Blog

Hướng dẫn cách viết CV kế toán nội bộ chuyên nghiệp, nổi bật nhất

11/09/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi xin việc bất kỳ ngành nghề nào thì ứng viên cũng phải chuẩn bị CV xin việc thật hoàn hảo để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đặc biệt là những công việc có tính cạnh tranh cao như kế toán nội bộ. Để nâng cao hội trúng tuyển cùng xem hướng dẫn viết CV kế toán nội bộ trong bài viết dưới đây!

1. Bố cục của mẫu CV kế toán nội bộ

CV kế toán nội bộ có bố cục tương tự như các CV xin việc kế toán thông thường khác, ứng viên tập trung trình bày ưu điểm và khả năng của mình qua các mục như thông tin có nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cá nhân cùng những mục thêm khác. 

Bố cục mẫu CV xin việc kế toán nội bộ

Cách sắp xếp thứ tự hạng mục trong CV xin việc mẫu cũng tùy vào ứng viên, đối với những bạn có nhiều cơ hội làm việc trong lĩnh vực kế toán trước đó thì nên tập trung vào phần kinh nghiệm việc làm để làm nổi bật bản thân để ngay sau mục tiêu nghề nghiệp nhằm thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Còn đối với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy đề cao về trình độ học vấn và các hoạt động tham gia trong quá trình học tập liên quan đến công việc kế toán như vậy cũng sẽ là điểm cộng lớn.

Dù sắp xếp bố cục như thế nào thì vẫn phải khoa học, logic, rõ ràng, rành mạch cho người đọc dễ theo dõi, các nội dung phải được trình bày một cách đồng nhất tạo sự bắt mắt và chuyên nghiệp cho ứng viên. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách viết CV kế toán nội bộ hãy tiếp tục đọc phần bên dưới!

Trong CV xin việc cần những gì để có thể chiếm được sự chú ý của nhà tuyển dụng? 

2. Cách viết CV kế toán nội bộ

2.1. Thông tin cá nhân

Cũng gần tương tự với mẫu CV kế toán trưởng thì CV kế toán nội bộ chủ yếu là các thông tin cá nhân của ứng viên bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở, số điện thoại và email cá nhân. Đây là những thông tin cơ bản cần phải đưa vào CV để nhà tuyển dụng nắm bắt và phân loại ứng viên sao cho phù hợp cũng như liên lạc khi trúng tuyển nên phải viết thật chính xác.

Điều đáng lưu ý nhất trong phần đầu chính là địa chỉ email, ứng viên nên sử dụng địa chỉ email chuyên nghiệp được đặt theo họ và tên khi điền CV chẳng hạn như nguyenvana@gmail.com chứ không nên dùng các loại email được đặt theo nickname hay bí danh như vậy có thể gây mất điểm trước nhà tuyển dụng.

Ngoài ra trong CV thì không nên thiếu ảnh cá nhân, ứng viên nên đính kèm ảnh thẻ ngay trên đầu CV để nhà tuyển dụng dễ nhận biết ứng viên và phân loại cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc trong công việc. 

Trình bày thông tin cá nhân rõ ràng, thêm ảnh thẻ trong mẫu CV xin việc kế toán nội bộ

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Đây là phần ứng viên trình bày về định hướng của bản thân trong CV kế toán nội bộ, các bạn có thể trình bày theo mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Trong đó mục tiêu ngắn hạn là các ưu điểm mà bạn cho rằng mình phù hợp với công việc kế toán cùng với mong muốn được làm việc tại công ty. Còn mục tiêu dài hạn là định hướng trong tương lai từ 3 - 5 năm sau, ứng viên có thể trình bày về mong đợi của mình trong lĩnh vực kế toán sau này như thế nào.

Tuy nhiên mục tiêu nghề nghiệp là gì thì cũng không nên viết quá dài chỉ nên gói gọn trong 2 - 3 câu để nhà tuyển dụng nắm được mục đích xin việc trong CV kế toán nội bộ của bạn là được. Chẳng hạn bạn có thể viết như sau: “Từng có kinh nghiệm làm tại vị trí kế toán nội bộ cho ngân hàng A nên khả năng tính toán, giải quyết công việc tôi nghĩ rằng mình phù hợp với yêu cầu của công ty. Tôi mong muốn được làm việc và đóng góp cho quý công ty, trong 3 - 5 năm tôi mong rằng mình sẽ có cơ hội làm ở vị trí trưởng kế toán để giúp công ty ngày càng phát triển hơn trong tương lai.”

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc kế toán

2.3. Trình độ học vấn trong CV kế toán nội bộ

Đối với nghề kế toán nội bộ đòi hỏi nhiều kiến thức, trình độ chuyên môn trong đơn xin việc nên nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những người được đào tạo bài bản vậy nên hãy đưa các chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến ngành kinh tế, kế toán,... của bạn lên trên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Trong phần này bạn có thể trình bày theo thứ tự như sau: tên trường đại học, năm tốt nghiệp, chuyên ngành học, điểm GPA (nếu điểm cao thì nên đưa vào), xếp loại, các chứng chỉ liên quan. Dưới đây là ví dụ cụ thể:

Tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân (2016 - 2020)

Chuyên ngành Kế toán

GPA: 3.5/4

Xếp loại bằng giỏi

Chứng chỉ tiếng Anh kinh tế: IELTS 8.0

Trình bày về trình độ học vấn đưa những bằng cấp liên quan đến kế toán

2.4. Kinh nghiệm làm việc

Đối với ứng viên có nhiều kinh nghiệm việc làm trong lĩnh vực kế toán thì hãy sắp xếp và trình bày theo thứ tự thời gian từ gần đến xa bao gồm: tên công ty từng làm việc, thời gian làm việc, vị trí đảm nhiệm, nhiệm vụ thực hiện. Tất cả phải viết thật chi tiết để nhà tuyển dụng thấy được điểm mạnh trong công việc và khả năng của bạn có phù hợp với công việc hay không.

Tuy nhiên không nên tham mà liệt kê tất cả các công việc từng làm mà hãy chắt lộc những công việc có thời gian làm việc từ 6 tháng trở lên. Nhà tuyển dụng sẽ không thích những ứng viên hay nhảy việc, họ sẽ ưu tiên những người có ý muốn làm việc lâu dài với họ. Đồng thời chỉ nên lựa chọn những công việc liên quan đến ngành tài chính - kế toán để đưa vào CV kế toán nội bộ, cho dù bạn chưa từng làm vị trí kế toán nội bộ nhưng đã từng có kinh nghiệm trong các vị trí liên quan thì đó cũng là điểm cộng.

Đối với những bạn sinh viên làm CV xin việc kế toán mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn thì cũng không nên bỏ trống phần này, bạn có thể trình bày về công việc thực tập, các hoạt động liên quan đến ngành tài chính - kế toán bạn từng tham gia trong quá trình học tập cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá tiềm năng của bạn trong CV kế toán nội bộ.

Tập trung vào kinh nghiệm và kỹ năng cá nhân trong CV xin việc kế toán nội bộ

2.5. Kỹ năng cá nhân

Nghề kế toán nội bộ quan trong ở kinh nghiệm làm việc và kỹ năng cá nhân, đó cũng là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở các ứng viên. Đặc biệt là kỹ năng cá nhân, nếu như bạn không có trình độ học vấn cao như các ứng viên khác thì đây chính là phần giúp bạn lấy lại điểm tuyệt đối.

Ở phần kỹ năng trong CV kế toán nội bộ bạn nên chọn lọc những kỹ năng văn phòng cùng những kỹ năng mềm liên quan đến ngành kế toán, chẳng hạn như bạn có thể liệt kê những kỹ năng như: thành thạo tin học văn phòng, khả năng tính toán, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng sắp xếp thời gian, kỹ năng lên kế hoạch, báo cáo,....

Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn nên dựa theo yêu cầu công việc trên tin tuyển dụng, đó là yêu cầu của nhà tuyển dụng rồi chọn lọc những kỹ năng phù hợp đáp ứng các yêu cầu đó. Đây là một trong những phần vô cùng quan trọng của CV xin việc kế toán nội bộ.

2.6. Các phần khác

Ngoài những mục chính thì để CV kế toán nội bộ trông phong phú hơn thì ứng viên có thể thêm các phần khác như sở thích, tính cách trong CV, người tham chiếu và hoạt động ngoại khóa. Tất cả các thông tin bạn đưa vào CV đều là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của mình. Như mục sở thích thì cũng nên chọn những sở thích giúp ích cho công việc như thích đọc sách, thích xem phim tiếng Anh,... 

Tất cả các thông tin là cơ sở đánh giá tiềm năng của ứng viên

Bên cạnh đó, để CV kế toán nội bộ của bạn trở nên uy tín hơn thì hãy thêm mục người tham chiếu, được chứng nhận bởi những người đáng tin cậy như sếp cũ, thầy cô giáo trường đại học như vậy sẽ tạo tính thuyết phục với nhà tuyển dụng.

Bạn đã biết cách làm đơn xin việc kế toán chuẩn chỉ, chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng chưa ?

3. Những lưu ý khi viết CV kế toán nội bộ

- CV nên trình bày đồng nhất một font chữ, không nên thiết kế quá màu mè gây rối mắt người xem, chọn những tông màu hài hòa nhã nhặn.

- Các nội dung trong CV chỉ nên gói gọn trong một trang A4, chắt lọc những điểm sáng để đưa vào CV không dài dòng lan man.

- Tránh lỗi sai chính tả, kiểm tra thật kỹ CV trước khi gửi cho nhà tuyển dụng, chỉ cần một lỗi nhỏ cũng sẽ khiến bạn mất điểm.

4. Kết luận về CV kế toán nội bộ

Bên trên là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể viết CV kế toán nội bộ một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Đây là công cụ đắc lực giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nâng cao cơ hội trúng tuyển vậy nên hãy thật đầu tư vào CV xin việc.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chia sẻ cho các em học sinh mẹo viết CV bằng tiếng Anh lớp 12
Viết CV bằng tiếng Anh lớp 12 như thế nào? Các em học sinh ngồi trên ghế nhà trường dùng CV tiếng Anh để làm gì và những lưu ý khi viết. Xem ngay!

01/12/2021

Hướng dẫn cách viết mẫu cv xin việc part time bằng Tiếng Anh chuẩn
Mẫu cv xin việc part time bằng tiếng anh được viết như thế nào? CV xin việc parttime tiếng anh thì khác gì full time? Hãy đọc bài viết sau để biết bạn nhé!

29/11/2021

Tạo ấn tượng nhà tuyển dụng với mẫu CV xin làm cộng tác viên
Mẫu CV cộng tác viên được viết như thế nào? Làm sao để tạo ra được mẫu CV cộng tác viên chuyên nghiệp và ấn tượng khiến nhà tuyển dụng đổ gục? Click ngay!

25/11/2021

Tham khảo cách viết mẫu CV Topica theo hướng dẫn của chuyên gia
Mẫu CV Topica hoàn hảo sẽ giúp bạn nắm bắt tốt cơ hội được nhận vào làm việc tại Topica. Cùng vieclam123.vn tìm ra bí quyết chinh phục mẫu CV này nhé.

20/11/2021