close
cách
cách cách cách cách cách

Tìm hiểu cách trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi muốn ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng, bạn cần phải tìm hiểu trước những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng để có thể tự tin tham gia vòng này và chinh phục nhà tuyển dụng

Khi muốn ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng, bạn cần phải tìm hiểu trước những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng để có thể tự tin tham gia vòng này và chinh phục nhà tuyển dụng. Vậy trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng như thế nào để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Mong muốn của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Trước khi tham gia ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng, bạn cần biết được những yêu cầu trong công việc cũng như mong muốn của nhà tuyển dụng với vị trí nhân viên bán hàng để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trước khi viết CV bán hàng và đi phỏng vấn. Với vị trí nhân viên bán hàng, nhà tuyển dụng sẽ hy vọng ứng viên là người có những tố chất sau:

Thứ nhất, nhân viên bán hàng cần phải là người nhanh nhẹn, linh hoạt, tạo được thiện cảm với khách hàng. Khi đối diện với khách hàng để tư vấn, giới thiệu sản phẩm, nhân viên bán hàng cần phải niềm nở, gần gũi, nhiệt tình phục vụ khách hàng. Thông qua nụ cười, ánh mắt của nhân viên mà khách hàng có thể biết được thái độ của họ. Điều này dẫn quan trọng bởi bên cạnh giá trị sản phẩm thì dịch vụ tốt chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách.

Thứ hai, nhân viên bán hàng cần phải hiểu được nguyên tắc “khách hàng là thượng đế”, từ đó có thái độ tôn trọng khách hàng. Dù phải chịu nhiều áp lực, mệt mỏi vì làm việc cả ngày nhưng nhân viên bán hàng cũng không được vì những lý do cá nhân mà có thái độ không tốt với khách. 

Thứ ba, nhà tuyển dụng mong muốn nhân viên bán hàng là người có khả năng giao tiếp tốt. Khả năng giao tiếp tốt giúp nhân viên bán hàng tự tin trao đổi, tư vấn sản phẩm với khách hàng, từ đó thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm. Nếu bạn là một người nhút nhát, “ngại” tiếp xúc với người khác thì có lẽ bạn sẽ không được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng.

Thứ tư, một nhân viên bán hàng cần phải có trí nhớ tốt, khả năng ghi nhớ thông tin về sản phẩm nhanh chóng và chính xác. Sẽ thế nào nếu một nhân viên bán hàng không thể nhớ nổi những mẫu mã sản phẩm của doanh nghiệp, công dụng, tính năng nổi trội của sản phẩm cũng như mức giá cho từng sản phẩm. Việc lúng túng khi ghi nhớ thông tin sản phẩm sẽ ảnh hướng đến quá trình tư vấn giới thiệu với khách hàng. Khi thấy nhân viên không tự tin giới thiệu về sản phẩm, khách hàng sẽ giảm dần độ tin tưởng và đánh giá sự thiếu chuyên nghiệp trong dịch vụ của doanh nghiệp. Đây có thể là một trong những lí do khiến doanh nghiệp đánh mất khách hàng tiềm năng. Bởi vậy, khả năng ghi nhớ, học hỏi thông tin về sản phẩm là yếu tố tiên quyết mà một nhân viên bán hàng cần có được.

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
 

Cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng mà nhà tuyển dụng hy vọng đội ngũ nhân viên bán hàng của mình có thể làm được đó chính là khả năng nắm bắt thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh. Nắm được nhu cầu thị trường đang cần gì sẽ giúp nhân viên bán hàng biết được tâm lý khách hàng, từ đó có thể tư vấn, giới thiệu sản phẩm phù hợp. Hơn thế nữa, khi nhân viên bán hàng nắm được điểm mạnh, điểm yếu trong sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, họ có thể dễ dàng đưa ra những so sánh, cân nhắc, giải đáp những khúc mắc của khách hàng để họ có thể quyết định lựa chọn bạn ngay lập tức.

2. Công việc của nhân viên bán hàng là gì?

Ứng viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về công việc cụ thể mà mình cần làm khi trở thành nhân viên bán hàng. Thông qua JD mà nhà tuyển dụng cung cấp, qua việc tìm hiểu qua mạng Internet, có thể thấy được công việc của nhân viên bán hàng chủ yếu là tiếp nhận và bảo quản hàng hóa, bán hàng, tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và giải quyết những phàn nàn của khách.

Trước tiên, cần phải phân biệt được nhân viên bán hàng với nhân viên kinh doanh (Bộ phận Sale) của doanh nghiệp. Hai vị trí này đểu có nhiệm vụ giống nhau là bán các sản phẩm cho doanh nghiệp, tư vấn, giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng. Tuy nhiên, nhân viên kinh doanh (Sale) thường làm việc chủ yếu ở trong văn phòng và thường chỉ tiếp xúc với sản phẩm khi đã lên được đơn với khách hàng. Trong khi đó, nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, bày bán, trưng bày và đóng gói sản phẩm.

Cụ thể công việc mà nhân viên bán hàng cần thực hiện đó là:

Thứ nhất, nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm tiếp nhận và bảo quản hàng hóa, kiểm tra đúng đủ số lượng hàng hóa được giao đến bởi người giao hàng. Kiểm tra chất lượng sản phẩm được giao đến, có đúng hãng, có còn hạn sử dụng hay không. Nếu phát hiện sai sót, nhân viên bán hàng cần phải báo cáo với cấp trên để có hướng xử lý phù hợp, kịp thời. Nhân viên bán hàng cần ghi chép đầy đủ lượng hàng hóa ra,vào, bảo quản sản phẩm trong kho đúng theo quy trình để không bị hỏng hóc, hao hụt.

Thứ hai, nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm trưng bày sản phẩm lên các gian hàng, kệ hàng, đảm bảo tính thẩm mỹ của khu vực bày bán và thu hút khách hàng. Sản phẩm cần phải được trưng bày một cách khoa học, đẹp mắt. Những mặt hàng bán chạy cần phải được đặt ở vị trí dễ nhìn nhất. Thông thường, sơ đồ vị trí các mặt hàng sẽ được chỉ thị bởi quản lý, cấp trên. Nhân viên bán hàng sẽ duy trì theo sơ đồ đó và thực hiện bổ sung mặt hàng mới lên quầy, tránh trường hợp hàng tồn kho và cũng không được bày bán lên kệ hàng. 

Thứ ba, nhân viên bán hàng là người trực tiếp bán hàng và tư vấn sản phẩm cho khách khi khách hàng đến cửa hàng. Nhân viên bán hàng có nhiệm vụ mang đến những thông tin chính xác nhất về sản phẩm, đồng thời tư vấn sản phẩm phù hợp nhất với khách hàng. Một nhân viên bán hàng tốt sẽ giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định nhanh chóng.

Cuối cùng, dù luôn muốn mọi quy trình bán hàng được diễn ra suôn sẻ, tuy nhiên, có đôi lúc, nhân viên bán hàng cũng phải là người giải quyết những vấn đề xảy ra với khách hàng. Khách hàng có thể khiếu nại về chất lượng sản phẩm hoặc mang trả lại những mặt hàng lỗi, hỏng. Nhân viên bán hàng cần bình tĩnh xem xét để xử lý tình huống một cách ổn thỏa nhất.

câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

3. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và cách trả lời

Và đến bây giờ, khi đã có những hiểu biết căn bản về vị trí công việc nhân viên bán hàng, chắc hẳn bạn đã có thể tự tin trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng rồi chứ. Vieclam123.vn giúp bạn tổng hợp câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp nhất dưới đây:

3.1. Câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của bạn khi ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng. Khi đó, câu trả lời khôn khéo cho bạn khiến nhà tuyển dụng hài lòng chính là câu trả lời nghiêm túc và thể hiện mong muốn được làm công việc này.

Ví dụ bạn có thể trả lời: Tôi mong muốn được làm việc ở vị trí nhân viên bán hàng để có thể học hỏi và trau dồi thêm cho bản thân kỹ năng bán hàng, cải thiện kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề. Từ những kỹ năng đó, tôi hy vọng bản thân có thể rèn luyện được tính kiên nhẫn, sự chăm chỉ, khả năng chăm sóc khách hàng tốt để đóng góp vào việc làm tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Hoặc bạn cũng có thể thể hiện rõ ràng mục tiêu được phát triển trong lĩnh vực bán hàng: Với sự chăm chỉ, nhiệt tình, tinh thần ham học hỏi, tôi hy vọng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân viên bán hàng, trong thời gian 3 năm gắn bó có thể được cân nhắc lên các vị trí cao hơn như quản lý bộ phận bán hàng của doanh nghiệp.

Nhiều bạn cho rằng vị trí nhân viên bán hàng là vị trí có thể dễ dàng đạt được nên không có nhiều chuẩn bị cách trả lời cho bộ câu hỏi phỏng vấn nhất là câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những bạn có mong muốn học hỏi và trau dồi thêm kinh nghiệm để có thể phát triển hơn trong lĩnh vực này ở tương lai thay vì những bạn đi làm chỉ với mục tiêu duy nhất là kiếm thêm thu nhập. 

3.2. Hiểu biết về công việc

Để đánh giá mức độ quan tâm của bạn với công việc, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi như bạn hiểu biết gì về sản phẩm của chúng tôi, bạn biết gì về doanh nghiệp, bạn có biết công việc của nhân viên bán hàng là gì không, theo bạn thì những kỹ năng nào là cần thiết đối với một nhân viên bán hàng.

Khi đó, với những hiểu biết về vị trí nhân viên bán hàng đã nêu trên, bạn có thể “tùy cơ ứng biến” mà trả lời theo cách của riêng mình. Một số ý trả lời mà Vieclam123.vn có thể gợi ý để bạn tham khảo như:

Câu hỏi: Bạn có biết công ty bán sản phẩm gì không?

Đây là câu hỏi vô cùng đơn giản nhưng chỉ đơn giản đối với những bạn có sự chuẩn bị, tìm hiểu trước khi tham gia phỏng vấn. Đôi khi, trong JD mà bạn nhận được từ nhà tuyển dụng chỉ nêu chung chung công việc mà bạn làm là nhân viên bán hàng chứ sẽ không nói cụ thể mặt hàng mà bạn bán là gì. Vì vậy, bạn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng thông qua email, tin nhắn ngay khi nhận được JD. Nếu không, bạn cũng có thể lên mạng search tên công ty, sau đó tìm kiếm mặt hàng mà công ty đó kinh doanh.

Đừng để tình trạng câu hỏi đơn giản như vậy nhưng bạn cũng không trả lời được hoặc trả lời một cách mơ hồ, lúng túng. Bạn sẽ “mất điểm” rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng đấy nhé.

câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Câu hỏi: Bạn biết đối tượng khách hàng của công ty là ai không?

Nếu bạn đã biết được sản phẩm của doanh nghiệp là gì thì cũng sẽ dễ dàng trả lời được đối tượng khách hàng. Ví dụ với những doanh nghiệp chuyên bán giày cao gót nữ thì đối tượng khách hàng sẽ là phái nữ. Thêm vào đó, bạn cũng nên tìm hiểu giá cả của sản phẩm để phân khúc được đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Với những mặt hàng cao cấp, phân khúc khách hàng sẽ ở tầm cao, có thu nhập cao và hướng tới không chỉ chất lượng mà còn là thương hiệu để thể hiện đẳng cấp và giá trị của người dùng. 

Câu hỏi: Bạn có biết được công việc mà bạn cần làm là gì không?

Với câu hỏi này, tất nhiên bạn sẽ không thể trả lời một cách chính xác 100% bởi bạn còn chưa thực sự trải nghiệm công việc mà. Tuy nhiên, có thể dựa vào hiểu biết chung về nhân viên bán hàng để trả lời chúng một cách ấn tượng nhất.

Ví dụ bạn có thể trả lời: Theo hiểu biết của mình, tôi nghĩ rằng nhân viên bán hàng sẽ làm những công việc như tiếp nhận hàng hóa, kiểm kê và đảm bảo số lượng hàng hóa luôn đúng đủ, chất lượng được đảm bảo, không bị hỏng hóc. Nhân viên bán hàng cũng là người trưng bày sản phẩm lên kệ bán hàng, giữ kệ bán hàng luôn gọn gàng, sạch sẽ, các sản phẩm đều được trưng bày đúng vị trí. Thêm vào đó, nhân viên bán hàng cần nắm được chính xác thông tin về tên, công dụng, chất liệu, giá cả sản phẩm để có thể giới thiệu, tư vấn cho khách hàng, giải quyết những thắc mắc, phàn nàn, khiếu nại của khách hàng một cách ổn thỏa để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng nhất.

Câu hỏi: Quy trình tư vấn, giới thiệu sản phẩm của bạn như thế nào?

Với câu hỏi này, trước khi tư vấn sản phẩm, bạn cần hỏi xem nhu cầu của khách hàng muốn tìm kiếm loại sản phẩm gì, sau đó bạn giới thiệu cho khách tất cả những mặt hàng có thể đáp ứng được nhu cầu của khách. Tiếp theo, nhân viên bán hàng cần giới thiệu lợi ích của sản phẩm, tiếp đến là tư vấn sản phẩm phù hợp nhất với khách hàng. Đặc biệt trong quá trình bán hàng cần phải nắm được nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm có chứa thành phần đặc biệt, kén đối tượng để tránh những “hậu quả” không đáng có.

Câu hỏi: Theo bạn kỹ năng nào là cần thiết đối với một nhân viên bán hàng?
Cùng giống như câu hỏi công việc cần làm của một nhân viên bán hàng, bạn sẽ dựa vào những hiểu biết chung nhất của bản thân về vị trí này để đưa ra câu trả lời. Bạn có thể tham khảo cách trả lời như: “Theo tôi, với nhân viên bán hàng, các kỹ năng quan trọng cần phải có như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn, thuyết phục, nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh những kỹ năng đó thì thái độ nhiệt tình, tôn trọng khách hàng là vô cùng quan trọng. Sự chăm chỉ và tỉ mỉ, cẩn thận cũng là tố chất cần có.”

Bạn có thể dựa trên những ý chính trên để đưa ra những câu trả lời dài, ngắn phù hợp tùy theo đánh giá của bạn về sự cần thiết của nó, tương quan với quy mô và yêu cầu của doanh nghiệp.

câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Câu hỏi: bạn có biết đối thủ cạnh tranh của công ty không?

Đây cũng là một câu hỏi đánh giá mức độ quan tâm của bạn với vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp. Nếu bạn trả lời được những câu hỏi như sản phẩm của doanh nghiệp là gì, đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai thì bạn cũng sẽ biết được đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai. Câu hỏi này thường được hỏi khi bạn ứng tuyển vào những công ty, doanh nghiệp lớn và có thương hiệu trên thị trường. Với những cửa hàng, cơ sở nhỏ thì thường sẽ không xuất hiện câu hỏi phỏng vấn này.

Vì vậy, nếu như bạn ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng cho các thương hiệu lớn thì tìm hiểu thật kỹ thông tin về đối thủ cạnh tranh, thậm chí phân tích được đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, điểm yếu điểm mạnh sẽ tạo được ấn tượng rất mạnh đối với nhà tuyển dụng.

Bên cạnh một số câu hỏi thông dụng cho ứng viên về hiểu biết đối với doanh nghiệp trên đây, tùy vào từng nhà tuyển dụng mà sẽ có những câu hỏi khác nhau. Hãy linh hoạt để có thể đưa ra những câu trả lời hợp lý nhất nhé.

3.3. Câu hỏi về tình huống

Là một nhân viên bán hàng, giải quyết những tình huống bất ngờ gặp phải với khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Thông qua một vài tính huống thực tế được đưa ra, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào phương án giải quyết của bạn để đánh giá thái độ cũng như con người bạn. Vậy làm thế nào để trả lời câu hỏi tình huống tốt nhất, thậm chí là những tình huống mà bạn chưa gặp phải trong thực tế cuộc sống bao giờ.

Vieclam123.vn sẽ gợi ý cho bạn cách trả lời khôn khéo như sau:

Câu hỏi: Nếu gặp phải khách hàng khó tính thì bạn sẽ làm thế nào?

Việc gặp phải đa dạng đối tượng khách hàng là việc không thể tránh khỏi của một nhân viên bán hàng. Vì vậy, không phải khách hàng nào cũng dễ tính và quy trình bán hàng của bạn không phải lúc nào cũng suôn sẻ, mà sẽ có những khách hàng khó tính. Khi đó, bạn cần bình tĩnh, nắm bắt được tâm lý khách hàng, hiểu được lý do khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái từ đó khéo léo khắc phục, tháo gỡ sự cố mà khách hàng gặp phải.

Câu hỏi: Bạn sẽ làm gì nếu bị phê bình?

Gợi ý câu trả lời: Tôi nghĩ việc đầu tiên là cần phải biết cách lắng nghe. Lắng nghe để biết được những thiếu sót của bản thân mình, từ đó khắc phục theo hướng tốt hơn. Nếu tôi có quan điểm cá nhân và cảm thấy việc bày tỏ quan điểm cá nhân đối với lời phê bình đó là cần thiết thì tôi sẽ mạnh dạn thể hiện để cấp trên cũng như khách hàng hiểu đúng về hoàn cảnh đó.

Còn rất nhiều câu hỏi về tình huống thường gặp trong quá trình bán hàng nữa. Chủ yếu khi đưa ra những câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng sáng tạo, linh động của bạn. Khi đó, hãy thử đặt mình vào tình huống và đưa ra những giải pháp hợp lý nhất nhé.

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

3.4. Câu hỏi về bản thân ứng viên

Thông qua câu hỏi về bản thân ứng viên và cách trả lời của họ, nhà tuyển dụng cũng sẽ biết được bạn là người như thế nào. Một số câu hỏi bạn có thể gặp phải từ nhà tuyển dụng như:

  • Điểm mạnh của bạn là gì?

  • Điểm yếu của bạn là gì? làm thế nào để bạn có thể khắc phục được nó?

  • Dùng 3 tính từ để miêu tả về bạn.

  • Bạn có những kỹ năng gì phù hợp với công việc?

Với những câu hỏi về bản thân, bạn nên trả lời một cách chân thành, nhất là câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu. Không nên quá khoe khoang quá về bản thân khi nói về điểm mạnh. Cũng nên biết cách trả lời điểm yếu của bản thân sao cho chúng không ảnh hưởng đến cái nhìn của nhà tuyển dụng về bạn thậm chí nó còn là điểm mạnh trong mắt nhà tuyển dụng. 

4. Lưu ý khi tham gia phỏng vấn phỏng vấn nhân viên bán hàng

Khi tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng, hãy lưu ý một số điều sau đây để có thể tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.

4.1. Trả lời bằng sự chân thành, nhiệt tình

Hãy trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra bằng sự chân thành và nhiệt tình của bạn dù cho có những câu hỏi bạn không thực sự biết rõ. Trả lời chân thành, nói đúng sự thật chính là yếu tố đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá bạn.

Sự chân thành, nhiệt tình có thể được biểu hiện ở trong ngôn ngữ, lời nói, điệu bộ, cử chỉ của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng biểu hiện thật tốt để nhà tuyển dụng có thể thấy được thái độ và sự chân thành của bạn nhé.

4.2. Trả lời đúng trọng tâm

Khi câu hỏi được đưa ra, hãy trả lời một cách ngắn gọn, đánh đúng vào nội dung mà nhà tuyển dụng mong đợi được nghe từ bạn. Tránh trả lời lan man, dài dòng gây cảm giác chán nản cho người nghe. Thêm vào đó, khi trả lời đúng trọng tâm, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá bạn là người biết được yếu tố “đủ”, biết được cách nắm bắt tâm lý người đối diện từ đó mới có thể đưa ra được câu trả lời thuyết phục.

4.3. Trả lời khiêm tốn, chừng mực

Dù bạn có hiểu biết đến đâu, có nhiều kinh nghiệm làm việc đến đâu thì cũng nên trả lời các câu hỏi phỏng vấn một cách khiêm tốn, chừng mực. Không nên quá khoe khoang về thành tích trong quá khứ. Hãy thể hiện hình ảnh bản thân một cách nhẹ nhàng, không phô trương, miễn cưỡng.

5. Tìm công việc nhân viên bán hàng ở đâu?

Hiện nay, với sự phát triển của Internet, mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc như ý. Một số phương pháp tìm kiếm vị trí công việc nhân viên bán hàng có thể kể đến như thông qua mạng xã hội, qua trung tâm giới thiệu việc làm hoặc qua bạn bè, người thân.

Trong đó, việc tìm kiếm qua mạng xã hội được xem là hình thức phổ biến nhất. Nhà tuyển dụng thường tận dụng sự nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả, tiếp cận được đông đảo ứng viên mà đăng tin tuyển dụng lên các hội nhóm trên mạng xã hội. Bởi vậy, ứng viên hãy sử dụng chiếc Smartphone của mình để theo dõi những thông tin tuyển dụng này nhé.

Một cách khác để bạn có thể tìm kiếm được vị trí công việc nhân viên bán hàng chính là truy cập các website tuyển dụng. Vieclam123.vn cũng là một trong những trang tuyển dụng uy tín nhất hiện nay. Bạn có thể nhanh chóng tìm được nhiều vị trí, xem được JD của nhiều công việc gần với địa chỉ bạn đang sống. Thêm vào đó, bạn còn có thể tạo được CV trực tuyến chỉ với 3 bước đơn giản trên trang web Vieclam123.vn

Như vậy, trên đây là bài viết giới thiệu cho bạn những thông tin chung về công việc của nhân viên bán hàng cũng như gợi ý bạn cách trả lời ấn tượng với bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng. Vieclam123.vn chúc các bạn sớm tìm được công việc như ý và hãy theo dõi thêm nhiều những bài viết hữu ích từ trang web của Vieclam123.vn nhé.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.