close
cách
cách cách cách cách cách

Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh rộng mở như thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Tuy nhiên, các bạn vẫn chưa thực sự biết được cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh rộng mở như thế nào. Vì vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh

Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại các trường cao đẳng, đại học trong cả nước, các bạn có thể lựa chọn những công việc sau đây để phát triển sự nghiệp của mình.

1.1. Lĩnh vực kinh doanh

Bạn là người yêu thích công việc kinh doanh? Muốn trở nên chuyên nghiệp và ấn tượng trong mắt đối tác, khách hàng? Muốn làm giàu từ chính những dự án kinh doanh của mình? Những kiến thức ngành quản trị sẽ giúp bạn theo đuổi ước mơ này.

Bạn có thể bắt đầu từ công việc của một nhân viên kinh doanh, nhân viên phát triển thị trường, nhân viên kế hoạch phát triển hay nhân viên quan hệ khách hàng,.... 

Thời gian đầu vào nghề có lẽ sẽ khá khó khăn, vất vả bởi bạn chưa có nhiều mối quan hệ với khách hàng, chưa có kinh nghiệm làm việc cũng như chưa thực sự am hiểu về các chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ cần chăm chỉ, cố gắng, xây dựng hình ảnh, thương hiệu bản thân trong một vài năm đầu, bạn sẽ có được niềm tin từ đối tác, khách hàng, vì vậy mà công việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ dần hình thành những tính cách phù hợp để thích nghi được với nghề, đồng thời cũng trở nên chuyên nghiệp hơn khi sử dụng các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng nắm bắt tâm lý, kỹ năng chốt đơn, ký hợp đồng,...

1.2. Lĩnh vực xuất nhập khẩu

Khi đã có những kiến thức về lĩnh vực quản trị, bạn cũng sẽ tự tin đảm nhận các vị trí trong ngành xuất nhập khẩu như nhân viên quản lý kho, nhân viên thu mua. Tư duy logic cùng với khả năng tính toán sẽ giúp bạn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh trở nên “sáng giá” trong mắt nhà tuyển dụng.

Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh

1.3. Lĩnh vực truyền thông, marketing

Số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, marketing tương đối lớn. Họ cũng làm việc trong các công ty kinh doanh, mục đích chính là quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, tăng sự nhận diện thương hiệu, từ đó trực tiếp tác động đến sự tăng doanh số bán hàng.

Bên cạnh những chuyên môn về kinh tế, họ cũng cần trau dồi thêm các kỹ năng truyền thông khác. Hơn nữa, đây cũng là một công việc năng động, đa dạng đòi hỏi tư duy sáng tạo cũng rất phù hợp với những cử nhân ngành quản trị. 

Vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng cũng là một vị trí hấp dẫn, thu hút nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị. Công việc khởi điểm này sẽ giúp bạn hiểu được quy trình làm việc với khách hàng, cách thức doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng. Đồng thời đây cũng là bước đầu tiên để bạn rèn luyện bản thân và tạo dựng các mối quan hệ trong ngành.

1.4. Khởi nghiệp

Với những am hiểu về quản trị, nhiều bạn sinh viên lựa chọn cho mình con đường khởi nghiệp, tự kinh doanh riêng. Để làm được việc này, bạn cần phải có số vốn nhất định cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong ngành.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy dành thời gian vài năm đầu đi “làm thuê” tại các doanh nghiệp để học hỏi cách họ vận hành. Từ đó, tích lũy kinh nghiệm cũng như tiết kiệm một khoản vốn nhất định để tự kinh doanh trên lĩnh vực mình yêu thích.

Nếu thấy hứng thú với công việc đầy triển vọng, năng động này thì đừng chần chừ mà không tạo ngay CV quản trị kinh doanh để đi ứng tuyển luôn nhé.

2. Những kỹ năng giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh

Để có thể có nhiều hơn nữa những cơ hội quý báu trong ngành, sở hữu tấm bằng cử nhân thôi chưa đủ, bạn cần phải tự rèn luyện cho mình những kỹ năng sau:

  • Tư duy logic, nhạy bén: đây là kỹ năng không thể thiếu đối với những bạn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Tư duy logic giúp bạn nắm bắt cơ hội và xử lý công việc tốt hơn, tìm được những giải pháp đúng đắn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đạt được hiệu quả cao.

  • Kỹ năng phân tích: Việc phân tích các hoạt động kinh doanh và lên kế hoạch kinh doanh đúng đắn sẽ giúp bạn có được những hướng đi hợp lý.

  • Kỹ năng giao tiếp: trong lĩnh vực kinh doanh, việc thường xuyên giao tiếp với khách hàng, đối tác là điều không tránh khỏi. Bởi vậy, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để công việc được thuận lợi, suôn sẻ hơn. 

3. Cơ hội và thách thức ngành quản trị kinh doanh

Cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là ngành mang lại cơ hội nghề nghiệp cao, vì vậy đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ theo học. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải nhận thức rõ những cơ hội và thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt khi theo đuổi ngành này. Cụ thể:

Cơ hội:

Thứ nhất, kiến thức ngành quản trị kinh doanh là lượng kiến thức bao quát của nền kinh tế. Bởi vậy, sinh viên theo học ngành này có thể lĩnh hội được nhiều kiến thức, từ đó có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau.

Thứ hai, cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh rất rộng mở. Bạn có thể làm việc trong các công ty nước ngoài hay các cơ quan, tổ chức nhà nước,...Thậm chí, bạn cũng có thể tự phát triển con đường sự nghiệp của riêng mình.

Thứ ba, mức lương và chế độ đãi ngộ của những công việc liên quan đến ngành quản trị kinh doanh vô cùng hấp dẫn. Cơ hội thăng tiến và phát triển trong nghề cũng rất cao.

Thách thức:

Tuy cơ hội nghề nghiệp rộng mở nhưng thách thức trong ngành này cũng không hề nhỏ. Công việc trong ngành quản trị kinh doanh có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi bạn phải nỗ lực, cố gắng, có thể làm việc độc lập và chịu được áp lực cao. 

Các công việc cũng sẽ gắn liền với trách nhiệm, chế độ đãi ngộ nên sẽ gây cho bạn áp lực không nhỏ. Thậm chí ngay cả khi đã kết thúc công việc ở cơ quan, đầu óc bạn cũng sẽ vẫn bị vướng bận bởi công việc. Nếu không biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống thì hẳn bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn. 

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành có sức hút lớn, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định. Bởi vậy, khi sở hữu tấm bằng cử nhân ngành quản trị kinh doanh trong tay, đừng lo ngại cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh không rộng mở với bạn nhé. 

Hy vọng bài viết từ Vieclam123 đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp các bạn tìm được định hướng công việc tương lai phù hợp. Chúc các bạn thành công.

>> Xem thêm tin: Những thông tin về ngành quản trị kinh doanh cho sinh viên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.