close
cách
cách cách cách cách cách

Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn về trí tuệ cảm xúc hay nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Càng ngày, trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EI) càng đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định xem ứng viên nào phù hợp hơn cho vị trí công việc. Đôi khi, người phỏng vấn có thể đánh giá trí tuệ cảm xúc của bạn thông qua các bài kiểm tra viết liên quan đến tâm lý. Hoặc không, họ có thể chỉ đơn giản đưa ra những câu hỏi xoay quanh các vấn đề, tình huống tâm lý để đánh giá trí tuệ cảm xúc của bạn.

 1. Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết và hiểu được cảm xúc của chính mình cũng như cảm xúc của những người khác.

Việc kiểm tra trí tuệ cảm xúc của ứng viên (dưới dạng bài kiểm tra giấy liên quan đến tâm lý) là một xu hướng ngày càng tăng trong phỏng vấn xin việc hiện nay khi sự phối hợp, làm việc nhóm là điều kiện tiên quyết để đáp ứng được nhu cầu của các dự án hay mục tiêu dịch vụ trong hầu hết mọi loại môi trường làm việc. 

Chú ý: Khi một nhân viên có trí tuệ cảm xúc cao, họ sẽ có khả năng biểu hiện cảm xúc một cách lành mạnh hơn so với những người khác. Hơn nữa họ có thể dễ dàng hiểu được cảm xúc của những người đồng nghiệp làm việc cùng, từ đó góp phần củng cố các mối quan hệ và nâng cao hiệu suất công việc.

2. Người phỏng vấn thực sự muốn biết gì về bạn?

Các câu hỏi phỏng vấn đánh giá trí tuệ cảm xúc thường có xu hướng tập trung vào cách ứng viên quản lý bản thân cũng như xử lý các mối quan hệ với nhiều người khác.

Các câu hỏi được sử dụng để đánh giá trí tuệ cảm xúc thường là những câu hỏi phỏng vấn hành vi. Điều này có nghĩa là các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu người được phỏng vấn trình bày, giải thích về cách họ đã ứng xử, hành động như thế nào tại một tình huống liên quan đến công việc trong quá khứ. Từ đó nhận xét, đánh giá xem họ có đủ điều kiện và phù hợp cho vị trí công việc hiện tại không. Một số ứng viên với kỹ năng, kiến thức giỏi, vượt chuẩn cũng sẽ không nhận được lời mời làm việc chỉ vì họ thiếu đi những yếu tố, mức độ trí tuệ cảm xúc cần thiết mà công việc yêu cầu. 

3. Các câu hỏi phỏng vấn về trí tuệ cảm xúc:

câu hỏi phỏng vấn về trí tuệ cảm xúc

Dưới đây là một số ví dụ về các câu hỏi phỏng vấn điển hình để đánh giá trí tuệ cảm xúc.

  • Một trong những điểm yếu của bạn là gì? Bạn khắc phục điểm yếu đó như thế nào?

  • Động lực nào giúp bạn tiếp tục thực hiện công việc của mình?

  • Hãy mô tả một tình huống công việc khó khăn mà bạn đã trải qua. Bạn đã giải quyết tình huống đó như thế nào?

  • Điều gì khiến bạn cảm thấy tức giận hay thất vọng trong công việc? Bạn làm gì để giải tỏa cảm xúc hay xử lý vấn đề mỗi khi cảm thấy như vậy?

  • Hãy thuật lại một thời điểm, trường hợp bạn nhận được lời phản hồi về hiệu suất làm việc của bản thân và bạn không đồng ý với những lời nhận xét, đánh giá đó. Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?

  • Hãy kể về một lần vấp ngã, một bước thụt lùi trong công việc mà bạn đã gặp phải. Bạn đã làm gì để vượt qua bản thân trong trường hợp đó?

  • Mô tả một thời điểm bạn đã mắc phải sai lầm lớn trong công việc. Bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?

  • Hãy kể về một khoảng thời gian mà bạn phải xử lý nhiều loại công việc trong cùng một lúc. Bạn cảm thấy như thế nào? Bạn đã xử lý tình huống đó ra sao?

  • Hãy kể về khoảng thời gian khi bạn nhận được một nhiệm vụ mới trong công việc. Bạn cảm thấy thế nào khi bắt đầu công việc mới đó?

  • Bạn xử lý tình huống khi một đồng nghiệp thường xuyên không hoàn thành phần việc của anh ta đúng hạn như thế nào?

  • Đồng nghiệp của bạn sẽ được lợi gì khi làm việc chung với bạn?

  • Hãy kể về một lần bạn đã làm hoặc nói được điều gì đó có tác động tích cực đến nhân viên, đồng nghiệp hay khách hàng.

  • Bạn đã bao giờ tự mình nhận thấy một đồng nghiệp trong công ty có tâm trạng xấu khi làm việc chưa? Làm thế nào để bạn biết điều đó và bạn đã làm gì để giúp đỡ họ?

  • Hãy kể về một lần bạn tranh cãi, gặp bất đồng với đồng nghiệp. Bạn đã làm gì để xử lý tình huống này?

  • Hãy mô tả một trường hợp, thời điểm khi đồng nghiệp của bạn tìm đến bạn lúc họ gặp khó khăn. Bạn đã trả lời như thế nào?

  • Hãy kể về một trường hợp bạn hoàn thành được nhiệm vụ hay giải quyết được vấn đề dựa vào việc hiểu theo suy nghĩ, góc nhìn của người khác. 

  • Hãy kể về một trường hợp bạn đã giúp đỡ, thúc đẩy ai đó hoàn thành nhiệm vụ của họ. Bạn đã động viên đồng nghiệp của bạn như thế nào?

  • Vì sao việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các đồng nghiệp, nhân viên lại quan trọng?

  • Bạn làm gì để phát triển các mối quan hệ của mình với đồng nghiệp?

4. Mẹo để trả lời phỏng vấn về trí tuệ cảm xúc

Mẹo để trả lời phỏng vấn về trí tuệ cảm xúc

Dự đoán những câu hỏi khó, hóc búa: Cách tốt và an toàn nhất để bạn vượt qua một cuộc phỏng vấn xin việc là hãy lập kế hoạch để trả lời những câu hỏi khó, có thể xảy ra cả trước và  trong khi bạn thực hiện buổi phỏng vấn. Mặc dù những câu hỏi phỏng vấn về trí tuệ cảm xúc này có thể khó và mang lại nhiều thử thách, các loại câu hỏi khác cũng có thể phức tạp không kém, tùy thuộc vào điểm mạnh, điểm yếu và kinh nghiệm làm việc của chính cá nhân bạn.

Thực hành diễn tập trước khi phỏng vấn thật: Hãy thực hành và tham gia phỏng vấn thử nhiều lần ở nhiều nơi khác nhau nhưng phù hợp với ngành nghề nhất có thể để tích lũy kinh nghiệm. Bạn có thể gặp phải những câu hỏi mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến, ví dụ như "Bạn muốn bản thân mình sẽ đang ở đâu trong sự nghiệp sau năm năm đi làm?" hoặc "Hãy cho tôi biết về thất bại lớn nhất trong sự nghiệp của bạn cũng như cách bạn đã xử lý vấn đề này." Vì vậy, tốt hơn hết là bạn hãy luyện tập trả lời phỏng vấn bằng cả những câu hỏi thường gặp và hiếm gặp, cũng như xác định, nhận ra rằng có một số loại câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng không nên hỏi. Một phương pháp tốt nhất giúp bạn thực hiện điều này đó là hãy nhờ một người bạn hoặc người thân của bạn đóng vai trò làm người phỏng vấn và cùng bạn thực hành những câu hỏi phỏng vấn này. 

4.1. Những điều không nên nói

Đừng nói bất kỳ điều gì tiêu cực về bất cứ ai: Một điều đương nhiên là bạn sẽ không muốn kể xấu về cấp trên, khách hàng hoặc đồng nghiệp cũ của bạn khi trả lời các câu hỏi về trí tuệ cảm xúc. Hơn nữa, hãy cẩn thận đừng nói bất kỳ điều gì tiêu cực trong các phần khác của buổi phỏng vấn. Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về trí tuệ cảm xúc của bạn. Đừng phàn nàn về nhà tuyển dụng hoặc các đồng nghiệp cũ - người phỏng vấn sẽ tự hỏi rằng liệu bạn có thể cảm thấy như vậy về công ty, cấp trên hay đồng nghiệp mới khi sự việc tương tự xảy ra hay không, liệu bạn có nên được tuyển dụng hay không.

Đừng thổi phồng sự thật để có được một câu chuyện hay: Bạn có thể đã thành công vượt qua thất bại hay đã có những ảnh hưởng tích cực trong việc giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành dự án, vượt qua khó khăn của họ. Bạn có thể đã đóng một vai trò quan trọng làm nên thành công của một dự án nhóm chung tại bất kỳ thời điểm nào đó trong sự nghiệp của bản thân. Tất cả đều rất tốt nhưng bạn hãy chuẩn bị một câu chuyện chân thực để dễ liên tưởng, thay vì cố gắng tạo ra tốt đẹp, tích cực không tưởng, khó có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Hầu hết tất cả những người phỏng vấn đều có giác quan thứ sáu trong việc phát hiện một ứng viên có đang kể chuyện một cách chân thành, đúng sự thật hay không. Vì vậy, bạn sẽ không muốn tự mình làm mất điểm bản thân trong mắt nhà tuyển dụng hoặc thậm chí bị đánh trượt chỉ vì thói ba hoa mặc dù đã có những trải nghiệm hay, phù hợp với vị trí công việc. 

4.2. Các câu hỏi có thể được nhà tuyển dụng hỏi tiếp theo 

  • Hãy cho tôi biết về những kinh nghiệm làm việc của bạn. 

  • Bạn thích loại hình môi trường làm việc như thế nào?

  • Bạn có phải là một người dễ nói chuyện và dễ bắt chuyện không?

  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

  • Bạn có thể phối hợp, làm việc tốt với người khác không?

5. Tổng kết

Chuẩn bị tinh thần, sẵn sàng đón nhận những câu hỏi khó: Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi cụ thể về điểm yếu, thất bại, động lực làm việc cũng như sự tương tác, mối quan hệ của bạn với những người đồng nghiệp cũ.

Thực hành, luyện tập nhiều trước khi phỏng vấn thật: Hãy nhờ một người bạn đáng tin cậy đóng vai người phỏng vấn và thực hành trả lời những câu hỏi khó và dễ này.

Hãy trung thực và chân thành trong câu trả lời: Hãy cung cấp những ví dụ xác thực và đúng về cách bạn thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, về sự hiểu biết bản thân cũng như khả năng học hỏi trong mọi hoàn cảnh, vấn đề.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.