Các kiến thức về cách tiêu tiền của trẻ đều ảnh hưởng từ gia đình, cha mẹ. Những thói quen tiêu tiền của cha mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng tài chính của trẻ. Trên thực tế hiện nay, rất ít các bậc cha mẹ Việt Nam chú tâm vào việc dạy cho con cách quản lý tài chính cá nhân. Dưới đây, Vieclam123.vn xin phép chia sẻ những kinh nghiệm về cách giáo dục tài chính cá nhân cho trẻ hiệu quả, các bạn có thể đọc và tham khảo nhé!
Hiện nay, các bậc cha mẹ thường mua những chú lợn đất màu mè bắt mắt để cho con học cách tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, thay vì sử dụng con lợn đất các bạn có thể cho con sử dụng hũ trong suốt để tiết kiệm tiền hiệu quả. Với hũ trong suốt, các con của bạn sẽ có thể nhìn thấy tiền của mình đang tăng đến mức nào: từ vài nghìn, vài chục nghìn đến vài trăm nghìn. Cha mẹ nên giải thích và nói chuyện với con về giá trị của tiền và giá trị của việc tiết kiệm tiền. Các bậc cha mẹ nên khuyến khích bé tiết kiệm tiền mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào cần thiết.
Trẻ em thường có xu hướng bắt chước và học hỏi người lớn, kể cả khi bạn đi mua sắm. Khi đi mua sắm các bạn hay sử dụng thẻ tín dụng, các bé cũng sẽ thấy điều đó. Khi sử dụng thẻ tín dụng các bé sẽ không nhìn nhận được giá trị những món đồ bạn vừa mua và chỉ thấy việc mua bán thật dễ dàng. Chính vì thế bạn nên hạn chế việc dùng thẻ tín dụng, nên sử dụng tiền mặt bất cứ khi nào để trẻ có thể nhận ra được việc chi trả tốn kém bao nhiêu và từ đó học được cách tiết kiệm và cách chi tiêu hợp lý.
Chi phí cơ hội có nghĩa là bạn phải bỏ qua món đồ tốt thứ 2 để có thể mua món đồ tốt nhất. Bạn có thể nói với các con là: “nếu hôm nay con muốn mua đồ chơi, thì ngày mai chúng ta sẽ không có tiền để mua sách vở”. Như vậy trẻ sẽ phải chọn giữa cái mình yêu thích và cái cần thiết, khi đó trẻ sẽ nhận ra được giá trị của việc chi tiêu hợp lý. Điều này cũng dạy cho bé học được cách trân trọng những gì chúng đang có, buông bỏ những gì không cần thiết.
Bạn nên cho con học cách chia sẻ và cho đi. Cụ thể là, bạn có thể cho con của mình đến ngôi chùa địa phương, hoặc các nơi đang tổ chức từ thiện dạy con cách chia sẻ. Chia sẻ ở đây có thể là cho những người nghèo khó một ít tiền, hoặc sử dụng số tiền đó mua sách, đồ chơi,... tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ. Điều này cũng giúp cho trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền đối với mình và đối với mọi người có ý nghĩa như thế nào? Ngoài ra, còn giúp cho trẻ hiểu được những giá trị của việc chia sẻ.
Săn đồ giá rẻ cũng là một trong những cách tiết kiệm tiền bạc, hãy dạy con biết cách mua hàng giá rẻ. Ví dụ: khi bạn vào một cửa hàng tiện ích, siêu thị,... đang có các chương trình giảm giá, hãy săn tìm các món đồ có giá hời tất nhiên là hàng hóa vẫn phải đảm bảo về chất lượng. Khi mua những món hàng như vậy bạn nên giải thích cho con hiểu mua hàng giảm giá sẽ tiết kiệm được bao nhiêu? Số tiền tiết kiệm được có thể mua thêm món hàng yêu thích khác. Bạn cũng nên khuyến khích con mình tìm các món hàng đang được giảm giá mà mình yêu thích như sữa chua, kẹo, bánh,...để giúp trẻ hứng thú với việc này.
Các bạn nên cho con mình một khoản trợ cấp cố định hàng tháng. Khi có khoản trợ cấp này các em sẽ học được cách chi tiêu hợp lý và biết cách trân trọng những gì mình đang có. Hãy thiết lập cho con những kỷ luật về tài chính và khuyến khích các con rằng nên có những khoản tiết kiệm cho riêng mình, nếu các con tiết kiệm được kha khá, bố mẹ sẽ cho thêm và sau đó chúng ta sẽ cùng mua món đồ giá trị mà con yêu thích.
Cha mẹ nên là những tấm gương mẫu mực trong việc chi tiêu hợp lý để giúp cho các bé học tập và phát triển thói quen tiêu dùng tiết kiệm. Ví dụ như là: khi bạn đang muốn đi chợ, đi cửa hàng tiện lợi, đi siêu thị,...bạn cần lên danh sách các món đồ cần mua và chỉ mua nó trong khoảng bao nhiêu tiền. Khi lập danh sách mua hàng bạn nên yêu cầu con mình lập cùng và nói cho con biết chỉ mua đúng với danh sách đã đề ra. Điều này ngăn ngừa việc trẻ muốn mua đồ lung tung, tùy tiện và học được cách mua sắm hợp lý.
Sẽ có những lúc con bạn phạm sai lầm về việc chi tiêu. Ví dụ: khi con bạn vòi vĩnh thêm khoản trợ cấp hoặc đòi mua một món đồ gì đó không cần thiết. Bạn hãy ngồi lại, thảo luận, trò chuyện cùng con, nói cho con hiểu thêm về cách tiết kiệm, để dành khoản tiền đó để có thể mua được món đồ tốt hơn. Nếu trẻ làm mất tiền, thì bạn nên nói cho trẻ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc giữ tiền an toàn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc dạy trẻ cách chi tiêu hợp lý. Hy vọng bài viết “Dạy con cách tiêu tiền và những điều phụ huynh cần biết” có thể cung cấp đầy đủ những kinh nghiệm cần thiết cho các bậc cha mẹ.
>> Tham khảo thêm:
Chia sẻ