Blog

Chiến lược mở rộng thị trường là gì và khi triển khai cần lưu ý gì?

24/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định với một phân khúc thị trường hoặc phân khúc khách hàng thì mở rộng thị trường là xu hướng tất yếu. Mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc tiếp cận nhiều khách hàng hơn và tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược mở rộng thị trường và triển khai một cách bài bản. Vậy chiến lược mở rộng thị trường là gì? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Chiến lược mở rộng thị trường là gì? Lưu ý khi mở rộng thị trường

1.1. Chiến lược mở rộng thị trường là gì?

Chiến lược mở rộng thị trường là tập hợp kế hoạch và dự kiến hoạt động mà doanh nghiệp sẽ triển khai nhằm mục đích đưa sản phẩm của mình đến nhiều khách hàng và người tiêu dùng hơn nữa. Thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến có thể là thị trường lớn hơn hiện tại hoặc một thị trường hoàn toàn mới.

Mở rộng thị trường là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp

Khi triển khai chiến lược mở rộng thị trường cũng có nghĩa là doanh nghiệp chấp nhận những rủi ro nhất định về tài chính. Tuy nhiên nếu chiến lược mở rộng thị trường thành công thì nguồn lợi và doanh thu của doanh nghiệp sẽ có bước nhảy vọt rất đáng kể. Mở rộng thị trường cũng là bước đệm để mở rộng quy mô doanh nghiệp. Mở rộng thị trường thành công cũng gia tăng thêm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chỉ sau khi doanh nghiệp đã đạt được những thành thành công nhất định trong thị trường hiện tại thì mới bắt đầu suy tính đến việc mở rộng thị trường. Việc xác định đúng những yếu tố trong chiến lược mở rộng thị trường sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến thành công.

Vậy chiến lược mở rộng thị trường bao gồm những yếu tố nào?

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

- Xác định thị trường mục tiêu mới và đầu tư nghiên cứu để hiểu rõ thị trường mục tiêu.

- Nghiên cứu cách tiếp cận khách hàng trong thị trường mục tiêu mới thông qua yếu tố truyền thông.

- Xây dựng thông điệp truyền thông để phủ sóng thương hiệu và giới thiệu sản phẩm.

- Xây dựng nguồn ngân sách cho các hoạt động marketing trong thị trường mới.

Cần dự trù nguồn ngân sách cho mọi hoạt động

1.2. Khi triển khai chiến lược mở rộng thị trường cần lưu ý điều gì?

Như vậy, bạn đã tìm hiểu chiến lược mở rộng thị trường là gì và những yếu tố có trong chiến lược mở rộng thị trường. Mở rộng thị trường là xu hướng tất yếu của doanh nghiệp, cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chấp nhận rủi ro để tìm kiếm cơ hội. Để triển khai thành công chiến lược mở rộng thị trường cần lưu ý những điều sau đây.

1.2.1. Có sự chuẩn bị kỹ càng

Mở rộng thị trường chưa bao giờ là việc dễ dàng. Hơn nữa, sự cố và khó khăn có thể phát sinh bất kỳ lúc nào. Chính vì thế, trước khi triển khai chiến lược mở rộng thị trường doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng cả về nguồn kinh phí, kế hoạch hành động và các mối quan hệ.

Trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xác định đúng nhu cầu của người tiêu dùng để từ đó xây dựng lên những giá trị của sản phẩm. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần chú ý tới các kênh phân phối và dự kiến nhu cầu về sản phẩm của thị trường mới.

Xâm nhập thị trường mới luôn đi kèm nhiều rủi ro

Thứ nữa là mọi nguồn lực trong doanh nghiệp cần được xem xét lại. Song song với việc duy trì sản xuất để cung cấp cho thị trường đã có, mọi người lực khác cần được điều động một cách hợp lý để phân bổ cho thị trường mới.

Ngoài ra, marketing cũng cần được ưu tiên rót vào nhiều nguồn lực nhằm định vị và phủ sóng thương hiệu, thu hút khách hàng trong thị trường mới.

1.2.2. Tính toán khả năng cung ứng cho thị trường mới

Chiến lược mở rộng thị trường sẽ không thể thành công nếu sản phẩm mới không thể đến tay người tiêu dùng ngay lập tức. Chính vì thế doanh nghiệp cần tính toán và đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong thị trường mới.

Để làm được điều này thì công tác marketing và điều tra thị trường cần được triển khai một cách có hiệu quả. Để khách hàng phải chờ đợi sản phẩm đến tay là điều tối kỵ. Doanh nghiệp cần cung ứng đủ sản phẩm thì mới có thể phủ sóng thương hiệu và dần xây dựng ưu thế cạnh tranh với những đối thủ khác.

Mặt khác, công tác điều tra thị trường cần được tiến hành bài bản, nhằm xác định chính xác nhu cầu của thị trường để cung ứng lượng hàng hóa vừa đủ. Hàng hóa dư thừa tồn kho không những không thể chuyển đổi giá mà còn làm hao hụt chi phí.

Tính toán khả năng cung ứng cho thị trường mới

1.2.3. Lựa chọn kênh truyền thông

Khi xâm nhập vào thị trường mới thì tiếp thị và xây dựng hình ảnh thương hiệu là nhiệm vụ trọng yếu. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thông qua các kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm và thương hiệu nhằm tiếp cận người tiêu dùng.

Đầu tư mạnh vào tất cả các kênh truyền thông là một quyết định không thông minh. Doanh nghiệp chỉ nên lựa chọn một hoặc hai kênh truyền thông hiệu quả nhất để đẩy mạnh. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp kinh doanh thời trang thì các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử là hai kênh truyền thông cần được đẩy mạnh nhất.

1.2.4. Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng tốt sẽ nhận được thiện cảm từ khách hàng. Khi tiếp cận với một thị trường mới thì chăm sóc khách hàng là công việc rất quan trọng. Bởi vậy mà doanh nghiệp cần đào tạo một đội ngũ chăm sóc khách hàng với nghiệp vụ chuyên nghiệp, sẵn sàng lắng nghe tư vấn và giải đáp những thắc mắc của khách hàng.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên gửi email thông báo về sản phẩm mới, giới thiệu tính năng của sản phẩm đến khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.

Doanh nghiệp cần chú trọng khâu chăm sóc khách hàng

2. Một số chiến lược mở rộng thị trường hiệu quả nhất hiện nay

2.1. Bán hàng với giá ưu đãi

Khi bạn xâm nhập vào một thị trường mới, khách hàng chưa biết nhiều đến thương hiệu và sản phẩm của bạn, bởi vậy rất nhiều doanh nghiệp đã rất áp dụng chiến lược bán hàng với giá ưu đãi để thu hút sự chú ý và kích cầu mua sắm từ phía khách hàng.

Hàng hóa được bán với giá ưu đãi cũng tăng sức cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ trong cùng phân khúc. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng cần triển khai chiến dịch ưu đãi giá hợp lý để vừa thu hút được sự quan tâm của khách hàng lại vừa đảm bảo cho doanh thu của doanh nghiệp.

2.2. Phát triển tính năng mới và cải tiến những tính năng sẵn có

Trong số những chiến lược mở rộng thị trường thì đây là chiến lược tối ưu nhất bởi trực tiếp cung cấp giá trị cho khách hàng mua sản phẩm. Sản phẩm được phát triển những tính năm mới hay được cải thiện tính năng sẵn có sẽ giúp thu hút khách hàng một cách hiệu quả hơn và mang lại cho họ nhiều giá trị hơn.

Điều này giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng bởi khách hàng khi mua hàng đều quan tâm đến giá trị mà sản phẩm mang lại.

Phát triển tính năng mới và cải tiến những tính năng sẵn có

2.3. Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng

Trải nghiệm của khách hàng đặc biệt quan trọng và quyết định khách hàng có mua sản phẩm hay không. Vì vậy để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng thì doanh nghiệp cần tìm mọi cách để nâng cao trải nghiệm mua sắm cho họ.

Đồng thời, khi khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt thì họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Những khách hàng này có thể sẽ quay lại sử dụng sản phẩm của bạn một lần nữa hoặc họ cũng có thể giới thiệu sản phẩm của bạn đến người thân bạn bè đồng nghiệp... Đây là một cách giúp cho doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu một cách lâu dài và bền vững.

Trong bài viết trên đây bạn đã tìm hiểu chiến lược mở rộng thị trường là gì và một số lưu ý khi triển khai chiến lược mở rộng thị trường. Mở rộng thị trường là xu hướng tất yếu khi doanh nghiệp đã có vị thế nhất định trong phân khúc thị trường hiện tại. Mở rộng thị trường cũng có nghĩa là doanh nghiệp chấp nhận một số rủi ro trong tầm kiểm soát, bởi vậy cần lên kế hoạch cụ thể và bám sát thị trường khi triển khai.

Ngành thống kê kinh tế là gì

Ngành thống kê kinh tế là gì? Mục tiêu của ngành thống kê kinh tế? Trường đại học nào đang triển khai chương trình đào tạo ngành thống kê kinh tế? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Ngành thống kê kinh tế là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023