close
cách
cách cách cách cách cách

CTO là gì? Tìm hiểu về chức vụ CTO cần làm những công việc gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

CTO (Chief Technology Officer) là chức vụ mà bất kỳ người làm nào làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng muốn hướng tới. Vậy cụ thể công việc CTO này là gì và tại sao nó lại có sức hút đến vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Tìm hiểu về CTO và CIO

1.1. CTO là gì?

CTO (Chief Technology Officer) là vị trí Giám đốc công nghệ trong công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Giám đốc công nghệ sẽ chịu trách nhiệm chung cho những vấn đề về kỹ thuật và công nghệ, đồng thời điều hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển về mảng này để đảm bảo bộ phận kỹ thuật trong công ty hoạt động một cách tốt nhất. Đồng thời, khi xây dựng chiến lược phát triển, cải tiến công nghệ, Giám đốc công nghệ cũng cần ước tính được chi phí thực hiện để làm bản báo cáo cho CEO của công ty, doanh nghiệp.

Tham khảo: Tổng hợp mẫu CV cho vị trí quản lý chuyên nghiệp nhất.

1.2. Phân biệt CTO và CIO

Trước đây, với những công ty nhỏ, trách nhiệm công việc của CTO (Giám đốc công nghệ) sẽ được đảm nhận bởi CIO. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin, vai trò của bộ phận công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp ngày càng lớn, nhất là đối với những doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thương mại điện tử, viễn thông, ….Chính bởi vậy mà ngày nay vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai vị trí này.

CIO là viết tắt của Chief Information Office hay chính là chức vụ Giám đốc thông tin hay Giám đốc công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Vị trí CIO phụ trách bộ phận xử lý dữ liệu và hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, đảm bảo hệ thống quản trị thông tin trong doanh nghiệp hoạt động một cách tốt nhất. 

CTO là gì

CTO (Chief Technology Officer) là Giám đốc thông tin, chịu trách nhiệm cho các vấn đề công nghệ và kỹ thuật trong doanh nghiệp.

Thoạt nghe qua thì có thể bạn sẽ không phân biệt được đâu là sự khác nhau giữa hai vị trí này vì cả hai đều chịu trách nhiệm chung cho các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ. Tuy nhiên, tìm hiểu sâu hơn, ta thấy công việc của hai vị trí này hoàn toàn khác nhau.

 Cụ thể, nếu như CIO giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin trong nội bộ doanh nghiệp thì CTO chịu trách nhiệm cho các vấn đề mà khách hàng hay đối tác gặp phải khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. CIO làm chủ công nghệ kinh doanh, là cố vấn cấp cao để đưa ra các kế hoạch về công nghệ, kỹ thuật cho doanh nghiệp trong khi đó CTO tập trung vào vấn đề kỹ thuật để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng.

2. Công việc của CTO là gì?

Tùy vào từng công ty, doanh nghiệp và quy mô của nó mà vị trí CTO sẽ đảm nhận những trách nhiệm công việc khác nhau. Nếu như doanh nghiệp lớn, có quy mô và tầm ảnh hưởng và có phân tách hai vị trí CTO và CIO rõ ràng thì CTO thường chỉ phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ. Trong khi nếu trong một doanh nghiệp nhỏ, CTO đồng thời đảm nhận vị trí của CIO thì CTO sẽ phải thực hiện nhiệm vụ lên kế hoạch, chiến lược dự trù ngân sách để cải tiến hệ thống công nghệ, kỹ thuật của doanh nghiệp.

CTO cũng được phân thành nhiều vị trí chuyên biệt, cụ thể từng vị trí sẽ gắn liền với những nhiệm vụ khác nhau.

CTO cơ sở hạ tầng: Chịu trách nhiệm cho việc giám sát dữ liệu, bảo mật, bảo trì mạng của công ty , đồng thời quản lý và lên các chiến lược kỹ thuật cho công ty.

CTO kỹ thuật: CTO cân nhắc để sử dụng các ứng dụng công nghệ kỹ thuật chung cho toàn công ty, đồng thời lên chiến lược về công nghệ trong toàn hệ thống.

CTO tiếp thị: CTO tiếp thị giữ vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, nắm bắt thị trường và đưa các dự án công nghệ thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng hoặc các công ty đối tác.

CTO chiến lược: chịu trách nhiệm cho việc thiết lập các chiến lược phát triển công nghệ trong công ty, tiến hành phân tích thị trường để xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp. Vị trí CTO chiến lược thường làm việc trực tiếp với các lãnh đạo cấp cao và CEO trong công ty.

CTO là gì

3. Kỹ năng cần thiết để trở thành CTO là gì?

Khi nhắc đến vị trí CTO, chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ đến một “cao thủ” trong lập trình và code. Tuy nhiên, một CTO thực thụ không những cần phải giỏi các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật mà còn cần phải có những kỹ năng khác để có thể lãnh đạo cả một bộ phận và lên chiến lược chung cho cả hệ thống. Cụ thể một số kỹ năng cần thiết để trở thành CTO như:

3.1. Kỹ năng chuyên môn

Một CTO cần có những hiểu biết nhất định về công nghệ, kỹ thuật. Họ cần là người giỏi các thuật toán, biết code, biết các vấn đề thường xuyên xảy ra trong ngành kỹ thuật và cách khắc phục. Thêm vào đó, nếu CTO giỏi chuyên môn, họ cũng sẽ kiểm soát tốt các hoạt động kỹ thuật của nhân viên, có thể đưa ra cho họ những chỉ dẫn trong công việc, từ đó có được lòng tin và sự nể phục của nhân viên cấp dưới.

3.2. Kỹ năng lãnh đạo

Đây là kỹ năng nhất thiết phải có của những người làm ở vị trí CTO, chịu trách nhiệm quản lí cả một đội ngũ công nghệ, kỹ thuật. Kỹ năng lãnh đạo thể hiện ở việc triển khai và phân công công việc một cách ổn thỏa, hợp lí, phát huy được năng lực và sở trường của từng cá nhân.

Khả năng lãnh đạo tốt sẽ giúp CTO tạo dựng nên đội ngũ kỹ thuật vững mạnh, hòa đồng, gắn kết, cùng xây dựng và phát triển, hoàn thành các dự án công nghệ thông tin cho tổ chức.

3.2. Tư duy sáng tạo

CTO cần phải có tư duy sáng tạo bởi trách nhiệm công việc của họ không chỉ là giám sát các hoạt động của đội ngũ kỹ thuật mà còn phải xây dựng các chiến lược về công nghệ cho công ty, doanh nghiệp. Bởi vậy, họ cần phải là người biết nắm bắt và phân tích thị trường tốt.

Ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại được ra đời. CTO cần phải đánh giá được ưu nhược điểm của những ứng dụng công nghệ đó để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt được đổi mới trong công nghệ để không trở nên lỗi thời, cổ hủ, lạc hậu, mất đi sức mạnh cạnh tranh so với những công ty đối thủ.

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ CTO là gì rồi chứ. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của CTO trong doanh nghiệp. 

>> Tham khảo thêm bài viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.