close
cách
cách cách cách

Critical thinking là gì? Tìm hiểu về vai trò của Critical thinking

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiện nay cụm từ Critical thinking (tư duy phản biện) đang được đề cập đến rất nhiều trong cuộc sống. Đây là một kỹ năng giúp chúng ta chủ động hơn, làm việc và học tập một cách hiệu quả hơn. Vậy bạn đã hiểu rõ về Critical thinking (tư duy phản biện)? Hãy cùng giải đáp thắc mắc về vấn đề này nhé!

 

Tư duy phản biện kỹ năng có vai trò quan trọng trong công việc và cuộc sống

1. Critical thinking là gì?

 

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và rõ ràng về Critical thinking (tư duy phản biện). Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu nôm na Critical thinking chính là tư duy phản biện hay tư duy phân tích, đây là quá trình sử dụng logic và lập luận để nhìn nhận, phân tích một vấn đề nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề, từ đó đề ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như giải pháp cho vấn đề đó.

Hay nói theo cách khác, Critical thinking (tư duy phản biện) là cách chúng ta đưa ra một quan điểm về một vấn đề, sử dụng luận điểm, dẫn chứng, ví dụ minh họa để bảo vệ quan điểm một cách logic, minh bạch, rõ ràng và công bằng nhất.

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung và thống nhất nào về Tư duy phản biện

2. Tầm quan trọng của Critical thinking (tư duy phản biện)

Critical thinking (tư duy phản biện) là kĩ năng cần thiết cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Critical thinking (tư duy phản biện) giúp chúng ta nâng cao kĩ năng lập luận rõ ràng, đa chiều và logic. Đây là một kĩ năng quan trọng trong mọi ngành nghề. Thể hiện rõ ràng nhất ở các công việc liên quan đến giáo dục, nghiên cứu, quản lý, tài chính hoặc pháp lý.

Tư duy phản biện (Critical thinking) là một kỹ năng quan trọng cần phải có trong nền kinh tế tri thức mới. Nền kinh tế tri thức mới hiện nay được vận hành bởi thông tin và công nghệ, đây là những yếu tố được đổi mới từng ngày, yêu cầu cần phải có tư duy linh hoạt, có khả năng phân tích thông tin, tích hợp nhiều nguồn kiến thức đa dạng để giải quyết vấn đề. Việc rèn luyện và nâng cao Tư duy phản biện (Critical thinking) là rất cần thiết  trong môi trường làm việc cạnh tranh và phát triển không ngừng hiện nay.

Tư duy phản biện (Critical thinking) giúp người dùng cải thiện được kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và thuyết trình. Nhờ có Tư duy phản biện (Critical thinking),  chúng ta rèn luyện được lối suy nghĩ logic, hệ thống, từ đó cải thiện được lối diễn đạt của bản thân cũng như nâng cao được khả năng lĩnh hội kiến thức.

Tư duy phản biện (Critical thinking) cải thiện khả năng sáng tạo. Tư duy phản biện (Critical thinking) giúp chúng ta tìm tòi được nhiều giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề, ngoài ra Tư duy phản biện (Critical thinking) còn có vai trò cốt lõi trong việc đánh giá các ý tưởng mới, chọn lựa và điều chỉnh chúng khi cần thiết.

Tư duy phản biện (Critical thinking) rất yếu tố quan trọng trong việc nhìn nhận, đánh giá lại bản thân (self-reflection). Để điều chỉnh cuộc sống và làm nó ý nghĩa hơn, chúng ta cần nhìn nhận lại giá trị bản thân và đưa ra các quyết định sáng suốt hơn. Tư duy phản biện (Critical thinking) sẽ giúp chúng ta thực hiện điều này một các chính xác.

Tư duy phản biện tốt (Good critical thinking) là nền móng của ngành khoa học và xã hội dân chủ. Đặc điểm của khoa học là yêu cầu sử dụng lập luận trong các thí nghiệm và sự chứng thực khi đưa ra các lý thuyết. Một xã hội dân chủ vận hành hiệu quả cũng yêu cầu người dân cần phải có suy nghĩ sáng suốt, đúng đắn về các vấn đề xã hội, vượt qua các định kiến, để lan tỏa ra toàn thể cộng đồng.

Tư duy phản biện có vai trò quan trọng trong học tập, công việc và đời sống

3. Các bước thực hiện Tư duy phản biện (Critical thinking)

Bước 1: Tiếp nhận thông tin. Nhận diện cũng như phân luồng các kiến thức liên quan đến vấn đề.

Bước 2: Phân tích vấn đề. Cần phải phân biệt được những luận điểm ủng hộ và phản bác đối với vấn đề. Khi phân tích cần đứng trên nhiều khía cạnh, nhiều góc nhìn của vấn đề, sử dụng luận cứ, dẫn chứng rõ ràng.

Bước 3: Đánh giá. Sử dụng góc nhìn khách quan đánh giá 2 mặt của vấn đề, căn cứ vào độ thuyết phục của những luận cứ, dẫn chứng được nêu ra, từ đó  đưa ra đánh giá khách quan, tổng thể về vấn đề.

Bước 4: Trình bày. Nêu ra kết quả cuối cùng, trình bày những luận điểm, luận cứ, dẫn chứng có độ chính xác cao, đồng thời cũng chỉ ra sai sót, thiếu thuyết phục từ phía phản biện.

4. Cách rèn luyện Critical Thinking

Tư duy phản biện là kĩ năng được trau dồi và hoàn thiện trong một thời gian dài


Tư duy phản biện (Critical thinking) ko phải là một hoạt động có thể thực hiện được trong ngắn hạn, đây là kĩ năng được trau dồi và hoàn thiện trong một thời gian dài. Mỗi người đều có suy nghĩ, lập luận, tư duy và phân tích khác nhau, từ đó để rèn luyện được Tư duy phản biện (Critical thinking), chúng ta cần:

- Tích cực hoàn thiện tri thức bản thân: như đã nói, Critical thinking (tư duy phản biện) là cách chúng ta đưa quan điểm cá nhân để bảo vệ ý kiến về một vấn đề, tuy nhiên quan điểm đó cần phải xuất phát từ kiến thức thực tế mới có thể thuyết phục được người nghe. Vì vậy chúng ta cần trau dồi mỗi ngày để nâng cao kiến thức bản thân.

-  Lập sơ đồ tư duy (mind-map): việc luyện tập nhìn nhận vấn đề bằng sơ đồ tư duy (mind-map) là cách chúng ta sơ đồ hóa, chắt lọc thông tin về vấn đề một cách hệ thống hơn, từ đó giúp chúng ta hình thành và trau dồi tư duy logic. Ngoài ra việc lập sơ đồ tư duy về một vấn đề giúp các thông tin được phân tầng, những điểm quan trọng sẽ được trình bày dễ hiểu và dễ chú ý hơn.

- Có cái nhìn khách quan, tránh thiên vị: cảm tính là một yếu tố không nên có trong Tư duy phản biện (Critical thinking), và để rèn luyện Tư duy phản biện (Critical thinking), chúng ta cần phải học cách né tránh nó. Có một số cách bạn có thể kham khảo, ví dụ như: thực hiện việc đánh giá nhiều hơn là phán xét một vấn đề; chấp nhận quan điểm không đúng của bản thân, tiếp nhận các thông tin mới một các chủ động; lắng nghe phân tích, đánh giá của người khác…

- Rèn luyện kĩ năng tư duy logic: tư duy logic là cách liên kết các thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu, những luận cứ, dẫn chứng được đưa ra cần phải cụ thể, rõ ràng và thuyết phục. Chúng ta có thể rèn luyện tập qua việc thu thập kiến thức từng ngày, tự mình đặt ra những câu hỏi về vấn đề quan tâm, tìm hiểu và liên kết các thông tin để giải quyết thắc mắc bản thân.

5. Kết luận

Tư duy phản biện (Critical thinking) có thể được coi là một công cụ quan trọng cho tất cả các ngành học cũng như các ngành nghề khác nhau. Nó tạo điều kiện để chúng ta hình thành thói quen phân tích, đánh giá vấn đề theo nhiều khía cạnh, từ đó giảm thiểu được độ rủi ro, sai sót. Chúng ta nên trau dồi kiến thức, tập thói quen đánh giá, phân tích các vấn đề xung quanh theo nhiều hướng tiếp cận để có thể bắt kịp được xu hướng phát triển của thế giới hiện nay, từ đó chúng ta mới có thể hình thành Critical thinking (tư duy phản biện) của bản thân mình.

Đăng ký khóa học tiếng Anh giao tiếp

>> Tham khảo thêm: Tư duy là gì và tầm quan trọng của tư duy đối với con người

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ngành tiếng anh thương mại học trường nào
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

Chill là gì
Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Cấu trúc More and More
Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

Mẹo thi part 1 TOEIC
Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.