Hình bình hành là một trong những đa giác chúng ta được tiếp xúc từ rất sớm trong chương trình học. Một trong những kiến thức quan trọng khi chúng ta làm quen với hình bình hành chính là công thức tính chu vi hình bình hành, công thức tính diện tích hình bình hành. Công thức này không chỉ có ứng dụng trên trường lớp mà còn có rất nhiều ứng dụng thực tế. Ở bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu về công thức tính chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành và những kiến thức liên quan.
MỤC LỤC
Theo định nghĩa, chúng ta có thể hiểu hình bình hành là một đa giác 4 cạnh, có các cặp cạnh đối song song nhau.
Hình bình hành chính là trường hợp đặc biệt của hình thang và mang đầy đủ tính chất của hình này.
Hình bình hành có các cạnh đối song song và có độ dài bằng nhau. Tính chất này cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết cơ bản của hình bình hành. Áp dụng tính chất này và các trường hợp bằng nhau của tam giác, bạn dễ dàng chứng minh được hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Các tính chất của hình bình hành sau này đều được áp dụng cho các trường hợp đặc biệt của nó như hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Do vậy, các bạn cần phải nắm chắc về định nghĩa và một số tính chất của hình bình hành để có thể có những kiến thức mắt xích thật chắc chắn để có thể quá trình chinh phục toán học trở nên dễ dàng hơn.
Căn cứ vào định nghĩa và tính chất, bạn có thể nhận biết hình bình hành qua rất nhiều dấu hiệu khác nhau. Những dấu hiệu nhận biết này đã được đề cập rất rõ trong chương trình hình học lớp 8. Các bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu sau:
Những dấu hiệu nhận biết hình bình hành đóng vai trò rất quan trọng trong các bài toán chứng minh. Các bạn cần phải nắm chắc để có thể có những vận dụng linh hoạt và sáng tạo vào bài làm. Khi các bạn học sang tính chất của một số hình khác, dấu hiệu này cũng sẽ giúp bạn có thể chứng minh định lý một cách dễ dàng.
Trước khi đi vào tìm hiểu về công thức tính chu vi hình bình hành, bạn cần phải nắm được chu vi là gì? Có thể hiểu chu vi chính là đường bao quanh diện tích. Chu vi hình bình hành chính là tổng độ dài tất cả các cạnh của hình bình hành hay tổng độ dài cạnh bao quanh diện tích hình bình hành hay bằng 2 lần tổng độ dài 2 cạnh kề nhau bất kỳ của hình bình hành.
Ví dụ : Cho a, b lần lượt là độ dài hai cạnh của hình bình hành.
Khi đó chu vi hình bình hành sẽ được xác định bằng : P= ( a+b) x 2 ( đơn vị độ dài)
Công thức tính chu vi hình bình hành và chu vi hình chữ nhật tương tự nhau do có cùng tính chất hai cạnh đối bằng nhau. Công thức tính này được áp dụng rộng rãi trên thực tế và có tính ứng dụng rất cao trong một số dạng toán dựng hình được học trong chương trình THCS. Các bạn học sinh cần phải chú ý phân biệt để tránh nhầm lẫn với các hình khác. Trong trường hợp không nhớ rõ, các bạn có thể lấy tổng bốn cạnh cộng lại để tìm ra chu vi hình bình hành.
Diện tích hình bình hành thực chất là phần mặt phẳng được giới hạn bởi bốn cạnh của hình bình hành hay nói cách khác là được giới hạn bởi chu vi. Hình bình hành lthực chất là một hình thang có hai đáy bằng nhau. Ta có công thức tính hình bình hành được xây dựng trên cơ sở của công thức tính diện tích hình thang, bằng tích của đường cao và cạnh đáy tương ứng.
Ví dụ, bạn a là độ dài cạnh đáy của hình bình hành ABCD, h là độ dài đường cao tương ứng.
Khi đó, diện tích của hình bình hành sẽ được xác định là : S= a x h
Ta có thể chứng minh công thức này như sau
Hình bình hành ABCD đồng thời cũng là một hình thang có độ dài hai đáy đồng thời là a, chiều cao tương ứng là h.
Áp dụng công thức tính diện tích hình thang ta có
S= (2a x h)/2= a x h
Công thức tính diện tích hình bình hành là một kiến thức rất quan trọng để các bạn có thể áp dụng vào một số bài toán nâng cao sau này. Các kiến thức toán học luôn có sự liên kết với nhau, vì vậy hãy tạo cho mình một nền tảng kiến thức thật tốt ngay từ đầu bạn nhé!
Một cách tốt nhất để ghi nhớ các công thức toán học nói chung và công thức tính chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành nói riêng chính là thường xuyên luyện tập. Khi các bạn thường xuyên làm bài tập,bạn sẽ rất nhanh chóng để có thể nhớ lại được các công thức này.
Việc luyện tập thường xuyên còn giúp bạn biết cách áp dụng công thức một cách linh hoạt vào các dạng bài tập để hiểu sâu hơn bản chất vấn đề. Trong quá trình làm bài, các kiến thức mắt xích được liên kết với nhau giúp bạn có thể phát triển tư duy một cách nhanh nhất. Ngoài kiến thức công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành, bạn còn có thể nhớ được rất nhiều các kiến thức khác và rèn luyện được kỹ năng làm bài . Môn Toán sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn biết kỹ năng xử lý bài tập và nhìn nhận được mấu chốt của vấn đề.
Học bằng thơ vui là một trong những cách học thuộc công thức nhanh “ vào đầu “ nhất. Trong toán học, rất nhiều công thức đã được chuyển thể thành các vần thơ có vần điệu để học sinh có thể dễ nhớ, dễ thuộc. Khi học công thức tính chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành, các bạn có thể tham khảo những mẩu thơ vui dạng như sau:
Bình hành diện tích tính sao
Chiều cao nhân đáy ra liền khó chi
Chu vi thì cần những gì
Cạnh kề cộng lại ta thời nhân hai
Các thầy cô, phụ huynh có thể tham khảo rất nhiều các bài thơ vui trên mạng để giảng dạy cho các em học sinh. Những câu thơ có vần điệu sẽ giúp các em cảm giác dễ học hơn đồng thời cũng làm giảm đi sự khô khan của Toán học.
Ngoài chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành, các bạn có thể tham khảo một số bài thơ vui về công thức tính chu vi, diện tích của một số hình khác để có thể hệ thống lại kiến thức một cách dễ dàng nhé!
Ở luận điểm này, tôi xin gửi tới các bạn có nhu cầu tham khảo một số dạng bài tập liên quan đến công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành.
Bài tập: Cho hình bình hành ABCD có độ dài của cạnh đáy là 73 cm, cạnh kể với cạnh đáy có độ dài 50 cm. Khi thu hẹp hình bình hành ABCD đi bằng cách giảm cạnh đáy đi 17 cm thì được hình bình hành mới có diện tích nhỏ hơn hình bình hành ban đầu 663 cm2 . Xác định chu vi, diện tích hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu và trình bày cách tính.
Đáp án:
Khi cạnh đáy đi 17cm, ta được hình bình hành mới có diện tích 660 cm2
Suy ra phần diện tích giảm đi chính là một hình bình hành có cạnh đáy là 17 cm và chiều cao chính là chiều cao của hình bình hành ban đầu
Chiều cao hình bình hành là : h = 663 /17 = 39 (Cm)
Diện tích hình bình hành ban đầu được xác định là : 39 x 73 = 2847 ( cm2)
Chu vi của hình bình hành ban đầu là : ( 73 + 50) x2 = 246 (cm)
Đây là một dạng bài tập rất phổ biến khi các bạn học công thức tính diện tích, chu vi của hình bình hành. Các bạn có thể tham khảo thêm tại một số sách tham khảo và làm bài tập trong sách giáo khoa nhiều hơn.
Bài viết trên đây là những kiến thức cơ bản về công thức tính chu vi, diện tích của hình bình hành cùng một số kiến thức có liên quan. Vieclam123.vn hy vọng có thể mang lại những thông tin hữu ích cho những bạn đang có nhu cầu tìm hiểu. Chúc các bạn thành công trong việc ghi nhớ công thức chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành nói riêng và trên hành trình chinh phục Toán học nói chung.
>> Xem bài liên quan:
MỤC LỤC
Chia sẻ