close
cách
cách cách cách cách cách

Chia sẻ cách tìm việc Marketing tại TPHCM hiệu quả nhất dành cho bạn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Marketing ra đời từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đồng thời được dự đoán là nhóm nghề tiềm năng nhờ những hiệu quả kinh doanh tăng nhanh chóng phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội. Vậy marketing thực chất là việc làm gì? Các cách tìm việc làm marketing tại TP HCM hiện nay? 

1. Việc làm marketing là gì?

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem marketing là làm những công việc gì và vai trò của nó đối với doanh nghiệp và xã hội như thế nào ngay sau đây.

Việc làm marketing là gì?

Tìm hiểu việc làm marketing là gì?

1.1. Định nghĩa marketing và một vài thuật ngữ ngành liên quan

Có rất nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về marketing.

Theo giới chuyên môn, marketing chính là tiếp thị sản phẩm. Thuật ngữ này được dịch từ tiếng Anh với nghĩa gốc (tiếp thị) là công việc xây dựng, triển khai các hoạt động và dự án kinh doanh hướng tới nhu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo nhu cầu thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm.

Tại các công ty, doanh nghiệp, người lao động làm công việc marketing được gọi là marketer, là những người trực tiếp tiếp cận, nghiên cứu và phân tích thị trường để phát hiện ra cơ hội kinh doanh, từ đó khai thác và sử dụng các cơ hội đó một cách hiệu quả nhất.

Vậy hiểu như thế nào về cơ hội kinh doanh?

 Cơ hội kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với khách hàng (người tiêu dùng), thực chất là sự xuất hiện nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, kéo theo đó là sự xuất hiện khả năng bán hàng của công ty, doanh nghiệp. 

Như vậy, sự phù hợp của nhu cầu và khả năng đó chính là những cơ hội kinh doanh mà người làm marketing cần nắm được khi tiếp cận thị trường.

Cơ hội kinh doanh có thể nhận biết ở nhiều cấp độ và hình thức, có thể mầm mống, có thể đang tồn tại, đòi hỏi những marketer phải thâm nhập và nghiên cứu để xây dựng chiến lược đúng đắn.

1.2. Vai trò

Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp và xã hội

Vai trò của marketing với doanh nghiệp

Marketing không phải là bán hàng nhưng lại có khả năng tạo ra doanh thu lớn và sinh sôi lại lợi nhuận, do đó là yếu tố cốt cán và có tiềm năng giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, xác lập được chỗ đứng vững chắc của mình trong thị trường kinh doanh nói chung, so với các đơn vị đối thủ cạnh tranh nói riêng.

Bản chất của thị trường là tính vận động. Do đó, marketing còn đem lại cơ hội và khả năng thích nghi cao trước những thay đổi của những yếu tố khách quan thông qua những dự án marketing đã được nghiên cứu và phân tích kỹ càng.

Ngoài ra, marketing cùng với truyền thông chính là bàn đạp để các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của công ty, doanh nghiệp có thể đến tay khách hàng, mở rộng mạng lưới khách hàng, nhất là nguồn khách hàng tiềm năng để cung ứng nguồn lợi nhuận tại mọi thời điểm.

Trên thực tế, những doanh nghiệp đầu tư xây dựng bộ phận marketing chuyên nghiệp thường là những doanh nghiệp giỏi và ngược lại. Đây cũng chính là lý do marketing phát triển mạnh mẽ hơn nhiều trong những năm trở lại đây. 

Vai trò của marketing với công chúng (trực tiếp là khách hàng, người tiêu dùng)

Nhờ marketing và bằng marketing, những thông tin của sản phẩm như: Tính năng, hiệu quả sử dụng, hình ảnh, giá thành, sản phẩm là sản phẩm gì, cách mua sản phẩm, … có thể đến tay người tiêu dùng nhanh và đầy đủ nhất. Đây gần như là nguyên tắc phổ biến trong kinh doanh hiện đại.

Vai trò của marketing với xã hội

Marketing giúp cân bằng xã hội, cung cấp những mức sống ổn định và phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Ngoài ra, marketing còn giúp giải quyết vấn đề cung cầu tối ưu nhất qua các dự án truyền thông marketing:

  • Doanh nghiệp: Cung cấp sản phẩm với số lượng lớn, sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng, thay đổi sản phẩm thích nghi với cơ hội kinh doanh để đem lại doanh thu cao nhất

  • Khách hàng: Tiếp nhận thông tin sản phẩm, tham gia vào sản phẩm, dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp, cảm nhận về chất lượng các mặt hàng tiêu dùng, có thể phản ánh trực tiếp hoặc qua các công cụ truyền thông nhu cầu cải thiện tính năng hoặc thay đổi.

2. Marketing ra làm gì? Những công việc marketing phổ biến tại TP Hồ Chí Minh

Nhóm ngành liên quan tới marketing rất đa dạng, tuy nhiên không phải công việc nào cũng phổ biến. Nếu muốn có cơ hội việc làm marketing tại Hồ Chí Minh cao bạn nên tìm việc với các ngành nghề phổ biến sau.

Cơ hội việc làm marketing tại TP HCM

Nhũng cơ hội việc làm marketing tại TP HCM

2.1. Cơ hội việc làm marketing tại TP HCM 

Là bộ phận giữ vị trí quan trọng thiết yếu trong các doanh nghiệp, công ty, bộ phận marketing không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo cơ hội việc làm rộng mở cho người lao động tốt nghiệp đúng chuyên ngành hoặc có kinh nghiệm marketing, kinh doanh, truyền thông, công chúng cũng như những nhóm ngành liên quan.

Không chỉ đang phát triển, marketing được dự báo sẽ là lĩnh vực tiềm năng vô cùng rộng lớn, có khả năng kết nối, mở rộng, phân phối và phát triển thị trường kinh doanh trong tương lai. Marketing có tỷ lệ thuận với sự phát triển và ứng dụng của khoa học, công nghệ thông tin và nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.

Không chỉ có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn với mức thu nhập cao, hầu hết các vị trí công việc trong nhóm ngành marketing đều có thể làm trái ngành, tay ngang hoặc hỗ trợ các đơn vị khác trong phạm vi chuyên môn, kỹ năng phù hợp để đem lại thu nhập tối đa.

TP Hồ Chí Minh là 1 trong 2 thành phố trung tâm của cả nước với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, sự ra đời, phát triển, lớn mạnh và không ngừng mở rộng của các doanh nghiệp, nhất là bộ phận marketing kinh doanh đã cho phép cơ hội việc làm ngành marketing có tính ổn định, bền vững.

Đặc trưng của cơ hội việc làm ngành marketing tại TP HCM: Tính cạnh tranh.

2.2. Những công việc marketing phổ biến nhất hiện nay tại TP HCM

Chuyên viên marketing

Chuyên viên marketing là vị trí công việc lúc nào cũng cần và đơn vị nào cũng cần.

Để trở thành một chuyên viên marketing giỏi, ngoài chuyên môn ngành marketing, ứng viên phải là người có những kỹ năng cần thiết, trong đó quan trọng nhất là khả năng thâm nhập, nắm bắt và phân tích thị trường, trong đó sẽ làm rõ những gì liên quan đến hành vi kinh doanh như: Nhu cầu của khách hàng, xu hướng sử dụng sản phẩm, những thay đổi của các xu hướng đó và tất nhiên bao gồm cả việc nắm bắt được đường đi nước bước của đối thủ cạnh tranh.

Trong phạm vi doanh nghiệp, một chuyên viên marketing sẽ là người xây dựng ý tưởng, thiết kế và phổ biến dự án marketing đến toàn bộ phận marketing để có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng hiệu quả nhất.

Chuyên viên marketing tại doanh nghiệp cũng là người hỗ trợ và kiểm duyệt nội dung marketing (gọi là content marketing), định hướng sửa đổi sao cho tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, nắm bắt cơ hội kinh doanh, đưa vị trí của doanh nghiệp lên Top tại các thanh công cụ tìm kiếm.

Chuyên viên kinh doanh và quả lý thương hiệu

Chuyên viên kinh doanh và quản lý thương hiệu là những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng

Quản lý thương hiệu

Thương hiệu luôn là mục tiêu hướng đến của mọi doanh nghiệp. Do đó, xây dựng thương hiệu là công việc lúc nào cũng cần.

Hiểu một cách đơn giản nhất, thương hiệu (Brand) chính là cái riêng, cái khác biệt của 1 doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Do đó, xây dựng thương hiệu (Branding) chính là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp marketing kết hợp với truyền thông, quảng cáo để giúp sản phẩm của một công ty này có giá trị không trộn lẫn, được phân biệt với sản phẩm của một công ty khác (chính là các công ty cạnh tranh), từ đó thâm nhập vào nhu cầu và hành vi sử dụng của khách hàng một cách bền vững.

Người làm quản lý thương hiệu trong bộ phận marketing không chỉ phải nắm bắt đầy đủ thông tin sản phẩm, đi sâu vào bản chất của sản phẩm cũng như xác định nhu cầu của khách hàng mà còn phải khoanh vùng được đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu, phân tích đối thủ để từ đó làm ra cái mới không giống với cái họ đã làm. Và tất nhiên cái mới đó phải là sự vượt trội về tính năng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Những nhà quản lý thương hiệu không thể làm việc độc lập mà phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng khác trong bộ phận marketing, nhất là bộ phận nghiên cứu thị trường để có thể phân tích các dữ liệu nghiên cứu nhằm phát triển các chương trình tiếp thị, chiến dịch tiếp thị.

Content marketing

Nhân viên content marketing là người chịu trách nhiệm biên tập nội dung cho các dự án marketing, cụ thể là viết bài thông tin giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc bài content chuẩn SEO.

Kết quả của công việc content marketing là những bài viết được đăng tải lên các trang web, mạng xã hội, những phương tiện thông tin truyền thông để cung cấp những kiến thức hữu ích về 1 sản phẩm hay dịch vụ nào đó theo nhu cầu của người tiêu dùng (người đọc).

Để làm nhân viên content marketing, bạn phải là người có khả năng viết lách, tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin với tư duy mạch lạc nhằm tạo ra một bản tin vừa đầy đủ vừa dễ hiểu.

Content là một trong những công việc marketing tuyển nhiều tại thành phố Hồ Chí Minh, nếu bạn yêu thích viết lách thì đây là công việc rất phù hợp với bạn.

Quảng cáo

Nhắc đến marketing không thể không nhắc đến quảng cáo. Đây là nhóm việc không yêu cầu quá cao về chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc, do đó các bạn sinh viên mới ra trường hoàn toàn có thể bon chen vào lĩnh vực này hoặc xác định hướng làm việc lâu dài.

Với tính chất như vậy, trong marketing các công việc quảng cáo cung ứng số lượng công việc lớn nhất và dễ nhất.

Những vị trí việc làm chi tiết trong nhóm ngành quảng cáo marketing có thể kể đến như:

  • Giám đốc truyền thông

  • Điều phối viên truyền thông

  • Giám đốc bán hàng quảng cáo

  • Quản lý quảng cáo

  • Giám đốc điều hành tài khoản

  • Nhà hoạch định tài khoản.

Quảng cáo và quan hệ công chúng

Quảng cáo và quan hệ công chúng được tuyển dụng rất nhiều

Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng được xem như là bộ phận phát ngôn của đơn vị kinh doanh, họ sẽ phụ trách chính trong mối quan hệ quản lý giao tiếp với công chúng, bao gồm:

  • Truyền thông

  • Người tiêu dùng

  • Nhân viên

  • Nhà đầu tư

Công việc cụ thể tại doanh nghiệp: Thông thường, một nhân viên quan hệ công chúng sẽ là người viết các thông cáo báo chí để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới của công ty, doanh nghiệp; thông báo với cộng đồng doanh nghiệp về đối tác kinh doanh của công ty, kết quả kinh doanh và những thành tựu kinh doanh nổi bật.

Sales

Sales là bộ phận bán hàng, cùng với bộ phận quảng cáo là 2 bộ phận có số lượng công việc cần tuyển dụng lớn nhất.

Nhiệm vụ chính của nhân viên marketing bộ phận sales là giới thiệu sản phẩm, tư vấn các thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc của khách hàng, thuyết phục khách hàng, chốt đơn và đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhân viên sales cũng sẽ phải tiếp nhận và giải quyết các vấn đề về khiếu nại khách hàng, cạnh tranh khách hàng nội bộ và cạnh tranh với các công ty khác.

Thường thì vị trí công việc sales không có nhiều đòi hỏi với người lao động (bằng cấp, trình độ chuyên môn, tuổi tác, ngoại hình) nhưng để làm sales giỏi đòi hỏi người lao động phải thành thạo kiến thức về sản phẩm và vận dụng linh hoạt các kỹ năng mềm cần thiết, trong đó quan trọng nhất là kỹ năng thuyết phục khách hàng, chốt đơn.

3. Cách tìm việc làm marketing tại TP HCM nhanh và hiệu quả

Cách tìm việc làm marketing tại TP HCM nhanh và hiệu quả

Cách tìm việc làm marketing tại TP HCM nhanh và hiệu quả

Hướng dẫn tìm việc làm marketing nhanh và hiệu quả qua trang web Vieclam123.vn:

Trang web Vieclam123.vn hiện đang là một trong những trang web tìm việc miễn phí uy tín nhất, không chỉ giúp ích cho các đơn vị tuyển dụng có thể nhanh chóng tiếp cận với những ứng viên phù hợp với từng vị trí công việc cần tuyển, mà còn giúp người lao động dễ dàng tiếp cận với nhà tuyển dụng qua CV điện tử miễn phí tạo trên trang.

Để tạo CV điện tử trên trang, ứng viên có thể thực hiện tuần tự theo các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Vieclam123.vn theo địa chỉ truy cập: https://vieclam123.vn/ thông qua các thanh công cụ như Google, Cốc Cốc.

Bước 2: Bấm chuột vào mục tạo CV, đăng ký tài khoản cá nhân, cập nhật thông tin chi tiết và vị trí công việc cần ứng tuyển.

Ví dụ:

  • Vị trí công việc: Việc làm marketing (có thể để từng vị trí chi tiết hơn theo nhu cầu như content marketing, chuyên viên marketing, sales, …)

  • Khu vực làm việc: TP HCM (hoặc có thể để chi tiết vị trí ưu tiên là các quận, khu vực)

Bước 3: Kiểm tra thông tin và tải lên trang web

Lưu ý: Ứng viên kiểm tra kỹ số điện thoại liên hệ, email liên lạc cá nhân tải lên CV, đảm bảo chính xác

Bước 4: Đợi tin từ các đơn vị tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ chủ động liên hệ với các bạn khi có vị trí công việc phù hợp với những thông tin bạn cung cấp trên trang.

Trên đây là những giới thiệu chi tiết về việc làm marketing và cách tìm việc marketing tại TP HCM hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc có thể truy cập tìm hiểu thêm tại website: Vieclam123.vn hoặc gọi theo số hotline của chúng tôi. Vieclam123.vn luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn, chúc các bạn thành công.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.