Công nợ là các khoản nợ của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp và được chuyển sang kỳ sau. Cùng tìm hiểu về công nợ trong doanh nghiệp, các loại công nợ qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.
Công nợ là số tiền phát sinh thanh toán trong một kỳ của doanh nghiệp nhưng được nợ sang kỳ sau. Người đảm nhận việc theo dõi công nợ trong công ty được gọi là kế toán công nợ.
Công nợ trong doanh nghiệp được chia làm hai loại chính là công nợ phải thu và công nợ phải trả. Trong đó:
Công nợ phải thu là các khoản tiền chưa thu của khách hàng, mặc dù đã bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho họ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có các khoản công nợ phải thu khác như các khoản thu nội bộ, tạm ứng, thu tiền bồi thường.
Doanh nghiệp sẽ phải căn cứ vào những chứng tử dưới đây để theo dõi công nợ:
Hóa đơn bán hàng: chỉ ra doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ và thuế giá trị gia tăng bán ra.
Căn cứ vào phiếu thu tiền: Phiếu thu tiền cung cấp đầy đủ thông tin về người nộp tiền, địa chỉ, lý do thu tiền, chữ ký, dấu của bên khách hàng.
Căn cứ vào giấy báo của bên ngân hàng: Dựa vào giấy báo của ngân hàng có thể biết được khách hàng nào thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Trong báo cáo công nợ phải thu có thêm thuật ngữ về “số dư bên nợ” và “số dư bên có”. Trong đó:
Số dư bên nợ: là số tiền khách hàng còn nợ vào cuối kỳ, cần hạch toán để thực hiện thu hồi vào kì sau.
Số dư bên có: là số tiền mà khách hàng trả trước cho sản phẩm, dịch vụ mà họ mua.
Ví dụ: khách hàng A mua sản phẩm với số tiền 35 triệu VNĐ, thì đó sẽ là số tiền được ghi vào khoản nợ trong tổng hợp công nợ của doanh nghiệp. Trong đó, khách hàng A đã trả được 30 triệu VNĐ thì 30 triệu được ghi vào số dư bên có của doanh nghiệp. Đến cuối kì, số tiền khách hàng A còn nợ của doanh nghiệp chỉ còn 5 triệu VNĐ. Số nợ này sẽ tiếp tục được cộng với các khoản nợ phát sinh trong kì sau.
Công nợ phải trả là các khoản mà doanh nghiệp cần trả cho các bên cung cấp nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, dịch vụ để doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa,...Doanh nghiệp đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán tiền cho bên cung nên được gọi là công nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có các khoản công nợ phải trả khác như trả nội bộ, trả lương và trợ cấp cho nhân viên, các khoản cần đóng nộp cho ngân sách nhà nước.
Để tính toán công nợ phải trả, doanh nghiệp sẽ dựa trên một số chứng từ như sau:
Căn cứ vào hóa đơn mua hàng đầu vào: Xác định các khoản cần phải trả cho nhà cung cấp, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Trong bảng tổng hợp công nợ phải trả, doanh nghiệp cũng cần xác định được “số dư bên có” và “số dư bên nợ”:
Số dư bên có: là số tiền mà doanh nghiệp còn phải trả cho bên cung tại thời điểm cuối kỳ
Số dư bên nợ: là số tiền mà công ty ứng trước cho các nhà cung cấp để có thể lấy được hàng hóa và hóa đơn hàng về.
Ví dụ: Doanh nghiệp A mua sản phẩm từ nhà cung cấp B có giá trị 200 triệu VNĐ đồng. Doanh nghiệp A đã trả được 150 triệu Vnđ, số tiền này sẽ được ghi vào số dư bên nợ, Còn 200 triệu Vnđ là số dư bên có. Vậy số dư bên có cuối kỳ (là số tiền doanh nghiệp A còn nợ của bên cung B là 50 triệu Vnđ).
Công nợ trong doanh nghiệp cần được theo dõi sát sao, cập nhật kịp thời theo từng tháng, từng kì. Trong quá trình tính toán công nợ cần có sự kiểm kê, đối chiếu số liệu để cho trùng khớp, tránh xảy ra sai sót.
Kế toán công nợ trong công ty cần thực hiện báo cáo số liệu về công nợ cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để ban lãnh đạo nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời kế toán công nợ cũng cần đốc thúc các đối tượng thanh toán công nợ phải thu từ khách hàng.
Cụ thể đối với công nợ, người kế toán trong doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
Hạch toán chi tiết công nợ theo từng đối tượng và nhóm đối tượng cụ thể
Theo dõi sát sao và thanh toán đúng hạn cho từng đối tượng, đảm bảo giữ vững sự uy tín của doanh nghiệp và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Đối với những khoản công nợ chưa có hóa đơn cũng cần được theo dõi, đến khi có hóa đơn thì ghi vào sổ sách.
Như vậy, trên đây là bài viết của Vieclam123 giải thích công nợ là gì. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích.
>> Tham khảo thêm:
Chia sẻ