close
cách
cách cách cách cách cách

Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng thông minh, ấn tượng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn đang muốn xin làm việc trong nhà hàng ở các vị trí như nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân, đầu bếp, quản lí,....Mỗi vị trí khác nhau lại có những câu hỏi phỏng vấn khác nhau và ứng viên cũng cần có cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng thông minh, ấn tượng phù hợp. Tham khảo những gợi ý cách trả lời qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng vị trí nhân viên phục vụ

Khi ứng tuyển vị trí này, ứng viên có thể sẽ phải trả lời những câu hỏi sau từ nhà tuyển dụng.

1.1. Giới thiệu bản thân

Ứng viên nên trả lời câu hỏi một cách đơn giản là nêu tên, chuyên ngành học, mong muốn được làm việc,...

Ví dụ cách trả lời:

“Tên tôi là Nguyễn Minh Trâm, tôi theo học chuyên ngành quản trị nhà hàng-khách sạn, tôi muốn được làm việc ở vị trí nhân viên phục vụ nhà hàng để học hỏi và trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế.”

 Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng

Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng

1.2. Điểm mạnh, điểm yếu

Nêu những điểm mạnh, điểm yếu của bạn phù hợp với vị trí nhân viên phục vụ nhà hàng, ví dụ như:

Về điểm mạnh: “Tôi được học về các kỹ năng phục vụ trong nhà hàng nên đã nắm được những lí thuyết cơ bản. Ngoài ra, bản thân tôi là người chịu khó, chăm chỉ, ham học hỏi, có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lí vấn đề tốt.”

Về điểm yếu: “Tôi mới tốt nghiệp ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế làm việc trong nhà hàng. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.”

1.3. Kỹ năng phù hợp

Bằng hiểu biết của bản thân, ứng viên nêu những kỹ năng mình cho là phù hợp với vị trí nhân viên phục vụ nhà hàng.

Gợi ý cách trả lời như sau:

“Những kỹ năng quan trọng đối với vị trí phục vụ nhà hàng đó là kỹ năng giao tiếp với khách hàng để khiến họ hài lòng, giao tiếp, phối hợp tốt với các bộ phận khác để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra, nhân viên phục vụ cần có kỹ năng quan sát tốt để kịp thời đáp ứng yêu cầu của khách hàng, sắp xếp ổn thỏa các vị trí trong nhà hàng để sẵn sàng chào đón khách. Sự linh hoạt, nhanh nhẹn, chăm chỉ, nhiệt tình là những tố chất không thể thiếu của người nhân viên phục vụ.”

Nếu cảm thấy thông tin mà bạn trình bày đúng với những gì ghi trong CV xin việc nhà hàng thì chúc mừng vì bạn đã an toàn vượt qua câu hỏi này rồi đấy.

1.4. Nếu khách hàng phàn nàn về dịch vụ của nhà hàng, bạn sẽ xử lí như thế nào?

Nhân viên phục vụ trong nhà hàng sẽ có lúc rơi vào trong hoàn cảnh như vậy. Khi đó, hướng giải quyết ổn thỏa nhất mà bạn có thể làm đó là:

“Trong tình huống này, tôi sẽ lắng nghe khách hàng để họ cảm thấy được tôn trọng, gửi lời xin lỗi chân thành tới khách hàng và đưa ra những hướng giải quyết cụ thể, có thể là lời giải thích hoặc một gợi ý nào khác cho khách hàng.”

 Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng

Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng vị trí nhân viên phục vụ

1.5. Bạn có sẵn sàng làm việc tăng ca không?

Vì làm việc trong ngành dịch vụ nên việc tăng ca theo lượng khách trong nhà hàng vào những dịp đặc biệt là vô cùng cần thiết. 

Trả lời: “Tôi luôn sẵn sàng làm việc tăng ca để phục vụ khách hàng. Nếu nhà hàng đang đông khách mà tôi kết thúc công việc thì những vị trí khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và quy trình phục vụ khách hàng sẽ không còn được trơn tru, hiệu quả. Hiểu được điều đó nên tôi luôn cố gắng để làm tròn nhiệm vụ của mình.”

2. Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng vị trí người quản lí

Câu hỏi phỏng vấn cho vị trí quản lí sẽ có mức độ khó hơn, đòi hỏi ứng viên phải là người dày dặn kinh nghiệm làm việc. Một số câu hỏi mà khi ứng tuyển vị trí quản lí trong nhà hàng bạn có thể gặp phải như:

2.1. Theo bạn, tố chất cần thiết của người quản lí là gì?

- “Theo tôi, người quản lí cần phải có kỹ năng quản lí, phân chia, sắp xếp công việc để các thành viên trong nhóm có thể phát huy hết năng lực cá nhân. Có như vậy, sức mạnh của tập thể mới được phát huy và công việc mới được hoàn thành ở mức tốt nhất.” 

2.2. Bạn nghĩ mình sẽ ở đâu trong 3-5 năm tới?

Nhà tuyển dụng muốn biết định hướng tương lai của bạn để xác định bạn có thực sự phù hợp với công việc hay không.

Trả lời: “ Trong tương lai 3-5 năm nữa, tôi sẽ trở thành một người quản lí giỏi trong nhà hàng, có thể giải quyết ổn thỏa các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, trở thành người đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt cả nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng hình ảnh nhà hàng ngày càng tốt đẹp và làm tăng doanh thu của nhà hàng.”

 Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng

Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng vị trí người quản lí

2.3. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Với những người quản lí giỏi, nhà tuyển dụng sẵn sàng trả cho bạn một mức lương cao, tương xứng với năng lực. Vì vậy, ứng viên cần làm nổi bật bản thân để nhà tuyển dụng cảm thấy bạn xứng đáng nhận được đãi ngộ tốt.

Trả lời: “Với kinh nghiệm 5 năm làm quản lí tại nhà hàng, kỹ năng quản lí nhóm nhân sự từ 20-30 người của tôi tốt, kỹ năng giao tiếp, đánh giá con người, phân công công việc ổn thỏa. Ngoài ra, tôi cũng đã tạo dựng được mối quan hệ với nhiều bên đối tác, khách hàng, bởi vậy có thể góp phần đem đến doanh thu cao hơn cho nhà hàng. Tôi nghĩ mình xứng đáng nhận được mức lương là….”

2.4. Tại sao bạn lựa chọn nhà hàng của chúng tôi?

Trả lời: “ Đây là một trong những nhà hàng có thương hiệu lớn nhất cả nước, có môi trường làm việc chuyên nghiệp, và cơ hội được học hỏi, phát triển nhiều. Khi làm việc ở đây, tôi biết chắc chắn sẽ có những áp lực rất lớn về quản lí nhân sự, về doanh số nhưng tôi muốn thử sức mình và nỗ lực để hoàn thành mục tiêu.”

3. Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng vị trí đầu bếp

Đầu bếp là vị trí không thể thiếu trong các nhà hàng, họ chính là người làm nên những món ngon hấp dẫn để thu hút thực khách. Khi xin việc đầu bếp, bạn cần phải có chứng chỉ kỹ năng nấu ăn và được kiểm tra kỹ lưỡng về tính cách, hiểu biết, kỹ năng. Một số cách trả lời câu hỏi phỏng vấn đầu bếp trong nhà hàng thường gặp như:

3.1. Bạn tự tin vào việc nấu những loại đồ ăn nào nhất?

Cùng là đầu bếp nhưng mỗi người lại có sở trường khác nhau. Có đầu bếp giỏi món Âu, có người giỏi món Ý, có người giỏi nấu đồ ăn Nhật, Hàn,...Nhà tuyển dụng muốn biết sở trường của bạn là gì, có phù hợp với thực đơn và món ăn được phục vụ ở nhà hàng của họ không.

Ứng viên cũng cần tìm hiểu kỹ về thực đơn trong nhà hàng,so sánh với sở trường của mình để cân nhắc xem có phù hợp không trước khi ứng tuyển.

 Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng

Cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng vị trí đầu bếp

Trả lời: “Những món ăn sở trường của tôi là món ăn truyền thống Việt Nam. Tôi được biết nhà hàng cũng chuyên phục vụ những món ăn này và đối tượng khách hàng chủ yếu là du khách người nước ngoài. Đây cũng là lí do tôi muốn được làm việc trong nhà hàng của anh/chị.”

3.2. Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?

Đây là câu hỏi rất nhạy cảm bởi những đầu bếp giỏi thường được đãi ngộ rất tốt và ít khi “nhảy việc”. Nhà tuyển dụng có thể sẽ nghĩ rằng do bạn làm không tốt nên mới bị sa thải hoặc do bạn là người không gắn bó với nơi làm việc lâu dài. Vậy thì trả lời như thế nào để nhà tuyển dụng thuyết phục?

Trả lời: “ Lý do tôi rời bỏ vị trí công việc cũ là muốn thử sức ở một vị trí mới, trong môi trường làm việc mới để phát huy khả năng của bản thân và gặt hái được những thành tựu cao hơn trong công việc.

3.3. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Người đầu bếp nên nêu bật những kinh nghiệm đã có của bản thân và những thành tựu bản thân đã gặt hái trong công việc trước đây.

Trả lời: “ Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong nhà hàng Việt Nam, chủ yếu phục vụ các món ăn truyền thống. Trong thời gian làm việc, tôi luôn đảm bảo chế biến những món ăn an toàn, chất lượng, hợp khẩu vị. Đồng thời, tôi đã giúp nhà hàng tăng thêm 20% doanh thu trong năm vừa qua.”

Hy vọng với những chia sẻ về cách trả lời phỏng vấn xin việc nhà hàng trên đây, bạn đã tự tin hơn khi bước vào vòng phỏng vấn. Vieclam123.vn chúc các bạn thành công!

Hãy truy cập trang web Vieclam123.vn để tìm thông tin tuyển dụng việc làm ngành nhà hàng-khách sạn và tạo CV ứng tuyển miễn phí nhé. Để tham khảo nhiều câu hỏi phỏng vấn xin việc khác bạn hãy truy cập: Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.