close
cách
cách cách cách cách cách

Top câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh và gợi ý trả lời hấp dẫn nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Là sinh viên năm cuối, chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi kỳ thực tập được xảy ra vào thời điểm cuối năm. Nhà tuyển dụng sẽ không dễ dàng chấp nhận những thực tập sinh thiếu kỹ năng ứng xử, vậy bạn sẽ phải trả lời phỏng vấn như thế nào mới được duyệt? Dưới đây là top các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh cùng gợi ý trả lời hấp dẫn, cùng vieclam123.vn tham khảo ngay bạn nhé.

1. Các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh mang tính khởi động

Thông thường để giảm thiểu căng thẳng cho ứng viên, nhà tuyển dụng khi phỏng vấn sẽ khởi động bằng những câu hỏi mang tính chất tìm hiểu hoặc có nội dung đơn giản, sau đó mới tới những câu hỏi phức tạp. Vậy bạn có biết đâu là câu hỏi cơ bản khi phỏng vấn thực tập sinh? 

1.1. Mục tiêu khi làm thực tập sinh của bạn là gì?

Một trong số những câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh dễ gặp nhất đó chính là mục tiêu nghề nghiệp. Với sinh viên, nhà tuyển dụng luôn có một kỳ vọng nhất định bởi đó là lực lượng trẻ với đầy tiềm năng và hoài bão lớn.

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể khai thác xem sinh viên đó có phải là người phù hợp với vị trí mà họ ứng tuyển hay không.

Vậy khi gặp câu hỏi này bạn sẽ phải trả lời như thế nào?

Mục tiêu khi làm thực tập sinh của bạn là gì
Mục tiêu khi làm thực tập sinh của bạn là gì?

Gợi ý trả lời:

Các bạn sinh viên cần hết sức bình tĩnh và tỉnh táo để nhận diện được vấn đề mình đang gặp phải, mặc dù bạn xin thực tập nhưng cũng không nên nói rằng mình đang rất cần 1 công việc, hoặc cũng không nên đưa ra các mục tiêu xa vời thực tế, đặc biệt là không cùng chí hướng của doanh nghiệp.

Thay vào đó, bạn có thể nói về mục tiêu nghề nghiệp của mình như là được học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, mong muốn được làm việc ở môi trường chuyên nghiệp để có cơ hội va chạm với thực tế, nâng cao các kỹ năng của bản thân,...

1.2. Hãy nói qua về phong cách làm việc của mình?

Mặc dù chưa có kinh nghiệm thế nhưng mỗi người sẽ có một phong cách làm việc khác nhau, thông qua câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn khai thác khả năng làm việc của sinh viên. 

Nếu gặp câu hỏi này thì bạn sẽ trả lời như thế nào?

Hãy nói qua về phong cách làm việc của mình
Hãy nói qua về phong cách làm việc của mình?

Gợi ý trả lời:

Một thực tập sinh khôn khéo là người biết cách sắp xếp, bố trí khoa học với những hoạt động học tập của bản thân, biết lên kế hoạch và đánh giá tiến độ công việc do mình đảm nhiệm,...

Vì vậy, để thông tin trở nên thuyết phục tốt nhất bạn nên đưa ra một vấn đề cụ thể và kèm theo cách làm việc của mình.

Xem thêm: Khai thác câu hỏi phỏng vấn vui thường được dùng phỏng vấn

1.3. Nói rõ về những thế mạnh và điểm yếu của bạn?

Điểm mạnh điểm yếu lẽ ra phải là vấn đề đơn giản vì đó là thông tin thuộc về bản thân sinh viên tuy nhiên lại có không ít người tỏ ra hoang mang khi đứng trước câu hỏi này.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi đưa ra câu trả lời vậy đừng bỏ qua gợi ý trả lời bên dưới nhé.

Nói rõ về những thế mạnh và điểm yếu của bạn
Nói rõ về những thế mạnh và điểm yếu của bạn?

Gợi ý trả lời:

Khi nói về điểm mạnh, bạn hãy lựa chọn cho mình ít nhất từ 2 - 3 ưu điểm có liên quan trực tiếp tới vị trí đang ứng tuyển. Một số ưu điểm đó là: Có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng xử lý vấn đề nhạy bén, tư duy sáng tạo,...

Với mỗi ưu điểm này, bạn có thể nêu ra một ví dụ cụ thể để chứng minh điều mình nói là có cơ sở.

Ví dụ: Khi tham gia các hoạt động nhóm tại lớp, bạn thường giữ vị trí leader và đảm nhận trọng trách thuyết trình, lên ý tưởng làm video, viết kịch bản,...

Nói về nhược điểm, sinh viên nên thẳng thắn thừa nhận những điểm yếu của bản thân, nếu điểm yếu đó có ảnh hưởng tới công việc hiện tại thì bạn cũng nên chủ động đề xuất phương án khắc phục hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn có thể lồng ghép những điểm yếu không liên quan tới yêu cầu của công việc, chắc chắn những điểm yếu này sẽ dễ dàng được chấp nhận và không làm ảnh hưởng tới kết quả tuyển dụng.

Các thực tập sinh lưu ý rằng mình không nên che giấu khuyết điểm, nhất là khi được hỏi trực tiếp thì bạn càng phải tự giác nêu ra những điểm của bản thân. Tuy nhiên chỉ nên đề cập tới 3 điểm yếu bởi nếu đưa ra quá nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp về bạn.

2. Top câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh nâng cao

Bạn vừa tìm hiểu một số câu hỏi cơ bản khi phỏng vấn thực tập sinh, tiếp theo sẽ là những câu hỏi nâng cao mang tính chất phức tạp hơn. Nếu chưa biết đến chúng thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây nhé.

2.1. Bạn mong muốn mức lương khi thực tập là bao nhiêu?

Mặc dù mức lương của từng vị trí đã được doanh nghiệp xây dựng từ trước đó nhưng khi phỏng vấn họ vẫn muốn nghe đề xuất trực tiếp từ ứng viên của mình. Thông qua cách trả lời, nhà tuyển dụng nhìn thấy thái độ tự tin của sinh viên thực tập. Những người tự tin và biết cách thuyết phục chắc chắn sẽ làm nên chuyện.

Bạn mong muốn mức lương khi thực tập là bao nhiêu
Bạn mong muốn mức lương khi thực tập là bao nhiêu?

Gợi ý trả lời:

Trong trường hợp này, bạn cần tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi buổi phỏng vấn diễn ra. Có thể theo dõi các tin tuyển dụng đối với thực tập sinh từng vị trí và đề xuất lương dựa theo mức đó.

Hoặc nếu cảm thấy bản thân mình có thể làm tốt hơn những gì mà doanh nghiệp yêu cầu, bạn có thể đưa ra một đề xuất lương cao hơn, đương nhiên nói với thái độ tự tin để khẳng định được giá trị của bản thân.

Có thể bạn chưa biết, nhiều doanh nghiệp chỉ chấp nhận các thực tập sinh không lương, trong trường hợp đó bạn có nghĩ tới các thế mạnh khác như là cơ hội thăng tiến, được học tập và tích lũy kinh nghiệm thực tế,...

2.2. Vì sao bạn lại chọn công ty của chúng tôi để thực tập?

Mục đích của câu hỏi này chính là muốn khai thác sự hiểu biết của ứng viên về doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào cách trả lời của ứng viên mà đưa ra các đánh giá khách quan và chuẩn xác nhất.

Vì sao bạn lại chọn công ty của chúng tôi để thực tập
Vì sao bạn lại chọn công ty của chúng tôi để thực tập?

Gợi ý trả lời:

Với các thực tập sinh, tốt nhất bạn không nên đưa ra lý do liên quan tới quyền lợi hay chế độ bởi vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng nếu có doanh nghiệp nào chi trả chế độ cao hơn thì bạn sẵn sàng quấn gói ra đi.

Thay vào đó, bạn có thể đề cập tới việc doanh nghiệp hiện tại có điều kiện làm việc tốt, có môi trường chuyên nghiệp, tính chất công việc nhiều thử thách giúp bạn được học tập, được tiếp thu và tích lũy kinh nghiệm quý giá,...

Xem thêm: Khám phá bộ câu hỏi tuyển dụng của Apple phổ biến nhất

3. Kinh nghiệm đi phỏng vấn dành cho ứng viên thực tập sinh

Sinh viên thực tập cần lưu ý khi trả lời câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp. Bạn không nên đưa ra câu trả lời chung chung vì nó làm bạn bị lu mờ trước các ứng viên khác.

Nhà tuyển dụng sẽ không thích sự chậm trễ, chính vì vậy khi đi phỏng vấn, bạn nên đến trước giờ được hẹn khoảng 10 - 20 phút, khoảng thời gian này sẽ giúp bạn có thể ôn tập, làm tâm trạng bớt căng thẳng và tự tin hơn.

Lưu ý tiếp theo dành cho bạn đó là mọi thông tin bạn đưa ra trong buổi phỏng vấn phải trùng khớp với thông tin trong Cv xin việc. Đây là điều cơ bản mà bạn cần cân nhắc tránh để xảy ra sai sót trong quá trình phỏng vấn. 

Kinh nghiệm đi phỏng vấn dành cho ứng viên thực tập sinh
Kinh nghiệm đi phỏng vấn dành cho ứng viên thực tập sinh

Đừng quên tìm hiểu văn hoá của công ty bởi vì điều đó rất quan trọng, bạn sẽ không thể biết người tuyển dụng mình là ai, cho nên việc chào hỏi những người xuất hiện trong ngày phỏng vấn là điều thực sự cần thiết. Nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng và cảm tình sâu sắc nếu bạn là người hòa đồng, lại lịch sự.

Bạn có thấy những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh bên trên đơn giản? Hãy nhanh chóng ôn tập theo những gợi ý này để đạt kết quả như ý bạn nhé. Đừng quên đồng hành cùng vieclam123.vn để trải nghiệm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa.

Tổng hợp những câu hỏi khi đi phỏng vấn bảo hiểm thường gặp nhất

Là ứng viên quan tâm tới lĩnh vực bảo hiểm vậy bạn có biết mình phải đối mặt với những câu hỏi nào từ nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn? Sau đây là những câu hỏi khi đi phỏng vấn bảo hiểm theo cách trả lời chuẩn xác, mời bạn cùng theo dõi.

Những câu hỏi khi đi phỏng vấn bảo hiểm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.