close
cách
cách cách cách cách cách

Các câu hỏi phỏng vấn giáo viên và cách trả lời ấn tượng nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ước mơ của bạn sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm là trở thành giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông? Để thực hiện được những dự định tương lai đó, bạn cần phải vượt qua vòng phỏng vấn giáo viên một cách xuất sắc nhất. Vieclam123.vn gợi ý cho bạn cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn giáo viên ấn tượng nhất.

1. Câu hỏi phỏng vấn giáo viên và cách trả lời

1.1. Giới thiệu bản thân

Câu hỏi đầu tiên mà mỗi ứng viên gặp phải khi tham gia phỏng vấn ở bất kì vị trí nào có lẽ là câu hỏi về bản thân bạn. Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này để xác nhận những thông tin cơ bản về người mà họ đang phỏng vấn cũng như có những ấn tượng đầu tiên về bạn.

Khi được hỏi câu hỏi phỏng vấn “bạn có thể giới thiệu về bản thân được không?” thì bên cạnh cung cấp những thông tin như tên, tuổi, tốt nghiệp ngành gì, thì bạn có thể bổ sung một vài kỹ năng và điểm mạnh của bản thân để tạo ấn tượng.

Ví dụ một số cách trả lời để bạn tham khảo như:

Ví dụ 1: “Tên tôi là Nguyễn Ngọc Mỹ Linh, năm nay 22 tuổi, tôi vừa tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa sư phạm tiếng Anh. Tôi yêu thích công việc giáo viên và muốn truyền đạt những kiến thức và hiểu biết của bản thân tới nhiều thế hệ học sinh.”

Ví dụ 2: “ Tên tôi là Đỗ Diệu Anh, năm nay 22 tuổi, tôi vừa tốt nghiệp khoa Sư phạm Mầm Non. Tôi rất yêu thích trẻ em và từng có kinh nghiệm 6 tháng làm việc ở trường Mầm Non Đống Đa trong thời gian thực tập.”

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm tạo CV xin việc cho giáo viên đơn giản, hiệu quả nhất.

1.2. Tại sao bạn lại chọn công việc giáo viên?

Câu hỏi này tưởng chừng như dễ dàng trả lời nhưng nó lại gây lúng túng cho rất nhiều ứng viên. Tại sao bạn lại chọn trở thành giáo viên? Do niềm đam mê của bản thân hay do sức ép từ gia đình? Do bản thân yêu thích công việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho nhiều thế hệ học viên hay do tính chất công việc ổn định, lương cao, đảm bảo cho tương lai lâu dài? Vậy câu trả lời nào mới phù hợp và giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

Ví dụ câu trả lời:

Ví dụ 1: “Tôi lựa chọn trở thành một giáo viên bởi tôi yêu thích việc truyền dạy những kiến thức hay và những điều bổ ích trong cuộc sống cho học sinh. Tôi hy vọng mỗi thế hệ học sinh đều học hỏi được những điều hay lẽ phải để trở thành người công dân tốt trong xã hội.”

Ví dụ 2: “Tôi thấy công việc giáo viên là một công việc rất hấp dẫn và thú vị. Mỗi ngày tôi cần phải luôn luôn học hỏi thêm những phương pháp giảng dạy mới, những kiến thức mới, hoàn thiện bản thân, trở thành một giáo viên xuất sắc để đào tạo những thế hệ học sinh giỏi.”

Câu hỏi phỏng vấn giáo viên

1.3. Theo bạn, phương pháp nào là tốt nhất trong quá trình giảng dạy?

Khi đặt ra câu hỏi này, bên cạnh việc kiểm tra kiến thức chuyên môn của bạn, nhà tuyển dụng còn muốn xem sự sáng tạo trong câu trả lời của bạn. Không có phương pháp giảng dạy nào là đúng, phương pháp giảng dạy nào là sai. Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng còn biết được thái độ và sự nghiêm túc của bạn trong quá trình giảng dạy.

Ví dụ cách trả lời mà bạn có thể tham khảo:

Ví dụ 1: “Theo tôi, không có phương pháp giảng dạy tốt nhất, chỉ có phương pháp giảng dạy phù hợp nhất. Tùy vào từng đối tượng học sinh cụ thể mà người giáo viên sẽ phải điều chỉnh phương pháp của mình để học sinh cảm thấy hứng thú và tiếp thu bài một cách tốt nhất.”

Ví dụ 2: “Tôi là một giáo viên mầm non, tôi nghĩ phương pháp giảng dạy tốt nhất là kết hợp dạy chữ cái với trò chơi vui nhộn, bài hát hay bộ phim sinh động để các bé có thể cảm thấy hứng thú với việc học tập.

1.4. Câu hỏi tình huống

Bên cạnh việc đặt ra những câu hỏi về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, nhà tuyển dụng còn có thể đặt ra những câu hỏi tình huống mà giáo viên thường gặp phải trong quá trình giảng dạy. Một số tình huống có thể được hỏi như:

  • Nếu học sinh của bạn không chịu học tập thì bạn sẽ làm như thế nào?

  • Nếu trong giờ mà học sinh không lắng nghe bài giảng của bạn thì bạn xử lý ra sao?

  • Nếu có những học sinh nghịch ngợm, bày trò trong lớp thì bạn sẽ làm gì?

  • Nếu kết quả học tập của học sinh không được như mong muốn, bạn sẽ làm cách nào để cải thiện.

Tùy vào từng tình huống được đưa ra mà ứng viên sẽ đặt bản thân vào tình huống đó để đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Ví dụ một số câu trả lời như:
Ví dụ 1: “Nếu học sinh của tôi gặp khó khăn với việc học tiếng Anh thì tôi sẽ tập trung hơn vào những học sinh học kém đó. Nếu cả lớp đều không thể tiếp thu được bài giảng của mình thì việc tôi cần làm là nghiên cứu lại phương pháp truyền đạt của mình, học hỏi từ những thầy cô có kinh nghiệm. Nếu chỉ số ít học sinh học kém, tôi cần chủ động động viên học sinh cố gắng học tập, giúp học sinh đó theo kịp tiến độ học tập của bạn bè.”

Ví dụ 2: “Trường hợp trong lớp có những học sinh quậy phá, nghịch ngợm, không chịu khó học tập, tôi sẽ phải tìm hiểu xem vì sao học sinh lại có thái độ trong học tập như vậy. Có thể là do những yếu tố khác như ảnh hưởng từ gia đình nên tính khí học sinh có nét khác biệt. Người giáo viên sẽ phải “cảm hóa”  học sinh để chúng thay đổi thái độ trong học tập.”

1.5. Bạn còn có câu hỏi nào khác không?

Giống như nhiều cuộc phỏng vấn khác, câu hỏi cuối cùng thường được nhà tuyển dụng dành ra để hỏi ngược lại ứng viên. Nếu như bạn có bất kì câu hỏi nào về vị trí ứng tuyển, chế độ đãi ngộ hay môi trường văn hóa thì nên đặt câu hỏi vào lúc này. Những câu hỏi liên quan đến vị trí ứng tuyển hay cơ sở đào tạo sẽ giúp tạo được thiện cảm với ứng viên.

Ví dụ bạn có thể đặt những câu hỏi với nhà tuyển dụng như:

  • Giáo trình và phương pháp giảng dạy mà trung tâm đang sử dụng là gì?

  • Trường học/Trung tâm có bao nhiêu học sinh?

  • Vấn đề lương đối với giáo viên mới và trường học thường xét tăng lương như thế nào ạ?

2. Câu hỏi phỏng vấn giáo viên bằng tiếng Anh

Khi ứng tuyển vị trí giáo viên tiếng Anh hoặc giáo viên cho các trường học quốc tế, bạn sẽ phải tham gia buổi phỏng vấn hoàn toàn bằng tiếng Anh. Vậy khi đó, những câu hỏi phỏng vấn giáo viên bằng tiếng Anh nào mà bạn có thể gặp phải.

Câu hỏi phỏng vấn giáo viên

2.1. Tell me about yourself

Câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh đầu tiên “Tell me about yourself” (giới thiệu bản thân) được đưa ra để tạo cơ hội cho bạn thể hiện được bản thân mình. Thực tế, nhà tuyển dụng sẽ không mất hứng thú với câu trả lời của bạn bởi vậy bạn cần phải trả lời khác đi so với việc chỉ cung cấp thông tin cá nhân cơ bản để tạo ấn tượng. 

Bạn có thể nói về trình độ học vấn, kinh nghiệm của bản thân, hoặc các sở thích cá nhân khác. Ví dụ một số cách trả lời câu hỏi này bằng tiếng Anh như:

“ Well, my name is Nguyen Minh Dat, I am 25 years old. I graduated with a Major of Math from Hanoi National University of Education in 2018. I really love numbers so it is the reason why I choose this major. In my spare time, I usually research to find different mathematical solutions and read specialist books. I also enjoy playing football with my friends and colleges at the weekend.”

(Vâng, tên của tôi là Nguyễn Minh Đạt, tôi 25 tuổi. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Toán của trường đại học sư phạm năm 2018. Tôi thực sự yêu thích những con số bởi vậy đó là lý do vì sao tại sao tôi lại chọn chuyên ngành này. Trong thời gian rảnh rỗi, tôi thường nghiên cứu ra những phương pháp khác nhau để giải toán và đọc những tài liệu chuyên ngành. I cũng yêu thích chơi bóng đá với bạn bè và đồng nghiệp vào cuối tuần.)

2.2. Why do you choose teaching?

Đây là câu hỏi về lý do tại sao bạn lại lựa chọn nghề giáo thay vì những công việc khác. Câu trả lời của bạn sẽ thể hiện được nhiệt huyết và tình yêu nghề của bạn. Đây cũng là một trong những tiêu chí để nhà tuyển dụng quyết định xem có nên lựa chọn bạn hay không.

Khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể đưa ra một số lý do như:

  • Teaching was my dream when I was a child. (Việc giảng dạy là ước mơ của tôi từ khi tôi còn là một đứa trẻ)

  • I love music and I want to arouse the passion for music for the young generation. (Tôi yêu âm nhạc và muốn khơi dậy niềm đam mê âm nhạc cho thế hệ trẻ)

  • Teaching is my family’s tradition. My father is a Math teacher. my mother is an English teacher. And I also love teaching. (Dạy học là truyền thống của gia đình tôi. Bố tôi là giáo viên dạy toán. Mẹ tôi là một giáo viên tiếng Anh. Và tôi cũng yêu thích việc dạy học vậy.)

  • I love kids and I want to spend time with them. (Tôi rất yêu trẻ con và tôi muốn dành thời gian với chúng)

2.3. Why do you want to teach at our school?

Câu hỏi này không những giúp nhà tuyển dụng đánh giá được bạn hiểu biết về họ đến đâu mà còn muốn biết lý do tại sao bạn lại lựa chọn môi trường này để làm việc. Bạn hãy đưa ra những quan điểm tích cực của mình về trường học, có thể là những thành tựu, tiếng tăm mà nhà trường đã gây dựng được.

Một số câu trả lời mà bạn có thể tham khảo như:

  • As I know, your school has a good reputation and the working environment is also good. Moreover, I think I can develop myself at your school. (Theo tôi được biết, trường của bạn có tiếng tăm tốt và môi trường làm việc cũng rất tốt. Thêm vào đó, tôi nghĩ bản thân có thể phát triển được khi làm việc ở trường của bạn.)

2.4. What are your strengths and weaknesses?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được bạn tự đánh giá như thế nào về bản thân. Không có bất kỳ đánh giá đúng sai nào đối với câu trả lời của bạn mà chỉ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ hơn về con người bạn. Bởi vậy, bạn cần đưa ra những câu trả lời về tính cách của bản thân để phù hợp với vị trí công việc.

Ví dụ một số cách trả lời về điểm mạnh của bản thân:

“Well, I think I have some strong points that are suitable with this position. Firstly, I have a good education background, I graduated from Hanoi National University of Education with a diploma of excellence. In addition, I have some experience in teaching, I have worked as a English teacher for 3 years at International School. I always take courses in methodology, I can create many activities for my students at class and my students can learn from these activities.”

(Vâng, tôi nghĩ tôi có một vài điểm mạnh cái mà phù hợp với vị trí này. Đầu tiên, tôi có nền tảng giáo dục tốt, tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội với tấm bằng xuất sắc. Thêm vào đó, tôi có kinh nghiệm trong việc giảng dạy, tôi đã làm việc ở vị trí giáo viên tiếng Anh trong 3 năm tại trường quốc tế. Tôi luôn luôn học hỏi về phương pháp giảng dạy, tôi có thể tạo ra rất nhiều hoạt động cho học sinh của tôi khi ở trong lớp học và học sinh của tôi có thể học hỏi từ những hoạt động này.)

Khi nói về điểm yếu của bản thân, bạn nên “chọn lọc” để vừa chỉ ra điểm yếu của mình, đồng thời thể hiện sự cố gắng khắc phục nó, và điểm yếu đó của bạn cũng không “quá yếu” trong mắt nhà tuyển dụng.

Ví dụ bạn có thể đưa ra câu trả lời về điểm yếu như sau:

“I think my weakness is that I am an introverted person. Sometimes, I don’t know how to express myself. However, I always try my best when teaching my students, using the easy-to-understand language and a variety of expression methods so that students can learn lessons quickly.”

(Tôi nghĩ điểm yếu của bản thân là tôi là một người hướng nội. Đôi khi, tôi không biết thể hiện bản thân như thế nào. Tuy nhiên, tôi luôn luôn cố gắng hết mình khi giảng dạy, cố gắng sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và nhiều phương pháp biểu đạt khác nhau nên học sinh của tôi có thể tiếp thu bài học một cách nhanh chóng.)

3. Lưu ý khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn giáo viên

Câu hỏi phỏng vấn giáo viên

3.1. Trang phục lịch sự

Khi tham gia phỏng vấn cho vị trí giáo viên, bạn hãy ghi nhớ ăn mặc lịch sự, thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng và sự trân trọng buổi phỏng vấn này. 

Không nên mặc những bộ trang phục cá tính, thoải mái như khi đi chơi với bạn bè để tham gia buổi phỏng vấn. Nên mặc những bộ quần áo hơi hướng công sở. Đó là những bộ trang phục thanh lịch, gọn gàng, nên lấy tông màu trắng, đen thay vì những bộ trang phục quá lòe loẹt, bắt mắt quá mức.

Lựa chọn giày dép phù hợp cũng hết sức quan trọng. Không nên đi dép, xăng đan hở ngón. Cũng không nên đi những đôi giày cao gót quá cao, đế nhọn. Một đôi giày tối màu, kín mũi đơn giản, sạch sẽ có lẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn khi đi phỏng vấn vị trí giáo viên.

Bạn cũng không nên đeo quá nhiều trang sức để gây sự chú ý. Điều đó chỉ khiến bạn trở nên khoa trương, rườm rà trong mắt nhà tuyển dụng. Đầu tóc cần được búi, buộc gọn gàng, sạch sẽ. Đừng đi phỏng vấn với mái đầu bết và xõa tung che hết gương mặt nhé.

3.2. Tác phong chuyên nghiệp

Khi đi phỏng vấn,bạn phải thể hiện được tác phong chuyên nghiệp của một “giáo viên tương lai”. Một thái độ tự tin, cầu tiến sẽ được đánh giá cao tại buổi phỏng vấn. Một cái bắt tay chuẩn và nụ cười tươi sẽ giúp bạn ghi điểm. Khi phỏng vấn hãy chú ý ngồi thẳng lưng, để ý từng cử chỉ, điệu bộ của bản thân.

Nếu bạn thường xuyên liếc ngang, liếc dọc, liên tục nhìn đồng hồ, ngồi gù lưng, tay chân cử động mà không có mục đích gì thì chắc chắn bạn sẽ “ra về” sớm đó.

3.3. Trả lời chân thành, trung thực

Khi trả lời các câu hỏi của người phỏng vấn, hãy trả lời lịch sự, có đầu có đuôi, có chủ ngữ, vị ngữ, tránh nói cụt lủn, cộc lốc hay xưng hô với nhà tuyển dụng như với bạn bè thân thiết.

Hãy trả lời một cách chân thành, trung thực bởi nhà tuyển dụng có thể nhìn ra sự lúng túng của bạn trong lời nói dối đấy. Một người giáo viên tương lai mà lại không trung thực thì chắc hẳn là không nhà tuyển dụng nào có thể chấp nhận được rồi.

4. Tìm việc làm giáo viên ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cách để bạn có thể tìm được công việc giáo viên. Nhờ vào sự giới thiệu của bạn bè, người thân mà bạn có thể biết được những vị trí đang tuyển dụng ở các trường học. Từ đó, bạn có thể nộp đơn ứng tuyển vị trí phù hợp.

Bạn cũng có thể tìm việc thông qua các trang web việc làm hiện đang thu hút rất nhiều ứng viên và nhà tuyển dụng như Timviec.com.vn, Vieclam123.vn, Careerlink.vn, Careerbuilder.vn, 123job.vn, Vietnamworks.com,...Thông qua những trang web việc làm này, bạn còn có thể tạo CV nhanh chóng, đơn giản và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Như vậy, trên đây là tổng hợp một số câu hỏi phỏng vấn giáo viên và gợi ý cách trả lời phù hợp để bạn có thể tự tin bước qua vòng phỏng vấn để có được vị trí mong muốn. Vieclam123.vn chúc các bạn sớm tìm được công việc ưng ý.

>> Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.