close
cách
cách cách cách cách cách

câu hỏi phỏng vấn giảng viên đại học kèm câu trả lời ấn tượng nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trước khi trở thành một giảng viên đại học chính hiệu, được cả xã hội tôn vinh  thì mỗi ứng viên đều phải trả giá bằng những chông gai, thử thách khôn lường. Làm sao để vượt qua vòng phỏng vấn đầy cam go sắp tới? Mời bạn tham khảo những câu hỏi phỏng vấn giảng viên đại học kèm theo gợi ý trả lời mà vieclam123.vn đưa ra ngay sau đây.

1. Top câu hỏi phỏng vấn giảng viên đại học cơ bản

1.1. Nói vài điều về bản thân bạn cho chúng tôi biết?

Câu hỏi giới thiệu bản thân có thể xuất hiện ở bất cứ cuộc phỏng vấn nào, tất nhiên phỏng vấn giảng viên đại học cũng không phải ngoại lệ.

Với vị trí giảng viên đại học, hơn ai hết nhà tuyển dụng luôn muốn biết rõ thông tin về ứng viên tham dự. Vừa là để thoả mãn nhu cầu về thông tin, cũng vừa là để đối chiếu với thông tin bên trong hồ sơ.

Nói vài điều về bản thân bạn cho chúng tôi biết
Nói vài điều về bản thân bạn cho chúng tôi biết?

Gợi ý trả lời:

Không có cách nào khác ngoài việc đưa ra câu trả lời thành thật, đó là yếu tố giúp bạn tạo được thiện cảm với những người đối diện.

Một số thông tin cơ bản như họ tên, quê quán, năm sinh, quá trình học tập và làm việc của bản thân là những thông tin mà bạn cần nhắc tới trong phần giới thiệu của mình.

Khi trình bày thông tin, hãy trả lời bằng giọng điệu tự tin, không nói quá nhanh, quá vội bởi điều đó có thể làm bạn bỏ quên thông tin quan trọng, hoặc là nhà tuyển dụng sẽ không nghe rõ những gì bạn nói.

1.2. Bạn có những ưu điểm gì phù hợp với nghề giảng viên đại học?

Câu hỏi về ưu điểm sẽ là nguồn tin hữu ích giúp các nhà tuyển dụng khai thác thông tin quan trọng nhằm đánh giá chính xác về mức độ phù hợp giữa ứng viên với vị trí giảng viên đại học.

Ứng viên khi đưa ra câu trả lời cần phải trình bày rõ ràng, không nói dài dòng, khó hiểu. Tốt nhất nên tách các ưu điểm thành các ý rõ ràng, nêu theo kiểu thứ nhất, thứ hai, thứ ba,...

Gợi ý trả lời:

Với giảng viên đại học, ứng viên không những phải thể hiện sự chững chạc mà còn phải thể hiện mình là người có phong thái chuyên nghiệp, là người có kinh nghiệm.

Ví dụ:

“Tôi cảm thấy vị trí giảng viên đại học môn Tài chính doanh nghiệp thực sự phù hợp với bản thân mình, bởi vì tôi có những ưu điểm nổi bật có thể phục vụ cho công việc nếu được tuyển dụng. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, tôi đã tốt nghiệp khoa Tài chính trường Đại học Kinh tế Quốc dân và từng có thời gian 5 năm tham gia công tác đào tạo chuyên ngành này cho nhiều doanh nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó tôi cũng có chứng chỉ hành nghề sư phạm theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.

- Thứ hai, tôi là một người yêu nghề, có năng lực trong lĩnh vực đào tạo, yêu thích sự sáng tạo và luôn muốn đổi mới phương pháp dạy học để đạt chất lượng tốt hơn.

- Tôi là một người có thể truyền lửa và lan tỏa những điều tích cực tới những người xung quanh.”

Tương tự, bạn có thể trình bày theo cách riêng của mình, miễn sao làm rõ được những ưu điểm của bản thân để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với họ.

1.3. Hãy cho chúng tôi biết mục tiêu trong 5 năm tới của bạn là gì?

Bất kể nhà tuyển dụng nào cũng không muốn ứng viên của mình là một người thích yên vị, không có tính cầu toàn hay định hướng cho tương lai. Chính vì vậy mục đích của câu hỏi này là để khai thác và loại bỏ những ứng viên không đáp ứng đủ tiêu chí đó.

Hãy cho chúng tôi biết mục tiêu trong 5 năm tới của bạn là gì
Hãy cho chúng tôi biết mục tiêu trong 5 năm tới của bạn là gì?

Gợi ý trả lời:

Kể từ khi quyết định theo nghề, bạn có vạch cho mình con đường đi nào cụ thể chưa? Có thể trước đây bạn thấy điều này là không cần thiết, thậm chí là xa vời nhưng bạn nên suy nghĩ về nó.

Mục tiêu nghề nghiệp ngoài để đối phó với nhà tuyển dụng thì nó còn giúp bạn định hình rõ ràng con đường mà mình sẽ đi trong tương lai. Nhìn vào lộ trình ấy, những gì bạn phấn đấu và đạt được sẽ đánh giá xem bạn có đang đi đúng đường hay không.

Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời nhà tuyển dụng như sau:

“Tôi là một người yêu nghề, ngay từ khi quyết định theo đuổi sự nghiệp trồng người này tôi đã có những hướng đi và vạch đích cụ thể để nhắm tới.

Trước hết, tôi mong muốn trong 1 năm đầu tiên tôi sẽ trở thành một giảng viên chính hiệu, có trách nhiệm với nghề, có trách nhiệm với sinh viên của mình, luôn tìm tòi những kiến thức mới được cập nhật theo thông tin của Bộ giáo dục đồng thời cũng chia sẻ về những kinh nghiệm thực tế mình đã trải qua. Tôi luôn mong muốn mình là giảng viên vừa nghiêm khắc nhưng không vì thế mà bị sinh viên của mình ghét bỏ.

Đương nhiên, tôi muốn cống hiến lâu dài cho nhà trường, dự định của tôi trong vòng 5 năm tới tôi sẽ cố gắng hết mình để thăng tiến lên vị trí Phó khoa hoặc Trưởng khoa. Dẫu biết đó là chặng đường đầy gian nan nhưng tôi sẽ không từ bỏ mục tiêu này, sẽ không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng bản thân, với sự quyết tâm và tâm huyết của mình thì tôi tin mình sẽ chạy đến được vạch đích trong thời gian sớm nhất.”

1.4. Vì sao bạn lại chọn nghề giảng viên đại học?

Lý do chọn nghề cũng là một trong những câu hỏi phổ biến mà ứng viên giảng viên đại học có thể gặp phải. Khi gặp câu hỏi này bạn cần bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra câu trả lời nhé.

Gợi ý trả lời:

Có rất nhiều lý do khiến bạn lựa chọn nghề giảng viên, trong đó bạn có thể lựa chọn những lý do như do sở thích cá nhân, được sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề giáo, muốn được là người truyền lửa cho những thế hệ sau này,...

Những lý do hợp lý luôn làm hài lòng nhà tuyển dụng, vậy bạn có biết đâu là những lý do không hợp lý không?

Thực ra, bạn chỉ cần không đề cập tới lý do xin việc vì gia đình muốn, làm giảng viên vì không xin được công việc theo sở thích,... đó là những lý do có thể khiến bạn không có cửa để bước vào vòng sau.

Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng chưa từng tiết lộ

2. Danh sách những câu hỏi phỏng vấn giảng viên đại học nâng cao

2.1. Bạn sẽ làm gì khi sinh viên không nghe lời?

Nếu là người có kinh nghiệm dày dặn, bạn sẽ có ngay đáp án để trả lời câu hỏi này, tuy nhiên không phải ai cũng sở hữu ưu điểm này, có người thực tế đã được đi dạy nhưng chưa đủ thời gian để trải nghiệm những tình huống éo le như thế này.

Bạn sẽ làm gì khi sinh viên không nghe lời
Bạn sẽ làm gì khi sinh viên không nghe lời?

Gợi ý trả lời:

Khi sinh viên không nghe lời, giảng viên đại học có thể xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau, đơn giản như: Tìm hiểu xem vì sao sinh viên lại có thái độ như vậy sau đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp; ý thức kém đánh vào điểm số; nói cho sinh viên đó biết tác hại về hành vi của mình;...

Ở độ tuổi này, một người giảng viên đại học thông minh chính là người biết nhu cương đúng lúc, bởi không phải lúc nào biện pháp mạnh cũng phát huy tác dụng, đôi khi cần phải mềm mỏng với sinh viên thì mới đạt hiệu quả như mong đợi.

2.2. Những biện pháp cải thiện chất lượng học tập mà bạn thường áp dụng?

Biện pháp cải thiện chất lượng học tập cho sinh viên mà giảng viên thường áp dụng chính là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Theo đó Ban giám hiệu nhà trường nói chung và các thầy cô trong ban tuyển dụng nói riêng sẽ nhanh chóng tìm ra người thực sự có năng lực.

Gợi ý trả lời:

Không quan trọng là bạn dùng phương pháp nào, quan trọng là việc bạn áp dụng vào thực tế đó có thu lại hiệu quả thực sự hay không. Vì vậy khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể liệt kê vào những phương pháp mình từng áp dụng, tuy nhiên sẽ nhấn mạnh về chất lượng cũng như kết quả thu được của hành động đó nhé.

2.3. Bạn có mong muốn gì về môi trường làm việc mới?

Bạn có mong muốn gì về môi trường làm việc mới
Bạn có mong muốn gì về môi trường làm việc mới?

Mặc dù chưa dám chắc là có thay đổi hay không nhưng nhà tuyển dụng vẫn muốn nghe những mong muốn từ ứng viên khi họ được tuyển dụng. Bên cạnh đó, với những mong muốn này họ còn có thể đánh giá xem ứng viên có phù hợp với môi trường hiện tại hay không.

Gợi ý trả lời:

Môi trường làm việc mơ ước ai cũng có, tuy nhiên bạn không nên trình bày theo những mong muốn thực tế của mình. Thay vào đó, hãy hướng tới môi trường mà bạn đang ứng tuyển, tìm hiểu thật kỹ về văn hoá cũng như con người nơi đây, sau đó miêu tả về chúng khi trả lời câu hỏi này.

Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn trợ giảng Tiếng Anh hay nhất

3. Những câu hỏi phỏng vấn giảng viên đại học bạn có thể gặp khác

Những câu hỏi phỏng vấn giảng viên đại học bạn có thể gặp khác
Những câu hỏi phỏng vấn giảng viên đại học bạn có thể gặp khác

Ngoài những câu hỏi phỏng vấn giảng viên đại học nêu trên, ứng viên còn có thể gặp phải những câu hỏi nào?

Dưới đây là danh sách các câu hỏi phỏng vấn thường gặp khác dành cho giảng viên đại học, mời bạn cùng theo dõi:

Câu hỏi 1: Bạn mong muốn nhận mức lương bao nhiêu?

Câu hỏi 2: Có một phụ huynh không đồng ý với cách làm việc của bạn thì bạn sẽ xử lý sao?

Câu hỏi 3: Trong lớp bạn chủ nhiệm, có một vài sinh viên không chịu nộp tiền học đúng hạn, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Câu hỏi 4: Bạn đánh giá sinh viên theo những tiêu chí nào?

Câu hỏi 5: Làm thế nào để bạn giúp đỡ một sinh viên trong lớp có kết quả học tập kém?

4. Bí quyết vượt qua cuộc phỏng vấn giảng viên đại học thành công nhất

Giảng viên đại học là một nghề đặc biệt cho nên khi đi phỏng vấn ứng viên cũng phải biến bản thân mình trở nên hoàn hảo hơn.

Khi đi phỏng vấn, nhớ lựa chọn những trang phục phù hợp, không chọn những trang phục thể hiện cá tính hay phong cách thời trang, tốt nhất hãy chọn những bộ trang phục mang tính an toàn như set quần áo công sở, có thể kèm theo đôi giày cao gót từ 3 - 5 phân, di chuyển nhẹ nhàng tránh gây ra tiếng động ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Bí quyết vượt qua cuộc phỏng vấn giảng viên đại học thành công nhất
Bí quyết vượt qua cuộc phỏng vấn giảng viên đại học thành công nhất

Khi được gọi vào phòng phỏng vấn, bạn nên để bản thân có phong thái tự tin, nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng, nói năng dứt khoát, không ấp úng, bình tĩnh trả lời đối với mọi câu hỏi.

Vậy là những câu hỏi phỏng vấn giảng viên đại học kèm theo gợi ý trả lời hấp dẫn đã được chia sẻ bởi vieclam123.vn, hy vọng trong tương lai không xa bạn sẽ trở thành một giảng viên chuyên nghiệp với những thành tích nổi bật.

Câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT

Nếu bạn là một giáo viên có ý định xin vào các trường THPT vậy thì phải cập nhật ngay những câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT thông dụng dưới đây. Bài viết còn chia sẻ đến bạn đọc gợi ý trả lời để bạn sớm chinh phục nhà tuyển dụng, theo dõi ngay nhé.

Câu hỏi phỏng vấn giao viên THPT

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.