close
cách
cách cách cách

Sự tự tin là gì? Biểu hiện và cách rèn luyện sự tự tin chuẩn nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sự tự tin không phải là khả năng bẩm sinh mà có được nhờ sự rèn luyện. Sau đây là những cách rèn luyện sự tự tin hiệu quả và thiết thực để các bạn tham khảo cho mình.

1. Sự tự tin là gì? Biểu hiện của sự tự tin

Sự tự tin là một phẩm chất cần có để một đứa trẻ có thể phát triển tốt, trưởng thành và thành công trong cuộc sống sau này. Chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa về sự tự tin và những biểu hiện của sự tự tin như thế nào dưới đây. 

Sự tự tin cần được rèn luyện mới có được.

1.1. Khái niệm về sự tự tin

Sự tự tin có nghĩa là tin tưởng vào bản thân hoàn toàn, biết được sự quan trọng và giá trị của mình. Điều này không phải mù quáng tin tưởng vào bản thân. Điều cơ bản của lòng tự tin là cảm nhận được năng lực, giá trị và được yêu cùng trách nhiệm và sự công nhận.

Thông thường, trong mỗi người đều có sự tự tin nhất định kể cả ở người trưởng thành và trẻ em. Sự tự tin bắt đầu hình thành ngay từ lúc mới sinh ra và tiếp tục theo trẻ lớn lên. Mặc dù sự tự tin ở các độ tuổi không có gì khác biệt nhưng cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ ở các giai đoạn, lứa tuổi sẽ có nhiều khác biệt. Bởi sự tự tin không phải là một tố chất có sẵn mà sẽ hình thành dần trong cuộc sống của con người. Sự tự tin có thể giúp tạo nên giá trị cho bản thân mỗi người. Nhưng trong cuộc sống có thể vì một lý do nào đó, một người cảm thấy kém tự tin. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng, không ai hoàn hảo, vì vậy bạn cần nhận biết được giá trị và điểm mạnh riêng của mình mới có thể lấy được sự tự tin cho bản thân.

1.2. Biểu hiện của sự tự tin

Sự tự tin ở một con người được biểu hiện qua những yếu tố sau:

* Tin tưởng vào khả năng của bản thân mình

* Chủ động quyết định mọi công việc, dám nghĩ, dám làm

* Có tính kiên định nên làm gì cũng thường đạt thành công trong công việc.

2. Tầm quan trọng về sự tự tin của mỗi người

Sự tự tin của mỗi người có tầm quan trọng ra sao, đặc biệt đối với trẻ em. Chúng ta cùng tham khảo những điều này ngay sau đây:

2.1. Sự tự tin giúp trẻ phát triển tiềm năng tốt hơn

Khi trẻ nhút nhát, rụt rè sẽ không dám đưa ra ý kiến của bản thân, không dám làm theo ý mình, thậm chí ngại tham gia các trò chơi, hoạt động tập thể. Lâu dần, trẻ sẽ trở nên thụ động, rất khó phát huy tiềm năng sẵn có của bản thân. Do đó, sự tự tin là rất quan trọng để trẻ tự tin vào bản thân mình, tin vào khả năng và giá trị của bản thân mới có thể làm tốt những điều mình mong muốn.

2.2. Sự tự tin giúp trẻ xây dựng lòng tin tốt hơn

Khi bạn tin vào khả năng, giá trị của bản thân, bạn sẽ truyền niềm tin đó tới người khác tốt hơn. Đây là yếu tố quan trọng đối với người trưởng thành để có thể thành công trong cuộc sống. Nếu thiếu tự tin vào bản thân, bạn thật khó để được người khác tin tưởng. Vì vậy, xây dựng lòng tự tin ở trẻ cũng như có thể gây dựng được lòng tin ở người khác là điều quan trọng đối với mọi trẻ em để khi trưởng thành có thể thành công hơn.

2.3. Sự tự tin giúp trẻ làm chủ bản thân tốt hơn

Khi trẻ có sự tự tin, chúng sẽ làm chủ bản thân tốt hơn do đó có thể huy động được tư duy nhận thức và cảm xúc của mình để có những quyết định, hành động đúng đắn. Khi tin vào bản thân, con bạn cũng sẽ tránh các cám dỗ của cuộc đời tốt hơn. Thực tế có nhiều học sinh nhút nhát, hiền lành thường bị bắt nạt, chọc ghẹo mà không dám lên tiếng hay phản kháng. Lâu ngày, các em sẽ bị cô độc, tâm lý thường căng thẳng và dễ bị cám dỗ theo những điều xấu.

Trong điều này, cha mẹ cần chú ý giữa nhút nhát và ngoan ngoãn bởi một học sinh nhút nhát vẫn có thể học giỏi, dễ bảo, biết vâng lời. Nhưng lâu dần sẽ mất đi khả năng làm chủ bản thân, không thể quyết định được việc của mình khi không có sự tự tin khiến con dù có năng lực vẫn không thành công trong cuộc đời.

2.4. Sự tự tin giúp định hướng tương lai

Khi con bạn lớn lên trở thành người có cảm xúc, chính kiến và tư duy phản biện sẽ dễ dàng thành công trên đường đời hơn. Thêm nữa, cha mẹ nên có những đóng góp mang tính xây dựng để con có định hướng tốt hơn. Khi có sự tự tin, trẻ dễ phát huy tiềm năng của bản thân ngay từ nhỏ sẽ tạo điều kiện tốt hơn để gặt hái thành công khi trưởng thành.

Sự tự tin giúp định hướng tương lai

3. Cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ

Mặc dù sự tự tin xuất hiện rất sớm ngay từ khi sinh ra nhưng trong quá trình lớn lên, con bạn cần học thêm sự tự tin để có thể hòa nhập với cuộc sống, với mọi người xung quanh.

3.1. Cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ

Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ nên trang bị một số cách cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ để con có thể tin tưởng vào bản thân, làm tốt những việc của mình. Sau đây là những gợi ý giúp bạn rèn luyện cho con tính cách tự tin:

* Luôn quan tâm, yêu thương trẻ và sự chấp nhận

* Dạy con sống có trách nhiệm trong cuộc sống và học hỏi những kỹ năng mềm

* Động viên, khen thưởng khi con có cố gắng trong học tập hay làm việc gì đó. Cho con tự mình khám phá bản thân với sự theo dõi, lời khuyên khi cần thiết.

* Dạy cho trẻ hiểu biết về những giá trị của bản thân như lòng quan tâm, sự ham học hỏi và sự bền bỉ.

Trong quá trình dạy con sự tự tin, có thể con bạn sẽ gặp những khó khăn thất bại, bạn cần truyền cho con tinh thần “thất bại là mẹ của thành công” để giúp trẻ đối mặt với thất bại, từ đó rút ra những bài học cho mình để cố gắng hơn, điều này có thể tác động tới lòng tự tin của chúng. Vì con bạn hiểu rằng ai cũng có thể mắc lỗi và đây là điều khó có thể tránh được. Từ thất bại của bản thân, trẻ sẽ rút ra được những điều gì và tiến bộ hơn từ đó giúp con bạn tự tin hơn.

3.2. Hãy tránh những điều khiến trẻ thiếu sự tự tin

Sự thiếu tự tin của trẻ có thể do một số yếu tố trong cuộc sống tác động. Đặc biệt trong cuộc sống xô bồ hiện nay, khó ai có thể hoàn hảo. Bên cạnh những điểm mạnh, chúng ta luôn tồn tại những yếu điểm của bản thân. Do đó, khi dạy cách rèn luyện sự tự tin cho con, bạn nên tránh những điều khiến trẻ thiếu sự tự tin qua những gợi ý sau đây:

Đừng để trẻ mất tự tin.

* Những trẻ có tính khí năng động thường có sự tự tin ít hơn so với những đứa trẻ khác.

* Lòng tự tin của trẻ sẽ bị giảm đi khi có quá nhiều lời khen ngợi hay khen ngợi không thích hợp. Khi trẻ được khen ngợi quá mức có thể dẫn tới việc lệ thuộc vào lời khen.

* Sự tự tin của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu gia đình đổ vỡ, sự mất mát… Những người thường xuyên rời vào những trường hợp bị căng thẳng, xuống tinh thần sẽ khiến lòng tự tin bị giảm đi. Mặt khác, nếu các vấn đề khó khăn, căng thẳng được giải quyết tốt đẹp sẽ khiến họ gia tăng sự tự tin ở bản thân mạnh mẽ.

* Yêu, được yêu và cảm nhận được tình cảm của người khác là 2 trạng thái khác biệt. Ví dụ một người có thể được người khác yêu nhưng nếu họ không cảm nhận được tình yêu ấy từ cha mẹ, anh chị hay người yêu,vợ chồng thì lòng tự tin của họ sẽ bị ảnh hưởng.

3.3. Cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ ở trường học

* Ở lứa tuổi học đường, trẻ chưa có sự trưởng thành trong suy nghĩ và tình cảm. Do đó, chúng thường khó có thể kiểm soát thiếu tự tin của bản thân liên quan tới kết quả học tập không tốt, học sinh cá biệt trong lớp thường xuyên bị thầy cô phê bình… Do đó, những người làm cha mẹ cần nhận ra điều đó và giúp trẻ học được sự tự tin cần thiết một cách tốt hơn. Nếu cha mẹ thiếu tự tin thường khiến con thiếu tự tin theo.

* Quan tâm và tôn trọng trẻ cũng như chỉ cho con bạn biết tôn trọng và quan tâm sẽ giúp gia tăng thêm lòng tự tin.

* Dạy con thói quen nói “xin vui lòng” và “cám ơn” thường trực khi mượn bất cứ thứ gì, gõ cửa trước khi bước vào phòng và cha mẹ hãy luôn thể hiện thái độ lịch sự, thân thiện với con như đối với một người bạn.

* Mặc dù hãy để con tự làm nhưng cha mẹ cần theo dõi và có lời khuyên kịp thời khi con cần. Bạn nên giải thích cho con biết những sai lầm trong hành động, trong lời nói hay cư xử mà con vừa mắc phải khi góp ý nhưng nhớ đừng có thái độ buộc tội trẻ. Ví dụ nên nói “con không nên đánh bạn!” chứ không nên nói “con thật tệ hại khi đánh bạn.” Dù chỉ là câu nói nhưng mỗi cách nói sẽ có những tác động khác tới trẻ. Do đó, cha mẹ cần tránh làm tổn thương con hay có những từ ngữ khiến con cảm thấy nặng nề như mình là một con người tội lỗi vậy.

* Khi được cha mẹ tôn trọng và quan tâm sẽ giúp con tăng thêm lòng tự tin hơn vào bản thân mình. Thực tế là có những trẻ có sự tự tin rất lớn trong khi đó một số người còn lại lại rất thiếu tự tin.

* Nỗi sợ hãi chính là biểu hiện của sự thiếu tự tin. Bạn hãy thử nghĩ khi gặp khó khăn, thử thách nào đó sao mình lại cảm thấy sợ hãi. Điều gì làm cho bạn cảm thấy sợ? Bạn đang lo lắng về thất bại nào đó của mình? Nguyên căn của nỗi sợ hãi này là do sự thiếu tự tin đã tạo ra trong bạn. Khi thiếu tự tin, bạn thường cảm thấy căng thẳng, lo nghĩ nhiều, do dự thậm chí là thay đổi phương án liên tục. Do đó, hãy tăng cường sự tự tin cho bản thân để không còn sợ hãi nữa nhé.

4. Bí quyết học cách rèn luyện sự tự tin cho bạn

Bạn mong muốn cải thiện sự tự tin cho bản thân mình? Sau đây là những gợi ý để tham khảo giúp cho bạn cách rèn luyện sự tự tin tốt hơn, hiệu quả hơn.

Bí quyết học cách rèn luyện sự tự tin cho bạn

4.1. Xác định được đâu là điểm mạnh của bạn

Để xác định được điểm mạnh của mình, bạn cần khám phá, đánh giá về bản thân qua những ưu điểm, nhược điểm. Khi hiểu tương đối rõ về bản thân, bạn sẽ vượt qua sự tự ti về những nhược điểm, thể hiện được thế mạnh của mình mà trở nên mạnh dạn hơn. Do đó, bạn hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp của mình qua những gợi ý sau đây:

* Những lời khen mà mọi người dành cho bạn bởi không phải vô tình mà người khác lại khen ngợi bạn. Chắc chắn phải có lý do nào đó đấy như sự nhanh nhẹn, vẻ ngoài của bạn.

* Bạn đã đạt được những thành tích gì từ trước tới nay. Ví dụ như thành tích trong học tập hay đơn giản chỉ là giúp đỡ ai đó trong cuộc sống. Sau đó, bạn hãy làm những điều này với mức độ cao hơn.

* Phấn đấu cho những phẩm chất mà bạn mong muốn đạt được. Bởi con người luôn khiếm khuyết nên cần cố gắng để hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

4.2. Sự tự tin không phải là bẩm sinh

Để có được sự tự tin, ai cũng phải trải qua một quá trình rèn luyện, cố gắng mới đạt được. Có nhiều người giấu được nỗi sợ hãi rất tốt. Vì vậy, trong cuộc sống, bạn hãy giúp con bằng những cách rèn luyện sự tự tin đúng cách. Bạn không cần lúc nào cũng cần quần là áo lượt để thu hút mọi ánh nhìn của mọi người. Bạn hãy thoải mái, nghĩ mình không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Do đó, hãy xây dựng sự tự tin bằng những cách dễ chịu hơn như giúp đỡ người khác hay không so sánh bạn với người khác.

4.3. Ghi nhận những lời khen người khác dành cho

Khi được người khác khen tặng, bạn hãy tiếp nhận nó một cách nhã nhặn và cảm ơn họ. Lúc đó, bạn sẽ trông tự tin và lịch sự hơn đấy.

4.4. Chọn cho mình một mẫu người thành công

Trong cuộc sống, bạn hãy chọn cho mình một người nào đó thành công mà mình ngưỡng mộ để học hỏi với hy vọng cũng được giống như họ, coi họ là hình tượng mẫu để học tập.

4.5. Cách rèn luyện sự tự tin là hãy thử thách bản thân

Mỗi ngày, bạn nên đặt mục tiêu cho bản thân và hoàn thành tốt. Mỗi ngày hoàn thành một mục tiêu hướng tới mục tiêu lâu dài hơn. Thành công không phải là điều gì đó thật to lớn mà đôi khi chỉ là hoàn thành một nhiệm vụ mà mình đặt ra. Biết mình làm điều đó thật tốt, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, tin vào năng lực của bản thân cùng tinh thần phấn chấn hơn. Đây là cách rèn luyện sự tự tin giúp cho con bạn ngày càng trở nên tự tin hơn trong cuộc sống.

4.6. Cách rèn luyện sự tự tin là hãy làm những việc mình thích

Đánh giá những ưu điểm, sở thích của bản thân, bạn nên tìm kiếm những việc liên quan để biến thành sở trường riêng của mình. Có thể bạn không cần phải trở thành một chuyên gia nhưng trong nhóm bạn bè, trong gia đình, ai cũng phải công nhận điều đó là sở trường của bạn.

4.7. Cách rèn luyện sự tự tin là hãy yêu chính mình

Yêu chính mình là biết chăm lo cho vẻ bề ngoài, sức khỏe của bản thân, đặc biệt là vẻ bề ngoài. Bạn nên thể hiện là mình ăn mặc sáng sủa, gọn gàng và thoải mái.

Tóm lại, cách rèn luyện sự tự tin là bạn cần phải tin vào bản thân mình, tin rằng mình sẽ làm được. Điều đó giúp bạn bình tĩnh, có động lực hơn để đối mặt với những khó khăn, rắc rối.

Đăng ký khóa học tiếng Anh giao tiếp

>> Xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.