và nhiệm vụ của học sinh là sắp xếp chúng sao cho đúng trình tự thực hiện thí nghiệm,... Có rất nhiều cách chia nhỏ và xáo trộn thông tin, thầy cô cần căn cứ vào kiến thức của bài học hôm đó để có phương thức chia nhỏ và xáo trộn thông tin hợp lí.

2.2. Những đồ dùng cần chuẩn bị và tác dụng của phương pháp xếp hình

Để thực hiện phương pháp xếp hình, thầy cô cần chuẩn bị những tài liệu bài học, đó có thể là một đoạn văn, một sơ đồ, hoặc một số tranh ảnh với số lượng vừa đủ cho các nhóm trong lớp học, sau đó cắt những tài liệu đó ra thành các miếng dùng để xếp hình.

Với việc tổ chức buổi học theo phương pháp này, thầy cô giúp các em học sinh rèn luyện khả năng tổng hợp và phân tích thông tin, dữ liệu. Qua đó, có được những phán đoán chính xác nhất để việc ghép thông tin không bị sai lệch.

3. Phương pháp lưng chạm lưng

3.1. Tiến trình thực hiện phương pháp lưng chạm lưng

Để thực hiện phương pháp lưng chạm lưng, trước tiên, thầy cô cần cho học sinh ngồi quay lưng lại với nhau theo các cặp. Để giúp các em học sinh có thể nghe rõ bạn của mình nói gì, thầy cô nên để lưng ghế của các em sát vào nhau.

Trong một cặp học sinh ngồi chạm lưng với nhau, thì một học sinh sẽ được thầy cô đưa cho một đồ vật, học sinh này phải luôn giữ vật đó ở ngay trước ngực của mình và học sinh còn lại sẽ được đưa cho một cái bút chì và một tờ giấy trắng.

Sau khi phân chia xong, học sinh cầm đồ vật sẽ miêu tả đồ vật đó và học sinh còn lại sẽ vẽ theo mô tả của bạn mình. Học sinh cầm đồ vật nên mô tả càng chi tiết càng tốt bởi sau khi vẽ xong, học sinh thực hiện việc vẽ sẽ phải gọi tên đồ vật mà mình vẽ. Để đảm bảo tính khách quan và chính xác cho quá trình tổ chức giờ học, học sinh cầm đồ vật không được vẽ lại đồ vật trên không trung để gợi ý cho bạn của mình.

Để giúp học sinh có vẽ và gọi tên đồ vật một cách chính xác, thì cả hai có thể hỏi và trả lời những câu hỏi liên quan. Đặc biệt, phương pháp này cần có một thời gian giới hạn nhất định. Đến khi kết thúc, thì cả hai sẽ cùng so sánh bản vẽ với đồ vật để xem độ chính xác là bao nhiêu phần trăm.

3.2. Hiệu quả mà phương pháp lưng chạm lưng mang lại

Cách vừa học vừa chơi này là một phương pháp học tập vô cùng hiệu quả. Dưới đây là một số kết quả tích cực mà học sinh sẽ có được khi tham gia một giờ học được tổ chức theo phương pháp này:

  • Trong quá trình mô tả và vẽ lại đồ vật, học sinh cần tập trung cao độ cả về tư duy ngôn ngữ lẫn khả năng tưởng tượng. Và điều này khiến cho giờ học thú vị và bớt nhàm chán hơn bao giờ hết.

  • Thông qua phương pháp này, học sinh cũng được hoàn thiện cả kĩ năng nghe và kĩ năng nói. Đây là hai kĩ năng cần thiết cho việc nâng cao khả năng học tập độc lập hiệu quả.

  • Bên cạnh đó, kĩ năng quan sát, miêu tả một cách chi tiết cũng được cải thiện đáng kể.

  • Khi tổ chức lớp học theo phương pháp lưng chạm lưng, học sinh còn được rèn luyện khả năng tương trợ và phối hợp với nhau.

4. Phương pháp đánh bại giáo viên

4.1. Cách thực hiện phương pháp đánh bại giáo viên

Để tổ chức lớp học theo phương pháp đánh bại giáo viên, thì trước tiên, thầy cô cần giải thích quy trình cho học sinh của mình. Thầy cô sẽ đọc một đoạn văn bản, hoặc viết đoạn văn đó lên bảng, thầy cô cũng có thể viết những công thức hoặc vẽ một sơ đồ,... tùy thuộc vào nội dung bài học. Và đoạn văn bản mà thầy cô đưa ra sẽ có một hoặc vài lỗi sai. 

phương pháp đánh bại giáo viên là một phương pháp tập trung vào người học

Đối với phương pháp này, học sinh sẽ tự mình hoạt động, tìm ra những lỗi sai trong đoạn văn bản mà thầy cô đưa ra sau đó ghi chép lại. Sau khi tự mình tìm ra và ghi chép các lỗi sai, học sinh có thể trao đổi kết quả với nhau. 

Sau đó, thầy cô sẽ gọi một số học sinh đứng lên đọc kết quả mà mình ghi chép được. Cuối cùng, thầy cô sẽ chữa lỗi sai và kiểm tra xem có bao nhiêu học sinh trong lớp tìm ra được hết những lỗi sai đó.

4.2. Tác dụng của việc tổ chức lớp học theo phương pháp đánh bại giáo viên

Đây là phương pháp giúp phát huy tối đa khả năng làm việc độc lập của mỗi học sinh. Cụ thể, tổ chức giờ học theo phương pháp đánh bại giáo viên sẽ có được một số lợi ích sau đây:

  • Mỗi học sinh trong lớp khi tham gia giờ học theo phương pháp đánh bại giáo viên đều phải tư duy liên tục và luôn phải tập trung cao độ.

  • Thông qua phương pháp này, thầy cô có thể kiểm tra kiến thức của học sinh một cách trực quan nhất bằng cách so sánh giữa những điều học sinh nhìn và nghe thấy với những kiến thức thực sự trong đầu của học sinh.

  • Ngoài ra, việc học sinh có thể tự mình phát hiện ra các lỗi sai sẽ giúp học sinh nhớ được kiến thức một cách chắc chắn nhất.

5. Phương pháp di chuyển quanh lớp học

5.1. Các bước thực hiện phương pháp di chuyển quanh lớp học 

Để tổ chức giờ học theo phương pháp di chuyển quanh lớp, trước tiên, thầy cô cần thiết kế các nhiệm vụ phù hợp với nội dung của bài học. Sau đó, thầy cô sẽ đặt các nhiệm vụ đó ở nhiều nơi khác nhau trong lớp học. 

Khi đã bố trí xong các nhiệm vụ bài học từ cơ bản đến nâng cao, thầy cô sẽ bắt đầu cho học sinh di chuyển quanh lớp học và tìm các nhiệm vụ đã được giấu đi. Học sinh có thể xử lí nhiệm vụ theo bất cứ thứ tự nào mà học sinh mong muốn, nhưng vẫn phải đảm bảo trong một khoảng thời gian quy định.

Sau khi học sinh đã thực hiện xong hết các nhiệm vụ, thầy cô sẽ củng cố và hệ thống lại những kiến thức quan trọng của bài học để học sinh có thể theo dõi tuần tự những gì mình cần phải học trong bài học ngày hôm đó.

5.2. Hiệu quả của phương pháp di chuyển quanh lớp học

Mỗi phương pháp tổ chức lớp học sẽ mang lại những hiệu quả nhất định, và dưới đây là những lợi ích mà phương pháp di chuyển mang lại cho các em học sinh:

  • Khi đứng trước các nhiệm vụ vô cùng đa dạng mà thầy cô giao cho, các em học sinh sẽ học được cách quản lí thời gian hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và biết cách xử lí tình huống một cách linh hoạt.

  • Bên cạnh đó, việc phân chia các nhiệm vụ theo mức độ từ cơ bản đến nâng cao còn giúp giờ học trở nên hiệu quả với từng đối tượng học sinh, học sinh nào cũng có cơ hội nâng cao và mở rộng khả năng của bản thân mình nhưng đồng thời cũng không phải đối mặt với những kiến thức quá sức, vượt tầm với.

6. Phương pháp biến đổi

6.1. Quá trình thực hiện của phương pháp biến đổi

Phương pháp biến đổi là phương pháp mà học sinh sẽ dựa trên một bài tập đã có phương pháp giải và học sinh sẽ phải giải lại bài tập đó theo một phương pháp khác.

Dưới đây là một số ví dụ mẫu về việc tổ chức lớp học theo phương pháp biến đổi:

  • Từ đoạn văn dưới đây, học sinh hãy biến đổi thành sơ đồ tư duy.

  • Tạo một bảng sự kiện dựa trên đoạn văn được cho dưới đây.

  • Tóm tắt đoạn văn dưới đây theo các từ khóa.

  • ...

6.2. Hiệu quả phương pháp biến đổi có thể mang lại

Khi tổ chức lớp học theo phương pháp biến đổi, các em học sinh và cả thầy cô sẽ có được một số lợi ích tiêu biểu dưới đây:

  • Đây là phương pháp vô cùng hiệu quả giúp đảm bảo việc học sinh có thể hiểu sâu những kiến thức mà mình được học. Bởi chỉ khi hiểu kiến thức một cách thấu đáo nhất, học sinh mới có thể biến đổi phương pháp giải bài tập theo một hướng khác dựa trên hướng giải đã cho.

  • Khi học sinh không thể giải bài tập theo một phương pháp khác, thì thầy cô có thể dựa vào đó để đưa ra giải pháp tốt nhất giúp học sinh tìm ra khó khăn cũng như tìm được hướng giải quyết hiệu quả nhất cho học sinh, giúp học sinh kịp thời giải quyết được khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.

  • Phương pháp biến đổi này còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập.

7. Phương pháp phân công

7.1. Cách thực hiện phương pháp phân công

Khi thầy cô muốn tổ chức lớp học theo phương pháp phân công, thì trước tiên, thầy cô cần tạo những góc học tập khác nhau trong lớp học, đó có thể là một góc với các tranh quan sát, một góc với các thí nghiệm để thực hành,... Mỗi góc học tập này sẽ tượng trưng cho mỗi nhiệm vụ khác nhau.

phương pháp phân công cũng là một phương pháp giảng dạy tốt

Đồng thời, thầy cô sẽ chia lớp thành các nhóm từ 4 đến 5 người, mỗi nhóm này sẽ được phân công về một góc học tập khác nhau với các mục tiêu tìm hiểu khác nhau. Các học sinh trong cùng một nhóm học tập sẽ hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình.

Ngoài việc hoàn thiện mục tiêu của nhóm mình, mỗi học sinh cũng có thể tự do đi đến các nhóm học tập khác trong lớp để tìm hiểu về nhiệm vụ của các nhóm khác, đồng thời mở mang kiến thức cho bản thân. Khi trở về nhóm của mình, mỗi học sinh cũng có thể truyền đạt lại những kiến thức mà mình đã tìm hiểu được cho các thành viên cùng nhóm để hỗ trợ nhau nâng cao kiến thức bản thân.

7.2. Hiệu quả của việc tổ chức lớp học theo phương pháp phân công 

Từ việc chia nhóm và tổ chức lớp học với các nhiệm vụ khác nhau, phương pháp tổ chức lớp học theo cách phân công mang lại rất nhiều những lợi ích như sau:

  • Các em học sinh sẽ được hoàn thiện kĩ năng tự học, tự tìm hiểu của bản thân. Bởi trong hoạt động này, thầy cô sẽ chỉ tổng hợp lại tất cả các kiến thức mà các em học sinh cần phải học trong bài học của ngày hôm đó sau khi mỗi nhóm đã tự mình hoàn thành nhiệm vụ.

  • Việc tạo ra các góc học tập mới lạ, nhiều màu sắc cũng góp phần tạo nên hứng thú học tập cho các em học sinh. Và khi đã có hứng thú rồi, thì việc cố gắng tìm hiểu kiến thức và hoàn thành nhiệm vụ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

  • Ngoài ra, việc các học sinh trong nhóm tự truyền đạt lại những gì mình tìm hiểu được cũng góp phần củng cố kiến thức và kĩ năng thuyết trình cho các em học sinh.

8. Phương pháp vòng tròn thảo luận

8.1. Quá trình thực hiện phương pháp vòng tròn thảo luận

Trước khi tổ chức lớp học theo phương pháp vòng tròn thảo luận, thầy cô và học sinh cần phải chuẩn bị một không gian tương đối rộng. Sau đó, thầy cô sẽ chia lớp thành hai vòng tròn đồng tâm. Những học sinh ở vòng tròn trong sẽ quay mặt ra ngoài và các học sinh ở vòng tròn ngoài sẽ quay mặt vào trong (có nghĩa là học sinh ở hai vòng tròn sẽ đứng đối diện nhau).

Thầy cô sẽ đưa ra từ khóa cho từng cặp, sau đó, yêu cầu các cặp thảo luận với nhau để phát triển từ khóa được giao. Thầy cô cần đưa ra một thời gian thảo luận nhất định để đảm bảo rằng học sinh nào cũng có cơ hội trình bày ý kiến của mình.

Nếu còn thời gian, thầy cô có thể cho học sinh di chuyển để đổi cặp thảo luận và tiếp tục đưa ra các từ khóa khác nhau cho đến khi hết giờ thì thôi.

8.2. Tác dụng của vòng tròn thảo luận

Việc tổ chức lớp học theo mô hình vòng tròn thảo luận sẽ đem lại rất nhiều những lợi ích nổi bật, cụ thể như sau:

  • Giúp học sinh có được sự tập trung tối đa trong quá trình thảo luận để phát triển từ khóa.

  • Phương pháp vòng tròn thảo luận còn giúp học sinh có cơ hội lắng nghe các ý kiến, các quan điểm khác nhau. Nhờ vậy có thể mở rộng khả năng tư duy cho bản thân.

  • Đây cũng là một phương pháp giúp cải thiện khả năng làm việc nhóm.

9. Phương pháp Đô - mi - nô

9.1. Cách tổ chức giờ học theo phương pháp Đô - mi - nô

Để tổ chức lớp học theo phương pháp Đô - mi - nô, trước tiên, thầy cô cần chuẩn bị thật nhiều tấm thẻ có kích thước A6 hoặc A7, sau đó, chia những tấm thẻ đó thành hai nửa bằng nhau giống như những quân cờ Đô - mi - nô. Trong mỗi tấm thẻ, thầy cô sẽ ghi một nửa là câu hỏi, nửa còn lại là câu trả lời, tuy nhiên, cần lưu ý rằng, câu hỏi và câu trả lời trong cùng một tấm thẻ không được khớp nhau. Và mỗi học sinh trong lớp học sẽ được phát một tấm thẻ.

Sau đó, buổi học theo mô hình Đô - mi - nô sẽ được bắt đầu bằng việc một học sinh đọc to câu hỏi trong tấm thẻ của mình lên, những học sinh còn lại cảm thấy câu trả lời của câu hỏi đó nằm trong tấm thẻ của mình thì sẽ đọc to câu trả lời đó lên.Sau khi học sinh đọc xong câu trả lời, cả lớp sẽ đánh giá xem câu trả lời đó có đúng hay không bằng cách giơ ngón cái lên hoặc xuống (lên là đúng, xuống là sai). Trong trường hợp không có học sinh nào đứng dậy đọc câu trả lời, thầy cô sẽ hỏi xem có học sinh nào nghĩ trong tay mình có tấm thẻ chứa câu trả lời mà vẫn còn băn khoăn hay không. Lúc này, giáo viên sẽ dựa vào đó mà gọi những học sinh còn băn khoăn về câu trả lời đọc to tấm thẻ lên, và cả lớp sẽ thảo luận xem ai trong số những bạn đứng lên đọc đáp án có câu trả lời chính xác.

Buổi học sẽ được tiếp tục bằng cách học sinh sau khi đọc câu trả lời của mình xong sẽ tiếp tục đọc câu hỏi trong tấm thẻ đó cho đến khi tất cả các câu hỏi đã được khớp với câu trả lời tương ứng.

9.2. Tác dụng của việc tổ chức lớp học theo phương pháp Đô - mi - nô

Khi tổ chức lớp học theo mô hình Đô - mi - nô, giờ học sẽ trở nên vô cùng hiệu quả, cụ thể như sau:

  • Đây giống như việc vừa học vừa chơi, nhờ vậy mà giảm được tối đa sự căng thẳng của giờ học cho các em học sinh. Do đó mà việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

  • Để tìm ra được câu trả lời chính xác, đòi hỏi học sinh của cả lớp phải thực sự tập trung đồng thời phương pháp này cũng đảm bảo toàn bộ lớp học tham gia vào bài giảng.

Vieclam123.vn vừa chia sẻ những phương pháp dạy học tập trung vào người học hiệu quả nhất. Mong rằng với những chia sẻ này, gia sư và giáo viên sẽ xây dựng được những chiến lược giảng dạy hiệu quả nhất cho bản thân mình, nâng cao chất lượng giờ học cho học sinh. Ngoài ra, vieclam123.vn còn cung cấp rất nhiều những thông tin hữu ích, những kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả, cùng với những kiến thức học tập hay. Do đó, giáo viên và gia sư có thể truy cập vieclam123.vn để có được cho mình những thông tin thú vị nhất.\

>> Xem thêm:

MỤC LỤC

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.