close
cách
cách cách cách cách cách

Bản mô tả công việc kế toán chi tiết đầy đủ mọi vị trí

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đối với mỗi doanh nghiệp hay công ty thì vị trí kế toán là không thể thiếu. Mỗi doanh nghiệp lại chia ra các vị trí kế toán khác nhau và làm những công việc khác nhau.Để giúp các bạn hiểu rõ hơn và phân biệt được các vị trí kế toán trong doanh nghiệp hãy cùng đọc bài viết tổng hợp chi tiết mô tả công việc kế toán dưới đây nhé.  

MỤC LỤC

1. Kế toán là gì?

Kế toán là người tổng hợp, cung cấp và xử lý các thông tin về hoạt động tài chính của một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác. Là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong thời đại kinh tế phát triển như hiện nay. Nghề kế toán đòi hỏi sự chi tiết và chính xác tuyệt đối giúp nhà lãnh đạo có thể nhìn ra tình hình của công ty từ đó đưa ra những quyết định, giải pháp phù hợp giúp cho công ty phát triển đi lên.

Tham khảo thêm: Công cụ tạo CV xin việc kế toán chỉ sau vài phút chỉnh sửa đơn giản.

2. Mô tả công việc của kế toán cần làm theo từng vị trí.

Dựa theo tính chất công việc và yêu cầu của từng đơn vị mà người ta chia kế toán thành các vị trí khác nhau:

Mô tả công việc kế toán

Mô tả chi tiết công việc kế toán theo từng vị trí

2.1. Mô tả công việc kế toán tổng hợp.

Công việc của kế toán tổng hợp bao gồm các công việc chính:

  • Kiểm tra, rà soát toàn bộ dữ liệu chi tiết và tổng hợp số liệu phát sinh ở công ty.

  • Kiểm tra bảng lương của cán bộ công nhân viên trong công ty

  • Lập báo cáo thu chi, tài chính công ty và báo cáo giải trình hàng tháng. Kiểm tra số dư có khớp với các báo cáo chi tiết không.Thống kê số liệu kế toán khi có yêu cầu từ cấp trên.

  • Theo dõi bảng công nợ khối văn phòng công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu, các công nợ khó đòi của toàn công ty.

  • Tham gia và phối hợp công tác kiểm kê 

  • Kiến nghị các biện pháp để giúp doanh nghiệp, công ty phát triển.

2.2. Mô tả công việc kế toán thuế.

  • Sắp xếp hóa đơn, chứng từ, sổ sách

  • Cập nhật chính xác thường xuyên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị.

  • Đối với các công ty, doanh nghiệp mới thành lập thì kế toán thuế cần lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế cho cơ quan nhà nước.

  • Lập báo cáo thuế hàng tháng và theo quý, báo cáo sử dụng hóa đơn, thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân.

  • Kiểm tra đối chiếu hóa đơn với bảng kê thuế đầu vào và đâu ra.

  • Theo dõi tình hình nộp và tồn đọng ngân sách và tình hình hoàn thuế của công ty thường xuyên. Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh

  • Quản lý các tài khoản thu, hoàn và Chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các tài khoản khác nếu cần. 

  •  Quản lý sổ sách trong mọi lĩnh vực của kế toán: bảng lương, thuế TNCN, giấy báo thu, nợ phải trả, TSCD….

  • Làm việc trực tiếp với các cơ quan hữu quan, cơ quan nhà nước ( kiểm toán, thuế ngân hàng nhà nước…) về các vấn đề của công ty. Cập nhật các thông tin, chứng từ liên quan đến chuyên môn.

2.3. Mô tả công việc kế toán công nợ.

  •  Theo dõi, ghi chép chính xác hạch toán các chi phí phát sinh hàng ngày của doanh nghiệp, công ty.

  •  Cập nhật các chứng từ phát sinh công nợ,  thanh toán

  •  Kiểm tra thường xuyên chi tiết công nợ từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn. Đối chiếu so sánh và báo cáo công nợ hàng tháng. Lập báo cáo quỹ , tiền  mặt của công ty.

  •  Kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán, công nợ.

  •  Theo dõi công nợ tình hình ứng lương của cán bộ công ty.

  • Hàng tháng đối chiếu với kế toán cơ sở tình hình công nợ khách hàng và công nợ nội bộ. Lên kế hoạch theo dõi tình hình thanh toán công nợ đối với khách hàng.

  • Làm việc và chịu trách nhiệm trực tiếp với Sở, Cục thuế, ban ngành liên quan.

2.4. Mô tả công việc kế toán kho.

  • Lập báo cáo nhập, xuất hàng hóa, tồn kho. Ghi chép hóa hơn bán và mua hàng. Đối chiếu số liệu nhập xuất chính xác với kế toán tổng hợp.

  • Kiểm tra thường xuyên các hóa đơn, chứng từ liên quan trước khi thực hiện nhập hoặc xuất kho.

  • Hạch toán việc xuất/nhập kho vật tư, nguyên liệu

  • Tham gia kiểm tra hàng tháng số lượng hàng nhập và xuất cùng các bộ phận liên quan.  Trực tiếp thực hiện thủ tục mua hàng và theo dõi nhập hàng, đảm bảo hàng hóa tại kho tổng đúng định mức tối thiểu, tối đa.

  • Theo dõi tình trạng nhập hàng, xuất hàng và hàng tồn

  • Theo dõi tình hình nhập/xuất hàng hóa vật tư, số lượng nhập, số lượng tồn ở trong quy trình sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho kế hoạch sản xuất của công ty, doanh nghiệp. Lưu giữ chứng từ, hồ sơ đầy đủ theo quy định

  •  Cùng với kế toán công nợ đối chiếu kiểm tra số liệu phát sinh hàng ngày. Xác nhận kết quả giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định.

  • Cập nhật tình hình và tổng hợp danh sách tiến cử với các hạng mục bên nhà cung cấp.

  • Kiểm định chất lượng với các hạng mục của nhà cung cấp.

2.5. Mô tả công việc kế toán nội bộ.

  • Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự

  • Hạch toán chi tiết tất cả các chứng từ kế toán nội bộ. Lưu giữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học, và an toàn

  •  Kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác

  •  Lập các báo cáo hàng tuần, tháng, quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp

  • Tùy thuộc vào doanh nghiệp lớn hay nhỏ để tuyển dụng và sắp xếp, phân chia công việc cho các thành viên trong bộ máy kế toán cho phù hợp.

Mô tả công việc kế toán nôi bộ

Mô tả công việc kế toán nôi bộ

2.6. Mô tả công việc kế toán thanh toán. 

  • Quản lý các khoản thu, chi. Thực hiện nhiệm vụ thu tiền, theo dõi sát sao tiền gửi ngân hàng. Tiếp nhận thu các chi phí của các cổ đông trong công ty. quản lý các giấy tờ, hóa đơn liên quan đến thu chi.

  • Trực tiếp thanh toán tiền mặt, qua ngân hàng cho nhà cung cấp, lập phiếu chi

  •  Thực hiện các nghiệp vụ chi tiêu tài chính nội bộ công ty.

  •  Theo dõi nghiệp vụ tạm ứng. 

  • Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ thu ngân của công ty.

  • Lập báo cáo, in sổ sách, kiểm tra tồn quỹ cuối ngày.

2.7. Mô tả công việc kế toán ngân hàng.

  • Lập kế hoạch thu chi tài chính hàng ngày, tuần, tháng để thực hiện, cân đối, kiểm soát thu chi.Đề suất phương án tai chính cho lãnh đạo.

  •  Tiếp nhận, kiểm tra, duyệt chứng từ thu chi hàng ngày trước khi trình lên cán bộ quản lý

  •  Thực hiện công việc kế toán ngân hàng gồm: làm bảo lãnh, cam kết, xác nhận các loại;

  • Chuẩn bị, thực hiện hồ sơ giải ngân, giải tỏa, ký quỹ ngân hàng;

  •  Trực tiếp đàm phán, làm việc với ngân hàng để thực hiện công việc. Nộp tiền ra ngân hàng để đảm bảo phục vụ các hoạt động của công ty.

  • Lập kế hoạch và báo cáo thu, chi tài chính ngân hàng cụ thể chính xác 

  • Chủ động đốc thúc các bộ phận khác cung cấp chứng từ để hoàn thành công việc. 

  •  Kiểm tra tiền gửi và số dư các ngân hàng xem việc tăng giảm của tiền gửi ngân hàng vào mỗi ngày để có thể  báo cáo cho trưởng phòng nhằm kiểm soát và thực hiện kế hoạch tài chính.

  • Kiểm tra tính chính xác của các nội dung trên hóa đơn, séc, viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ.

  • Kiểm tra tính hợp lệ, chính xác của những đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền mặt, uỷ thác chi, công văn nhiệm vụ mua ngoại tệ (đối với lệnh chi ngoại tệ)…và nộp ra ngân hàng.

  • In bảng kê, phiếu kế toán ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát, kế toán trưởng ký và lưu trữ.

2.8. Mô tả công việc kế toán tài sản cố định.

  • Tham gia kiểm tra và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước, lập báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp. Lập biên bản kiểm kê để xác định số lượng.

  • Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định thường xuyên để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định đều phải dán mã. Lưu bộ chứng từ của tài sản vào thẻ tài sản cố định.

  • Tính toán trích khấu hao chi phí chính xác vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia. Xác định thời gian khấu hao, chuyển số liệu khấu hao cho các bộ phận để hạch toán.

  • Khi bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải kiểm tra tính chính xác và có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản.

  • Sắp xếp, lưu hồ sơ, cung cấp số liệu về tài sản cố định khi có yêu cầu của phòng kế toán.

2.9. Mô tả công việc kế toán tiền lương.

  • Doanh nghiệp cần phải chi trả tiền lương đúng với hiệu suất và sức lao động cũng như phù hợp với điều kiện công ty. Vì vậy kế toán tiền lương cần phải hạch toán chi phí tiền lương để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

  • Theo dõi chính xác  và chấm công cho nhân viên theo đúng quy định. Quản lý tạm ứng lương trong tháng của công ty.

  • Theo dõi thông tin về lương cũng như phụ cấp cho cán bộ công nhân viên.

  • Xây dựng kỳ tính lương theo giờ làm việc. Lập bảng chấm công và báo cáo hàng tháng.

  • Tính toán khấu trừ các khoản tiêu nghĩa vụ phải nộp, các bảo hiểm phúc lợi bắt buộc đối với cán bộ công nhân viên trong công ty chính xác.

2.10. Mô tả công việc kế toán doanh thu.

  • Lập các báo cáo bán hàng, theo dõi doanh thu hay lập các phiếu doanh thu của công ty.

  • Làm báo cáo về các khoản chi tiêu giảm trừ doanh thu. Lưu giữ hóa đơn tài chính của công ty và đối chiếu đảm bảo tính chính xác. Điều chỉnh các khoản doanh thu cho cân đối và hợp lý được cấp trên xem xét và phê duyệt 

  • Kiểm tra thường xuyên số lượng hàng hóa, doanh thu bán hàng và cập nhật cho kế toán trưởng 

  • Kiểm tra doanh thu hàng tháng của công ty, doanh nghiệp

  • Cùng thủ quỹ kiểm tra định kỳ tất cả các quỹ nội bộ công ty.

3. Yêu cầu đối với một nhân viên kế toán

Mô tả công việc kế toán

Yêu cầu đối vớ một nhân viên kế toán.

 

3.1. Năng lực chuyên môn

Để làm tốt công việc của vị trí nhân viên kế toán thì yêu cầu về năng lực chuyên môn là yếu tố tiên quyết hàng đầu. Không nhà tuyển dụng nào lại mong muốn thuê một người về rồi phải đào tạo từ những điều cơ bản nhất.

Vì vậy, muốn ứng tuyển vị trí này, bạn phải là người có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề kế toán do nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền cấp. Hoặc nếu là sinh viên mới ra trường thì bạn cần phải tốt nghiệp chuyên ngành kế toán ở các trường đại học, cao đẳng.

3.2. Kỹ năng cần thiết

Một nhân viên kế toán trước tiên phải là người có kỹ năng phân tích và tổng hợp số liệu. Dựa vào rất nhiều giấy tờ, chứng từ, hóa đơn, sổ sách, thu chi,...bạn cần phải phân tích, tổng hợp và đưa ra bút toán chính xác nhất.

Nhân viên kế toán cần phải thành thạo tin học văn phòng, sử dụng các phần mềm cơ bản như Word, Excel để phục vụ công việc. Thêm vào đó, nhân viên kế toán cần phải biết tiếng Anh chuyên ngành để có thể chủ động học hỏi, đọc tin tức kế toán từ những bài báo nước ngoài và tự tin hơn khi làm việc với đối tác nước ngoài. Những nhân viên kế toán chuyên nghiệp và gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực này đều là những người không những giỏi chuyên môn mà còn có trình độ ngoại ngữ tốt.

3.3. Phẩm chất quan trọng

Kỹ năng và năng lực chuyên môn thôi chưa đủ, nhân viên kế toán cần phải là người có những tố chất sau:

Thứ nhất là tính trung thực. Nhân viên kế toán thường xuyên làm việc với sổ sách, giấy tờ và đặc biệt nắm được tình hình tài chính doanh nghiệp. Nếu không có tính trung thực,nhân viên kế toán có thể có những hành vi gian lận trong việc làm giấy tờ, sổ sách với mục đích tư lợi cá nhân. Một người không có tính trung thực thì khó có thể gắn bó với nghề trong thời gian lâu dài được, và nếu bị phát hiện ra hành vi gian lận thì người nhân viên đó có thể còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ không chỉ đơn thuần là bị buộc phải thôi việc.

Thứ hai, nhân viên kế toán cần phải là người có tính tỉ mỉ, cẩn thận. Sự tỉ mỉ, cẩn thận sẽ giúp nhân viên đó biết cách phân loại giấy tờ, xử lý số liệu chính xác. Với công việc kế toán, chỉ với một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác nhau trong công ty.  Một người làm việc cẩu thả, thường xuyên lập sai các khoản thanh toán, thu mua, sẽ khiến việc quản lý tài chính của công ty trở nên rối loạn. Và chắc chắn những nhân viên đó cũng không có nhiều cơ hội để phát triển trong nghề.

Bên canh tính trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, nhân viên kế toán còn phải là người có thể chịu được áp lực cao trong công việc. Đối mặt với nhiều con số, các loại giấy tờ, sổ sách dễ khiến đầu óc con người ta trở nên căng thẳng hơn so với những công việc khác. Bởi vậy, nhân viên kế toán cần phải là người biết lấy lại sự cân bằng, giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo, bình tĩnh để giải quyết công việc một cách hiệu quả.

4. Mức lương và cơ hội phát triển trong nghề kế toán

Mức lương trung bình của vị trí nhân viên kế toán có thể dao động từ 8-12 triệu. Với những nhân viên có nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao thì mức lương này có thể cao hơn tùy vào quy mô và hoạt động của từng doanh nghiệp.

Kế toán là một vị trí có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai bởi hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán, bởi vậy học ngành này bạn sẽ giảm được phần nào nỗi lo thất nghiệp. 

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn về mô tả công việc kế toán, bạn đã hình dung ra được những nhiệm vụ cần phải làm của nhân viên ở vị trí này rồi chứ. Nếu bạn đam mê những con số và cảm thấy bản thân có những tố chất phù hợp để làm việc trong ngành này thì hãy thử sức mình xem sao nhé. Chúc các bạn sớm thành công trong lĩnh vực mình yêu thích.

>> Xem thêm ngay:

MỤC LỤC

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.