close
cách
cách cách cách cách cách

Cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing cho sinh viên mới ra trường

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Marketing là một ngành đang rất hot và thu hút sự quan tâm của giới trẻ bởi cơ hội việc làm rất lớn với mức thu nhập cao. Cùng tìm hiểu triển vọng, cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Thị trường việc làm ngành Marketing

Thị trường việc làm ngành Marketing vô cùng rộng mở vì dù nền kinh tế có nhiều biến động thì ngành Marketing vẫn sẽ phát triển ổn định. Các doanh nghiệp vẫn sẽ liên tục tuyển nhân viên để có thể phát triển các chiến lược bán hàng, quảng cáo tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh thu.

Theo thống kê, có tới gần 50% tin tuyển dụng được đăng trên các trang việc làm là liên quan đến vị trí trong ngành Marketing. Con số này ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng hiểu rõ về tầm quan trọng của Marketing đối với sự phát triển lâu dài.

Làm việc trong ngành Marketing, bạn có thể xin việc ở các công ty, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Mức lương của nhân viên trong ngành có sự chênh lệch tùy thuộc vào chế độ đãi ngộ của từng công ty, tập đoàn và năng lực, kinh nghiệm cụ thể của từng người.

Không những thị trường việc làm rộng mở mà cơ hội thăng tiến trong ngành Marketing cũng rất hấp dẫn. Sau một vài năm làm nhân viên vừa làm vừa học hỏi thêm kinh nghiệm, bạn có thể được thăng tiến lên những vị trí cao hơn như chuyên viên Marketing, trưởng phòng Marketing, Giám đốc Marketing,...

Mức lương cho nhân viên mới vào nghề chỉ từ 4-6 triệu/tháng, nhưng khi trở thành chuyên viên Marketing, mức lương có thể tăng lên 6-8 triệu/tháng. Còn khi đã lên được vị trí trường phỏng, mức lương có thể dao động từ 9-15 triệu và mức lương của giám đốc Marketing có thể lên đến 15-25 triệu/ tháng, tùy theo năng lực và kinh nghiệm cụ thể. 

Nếu các bạn yêu thích công việc Marketing này thì đừng chần chừ mà không vào Vieclam123 để tạo ngay CV ngành marketing để ứng tuyển luôn nhé.

2. Ngành Marketing là gì?

Ngành Marketing cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên xoay quanh những vấn đề về Marketing như nghiên cứu và phát triển thị trường, xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, thiết kế các chương trình để quảng bá sản phẩm, tăng sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp,...

Cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing

Một số chuyên ngành học cụ thể trong ngành Marketing như:

  • Quản trị Marketing

  • Quản trị bán hàng

  • Hành vi người tiêu dùng

  • Chiến lược sản phẩm

  • Chiến lược giá và phân phối

  • Quảng cáo và khuyến mãi

  • Marketing dịch vụ

  • Marketing quốc tế

Khi học ngành Marketing, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Nếu như không thể khắc phục những thách thức này, bạn khó có thể thành công trong ngành công nghiệp năng động có sự cạnh tranh quyết liệt này. 

Thách thức đầu tiên trong ngành Marketing phải kể đến đó là việc thu hút khách hàng tiềm năng. Mỗi khi xây dựng những chiến lược quảng cáo, các chương trình event,...mục đích chính vẫn là để lan truyền thông điệp của doanh nghiệp tới đông đảo khách hàng. 

Thách thức thứ hai trong ngành Marketing chính là việc phải tạo dựng lên nội dung sáng tạo, trở nên nổi bật và thu hút trước thị trường Marketing ngày càng sôi động. Giải pháp cho vấn đề này chính là phải nhìn sâu vào những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, từ đó tập trung vào lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể mang tới cho khách hàng. Có như vậy, dù cho phương thức Marketing có phổ biến thì cách thức tiếp cận mới mẻ cũng dễ dàng thu hút khách hàng hơn. 

Một trong những yếu tố khiến cho các chuyên gia Marketing có thể triển khai chiến dịch thành công chính là việc sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý khách hàng, công cụ quản lý mạng xã hội, công cụ tự động hóa tiếp thị, công cụ phân tích dữ liệu,....

3. Cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing

Cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing

Tốt nghiệp ngành Marketing, bạn có thể xin việc ở những vị trí cụ thể, trong một số bộ phận như:

  • Bộ phận quảng cáo (Advertising)

  • Bộ phận quan hệ công chúng (Community Involvement/ Public Relations)

  • Bộ phận chăm sóc khách hàng (Customer service)

  • Bộ phận phân phối sản phẩm (Distribution)

  • Bộ phận nghiên cứu thị trường (Market Research)

  • Lập kế hoạch truyền thông (Media Planning)

  • Định giá sản phẩm (Product Pricing)

  • Kinh doanh bán hàng (Sales)

  • Impression marketing

  • One-to-one marketing

Một số vị trí ngành Marketing cho bạn tham khảo được Vieclam123.vn chia sẻ dưới đây:

3.1. Nhân viên hoạch định chiến lược truyền thông

Nhân viên hoạch định truyền thông có vai trò lên kế hoạch và thực hiện các dự án truyền thông cho các công ty, doanh nghiệp.  Cụ thể, họ sẽ phải nhận yêu cầu từ khách hàng, đưa ra các chiến dịch quảng cáo phù hợp, lập bảng giá và kế hoạch truyền thông, đồng thời theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện chiến dịch và kịp thời xử lý tình huống phát sinh.

Mức lương cho vị trí này dao động từ 10.000.000- 15.000.000 VNĐ/tháng. 

Cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing

3.2. Chuyên viên sáng tạo nội dung Marketing

Một chiến dịch Marketing thực sự thành công khi có nội dung hấp dẫn, phần hình ảnh sáng tạo, thu hút, tạo nên hiệu ứng, chạm đến cảm xúc của khách hàng. Chính vì vậy, vai trò của chuyên viên sáng tạo nội dung là vô cùng quan trọng. Tại vị trí này, công việc chính của bạn là xây dựng ý tưởng chủ đạo cho các chiến dịch quảng cáo, sáng tạo nội dung cho các kênh truyền thông của doanh nghiệp như blog, website, Facebook, Event,...sáng tạo ra những slogan độc đáo, thu hút.

Mức lương cho vị trí chuyên viên sáng tạo nội dung dao động từ 7.000.000 VNĐ- 10.000.000 VNĐ.

3.3. Nhân viên thiết kế đồ họa

Nhân viên thiết kế đồ họa là người phụ trách phần thiết kế hình ảnh trong các chiến dịch quảng cáo, truyền thông. Sau khi nhận yêu cầu của khách hàng, nhân viên thiết kế đồ họa sẽ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp, thiết kế hình ảnh để nâng cao chất lượng cho các chiến dịch quảng cáo. 

Mức lương trung bình của nhân viên thiết kế đồ họa là từ 7.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ.

3.4. Chuyên viên nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công việc nghiêm trọng trong ngành Marketing. Công việc chính của chuyên viên nghiên cứu thị trường chính là đo lường hiệu quả truyền thông, thử nghiệm ý tưởng sản phẩm trên thị trường và đánh giá mức độ yêu thích từ người tiêu dùng. 

3.5. Chuyên viên truyền thông, quảng cáo

Mục đích cuối cùng của Marketing chính là kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Nhiệm vụ của chuyên viên truyền thông, quảng cáo chính là tạo ra những chương trình quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm và phát triển thương hiệu. 

3.6. Giảng viên

Sau khi tốt nghiệp ngành Marketing, bạn cũng có thể trở thành giảng viên giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường Đại học, cao đẳng. 

Như vậy, qua bài viết chắc hẳn bạn đã thấy cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing vô cùng rộng mở rồi chứ. Hy vọng bài viết từ Vieclam123.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp các bạn tự tin hơn vào con đường sự nghiệp mình đang theo đuổi.

>> Tìm hiểu thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.