close
cách
cách cách cách cách cách

Câu hỏi phỏng vấn business analyst nào thường được hỏi khi phỏng vấn?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Business Analyst, viết tắt là BA, là một công việc tiềm năng, được xếp vào top việc làm có mức lương cao. Các công ty thường tuyển dụng BA để giúp phân tích thống kê sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh, đồng thời đưa ra được những dự đoán sát sườn các kết quả kinh doanh có thể đạt được trong tương lai. Để tìm được ứng viên chất lượng, những bộ câu hỏi phỏng vấn Business Analyst vô cùng "xoắn não" cũng được đưa ra.

Nếu bạn đang quan tâm tìm việc ở vị trí này thì nhất định phải cập nhật những câu hỏi tuyển dụng phổ biến thường được đặt ra. Bài viết không chỉ đem điều đó tới cho bạn mà còn giúp bạn phân tích để có được câu trả lời, từ đó tìm ra quy luật để viết đáp án cho mọi câu hỏi dành cho vị trí này.

1. Những câu hỏi mang tính chuyên môn dành cho Business Analyst

1.1. Nêu ra các công cụ từng dùng để phân tích dữ liệu

1.1.1. Phân tích đại ý của câu hỏi

Mục đích của câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn có những kỹ năng công nghệ cần thiết nhất hay không. Vì nghề BA là làm phân tích, phân tích như một chuyên gia vậy cho nên sự thông thạo các công cụ phần mềm là một nhiệm vụ bắt buộc phải tốt thì mới làm nghề hiệu quả.

Câu hỏi phỏng vấn mang tính chuyên môn dành cho BA
Câu hỏi phỏng vấn mang tính chuyên môn dành cho Business Analyst

Rất đơn giản để đáp ứng câu hỏi này, bạn chỉ cần nêu ra cho nhà tuyển dụng về một vài công cụ đã dùng. Nói đúng ra thì chỉ cần "mô tả lại quá khứ", liệt kê những thông tin mà nhà tuyển dụng cần còn bạn có.

Một lưu ý cần phải ghi nhớ để thực hiện kèm theo sự liệt kê đó chính là cho ví dụ chi tiết liên quan đến việc sử dụng các công cụ đó như thế nào.  Đưa ra được tính ứng dụng cũng là cách bạn chứng minh câu trả lời của mình hoàn toàn đúng sự thật.

1.1.2. Ví dụ - câu trả lời mẫu

Bạn có thể đưa ra câu trả lời của riêng mình, nhưng vẫn cứ hãy tham khảo câu trả lời mẫu mà vieclam123.vn đưa đến để có thêm ý tưởng hay hơn hoặc biết chắc câu trả lời trong ý tưởng riêng đang đúng hướng hay không.

Hướng dẫn bạn cách trả lời câu hỏi phỏng vấn dành cho Business Analyst
Hướng dẫn bạn cách trả lời câu hỏi phỏng vấn dành cho Business Analyst

"Trong suốt thời gian làm việc trước đây, tôi vẫn sử dụng chủ yếu là 2 công cụ để là excel và Power Pivot - một Add in thuộc Excel. Hai công cụ này hỗ trợ rất tốt cho tôi với nhu cầu cần xử lý một khối data rất lớn, ngoài ra còn có thể sử dụng để thống kê chính xác mọi số liệu, tuyệt vời hơn nữa nó có thể giúp tôi tự động báo cáo kết quả đã ghi nhận được.

Không chỉ vậy, tôi cũng có sử dụng cả công cụ SQL Query để phục vụ việc phân tích, báo cáo dữ liệu."

Xem thêm: Top câu hỏi phỏng vấn Data Analyst và mẹo trả lời dành cho bạn

1.2. Khi làm việc với các số liệu, bạn thích nhất điều gì?

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn dễ dàng đánh giá sự phù hợp của bạn với công việc, càng khai thác hiệu quả hơn niềm đam mê với nghề liệu bạn có, hay động lực nào để thôi thúc bạn gắn bó với vị trí BA. Khi hiểu rõ mục đích này, ứng viên hãy đưa ra câu trả lời thiên hướng nói về sự thành công đã đạt được từ các dự án. Hãy chia sẻ thêm lý do vì sao bạn lại đạt được thành công đó, liệu có phải do niềm đam mê tạo nên.

Nói về sự đam mê, bạn hoàn toàn có thể khoác cho câu trả lời của mình một chút bay bổng bởi trạng thái của cảm xúc về đam mê thì chẳng bao giờ khô khan, nhất là khi tại vị trí chuyên viên phân tích Business  bạn lại càng cần có đủ sâu sắc để nhìn nhận vấn đề thấu đáo.

Cập nhật những câu hỏi phỏng vấn phổ biến dành cho vị trí Chuyên viên phân tích kinh doanh (BA)
Cập nhật những câu hỏi phỏng vấn phổ biến dành cho vị trí Chuyên viên phân tích kinh doanh (BA)

Thế nên dưới đây sẽ là một câu trả lời mẫu giúp bạn dễ bày tỏ tâm tư với nghề từ sâu trong trái tim:

"Khi đứng vào vị trí của một chuyên viên phân tích, điều khiến tôi vô cùng thích thú, vô cùng tâm huyết đó chính là được cảm nhận rõ những câu chuyện không thể kể bằng lời của con số, bạn chỉ có thể cảm nhận chúng với nội hàm sâu sắc bên trong. Từ đó, tôi có thể tự tin nêu lên những đề xuất, ý kiến hữu ích gửi tới sếp của mình.

Mọi sự phân tích sâu sắc đó đương nhiên rất hiệu quả để tôi có thể đánh giá chính xác tình hình phát triển hiện tại của công ty, tìm ra nguyên nhân gây biến động hay nhìn thấu các xu hướng liên quan đến sự tăng và giảm. Đây là một cái nhìn đa chiều để tôi đưa ra được giải pháp sau cùng, điều mà những người sếp cũ của tôi mong chờ.

Một số câu hỏi phỏng vấn hoàn hảo dành cho ứng viên tại vị trí Business Analyst
Một số câu hỏi phỏng vấn hoàn hảo dành cho ứng viên tại vị trí Business Analyst

Bên cạnh câu hỏi chuyên môn nghiệp vụ thì kỹ năng nghiệp vụ cũng là giá trị mà nhà tuyển dụng quan tâm nên sẽ dành cho nó những câu hỏi phù hợp, thú vị có, hóc búa có. Các BA hãy tham khảo một vài thú vị hay hóc búa đó để vừa củng cố tinh thần vừa có sự chủ động khi chuẩn bị nhé.

2. Những câu hỏi đào sâu kỹ năng nghiệp vụ của Business Analyst

2.1. Bạn cần chuẩn bị thế mạnh gì để trở thành Business Analyst

Đây chính là một trong những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst phổ biến dễ xuất hiện trong bất cứ buổi phỏng vấn nào cho vị trí này. Để đưa ra được câu trả lời, bạn cần phải hiểu một đặc điểm này, tại mỗi đơn vị khác nhau thì đòi hỏi về nghiệp vụ phân tích kinh doanh của các BA cũng khác nhau.

Thế nên, để tự ứng viên đưa ra câu trả lời cho điểm mạnh của bản thân có nghĩa là nhà tuyển dụng đang tạo cơ hội cho bạn được nhìn nhận lại khả năng của chính mình, cũng là giúp cho họ thuận lợi khẳng định mức độ phù hợp của bạn ra sao.

Top các câu hỏi hay trong phỏng vấn việc làm BA
Top các câu hỏi hay trong phỏng vấn việc làm BA

Khi đưa ra câu trả lời, bạn hãy nói về điểm mạnh ở những kỹ năng mang tính nghiệp vụ. Xét từ việc hiểu biết về nghề BA thì kỹ năng một BA cần có và cũng cần được trình bày khi trả lời phỏng vấn tại câu hỏi này đó là quản lý, phân tích vấn đề, kỹ năng kinh doanh,...

Xem thêm: Top các câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk và mẹo trả lời dành cho bạn

2.2. Kỹ năng về công nghệ một BA cần đáp ứng là gì?

Với câu hỏi này bạn chỉ cần trả lời bằng cách liệt kê, nêu thông tin về việc đã sở hữu kỹ năng nào về mặt công nghệ để có thể phục vụ cho công việc BA của mình.

Một vài kỹ năng nên đưa ra như:

- Sử dụng thành thạo công cụ phần mềm trọn bộ của Microsoft Office.

- Hiểu rõ các hệ điều hành đang tồn tại

- Có kiến thức đầy đủ về cơ sở dữ liệu, Domain, SDLC

- Hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình

- ...

Kinh nghiệm phỏng vấn Business Analyst
Kinh nghiệm phỏng vấn Business Analyst

Nhìn chung, tại vị trí Business Analyst, còn rất nhiều câu hỏi thú vị khác. Bạn chỉ cần nêu dựa vào sự sâu sắc của bản thân và thông qua những trải nghiệm nghề nghiệp thực tế thì sẽ có thể thuận lợi đưa ra được câu trả lời cần thiết. Như thế, bài viết đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả đó là đem đến cho bạn những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst, hơn thế còn giúp bạn tìm ra quy luật về tâm lý của nhà tuyển dụng và cách trả lời hiệu quả những câu hỏi này. Chúc các bạn sẽ sớm vượt qua được vòng phỏng vấn BA vốn được mệnh danh là hóc búa nhé.

Câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng phổ biến nhất

Bạn có biết tại vị trí Chuyên viên tuyển dụng, các đơn vị thường đặt ra câu hỏi như thế nào? Có thể bạn chưa có được một đáp án cụ thể nhưng chắc chắn đó sẽ là những câu hỏi hóc búa, khó nhằn. Nếu như bạn đang quan tâm tới vị trí này, nhất định phải cập nhật được những câu hỏi phổ biến thường được dùng khi nhà tuyển dụng cần tìm chuyên viên tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ đem đến nội dung bạn cần.

Câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.