Bảng tiến độ thi công có lẽ không còn là khái niệm quá mới mẻ, chúng ta thường nghe thấy khái niệm này trong các lĩnh vực liên quan đến xây dựng. Bảng tiến độ thi công được lập ra để theo dõi các quy trình xây dựng của các công trình, từ đó đánh giá tiến độ thực hiện các công việc và hiệu quả của các dự án xây dựng. Để hiểu chi tiết bảng tiến độ thi công là gì và cách lập bảng tiến độ thi công như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Tiến độ thi công là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng. Đây được hiểu là kế hoạch mà bên trực tiếp xây dựng lập ra để định hướng, theo dõi và điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án.
Bảng tiến độ thi công là văn bản tái hiện lại một cách cụ thể và chi tiết kế hoạch này bằng sơ đồ hay dạng bảng tính excel. Trên đó ghi lại tất cả các hạng mục, khối lượng công việc, số nhân công và thời gian làm việc trong suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành dự án.
Bảng tiến độ thi công còn là một bản cam kết có hiệu lực pháp lý giữa nhà thầu thi công và chủ thầu khi hợp tác trong dự án nào đó. Đồng thời, bảng tiến độ thi công cũng giúp cho chủ thầu dễ theo dõi quy trình làm việc, giám sát tiến độ thi công của dự án và kiểm tra chất lượng dự án từ xa.
Bảng tiến độ thi công được lập ra để phục vụ trong quá trình theo dõi, giám sát tiến độ làm việc của nhà thầu. Chủ đầu tư có thể phục thuộc vào đây để xác định xem nhà thầu có đang làm việc hiệu quả hay không, có đang làm đúng tiến độ đã cam kết hay không? Từ đó có thể đưa ra quyết định dừng hay tiếp tục hợp tác. Đây cũng là căn cứ để phân chia công việc, thời gian thực hiện sao cho phù hợp với ngân sách, nguồn nhân lực và tiến độ đề ra. Giúp chủ đầu tư kịp thời phát hiện ra các sự cố tiềm ẩn và có nguy cơ xảy ra, từ đó đưa ra giải pháp kịp thời, đảm bảo được kinh phí và tiến độ thi công.
Vào mỗi giai đoạn, bảng tiến độ thi công lại có những công dụng khác nhau:
Giai đoạn sơ khai: Bảng tiến độ thi công là kế hoạch được lập ra và được thống nhất giữa 2 bên thầu và chủ thầu.
Giai đoạn triển khai dự án: Bảng tiến độ thi công hiện giờ có hiệu lực pháp lý, nó có tác dụng tạo sự ràng buộc giữa 2 bên. Bên chủ thầu có thể dựa vào đó để làm căn cứ theo dõi, giám sát và yêu cầu bên thi công thực hiện nghiêm túc đúng tiến độ đã cam kết. Bên nhà thầu trực tiếp thi công cũng có trách nhiệm phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Giai đoạn hoàn thiện: Bảng tiến độ thi công lại trở thành tiêu chuẩn, là thước đo để đánh giá hiệu quả làm việc, mức độ thành công của dự án, và kết quả hợp tác giữa hai bên. Quá trình nghiệm thu công trình sẽ được thực hiện và so sánh với bảng kế hoạch đã đề ra, không chỉ về thời gian và còn về chất lượng.
Chủ đầu tư và chủ thầu thi công sẽ thống nhất với nhau về phương án thi công trong dự án, thứ tự thực hiện công trình, cách thức xây dựng và cá tính chất, điều kiện khác nhau của mỗi hạng mục.
Thống nhất các tình huống sử dụng nguyên vật liệu sẵn có để tiết kiệm thời gian, chi phí
Thống kê và tập hợp nguồn nhân lực thi công
Đảm bảo sự cân bằng và nhịp độ thực hiện dự án.
Bản vẽ sơ đồ tổng thể dự án
Các tiêu chuẩn và quy phạm trong kỹ thuật
Các quy định trong sử dụng lao động và máy móc
Phương pháp sử dụng công nghệ trong các dự án thi công
Đặc điểm, tính chất của địa điểm, hình thức thi công
Diện tích và quy mô của dự án thi công
Hệ thống điện nước phục vụ cho công trình
Thời gian hoàn thành dự án theo cam kết giữa 2 bên.
Sau khi đã thống nhất được các vấn đề cần thiết, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và cơ sở căn cứ, chúng ta sẽ bắt đầu lập bảng tiến độ thi công theo các bước sau:
Bước đầu tiên là liệt kê các công việc cần phải làm, phân chia chúng thành các hạng mục nhỏ hơn. Các hạng mục này cần được nghiên cứu, tính toán các mốc hoàn thành phù hợp. Nội dung trong bảng tiến độ thi công cũng phải được xây dựng theo khung tiến độ hợp lý, theo yêu cầu của bên chủ thầu, tính chất của công trình và tiến độ của dự án.
Sau khi đã liệt kê được tất cả các nhiệm vụ và hạng mục chính cần thực hiện, việc tiếp theo là sắp xếp chúng theo thứ tự logics và hợp lý trong thi công. Xác định xem cái nào làm trước, cái nào làm sau, cái nào có thể tiến hành song song hay kết thúc cùng thời điểm sao cho phù hợp và đúng quy trình.
Việc này giúp bạn dễ dàng theo dõi được thứ tự công việc, cách mà công trình đang được thực hiện. Xác định được thời điểm hiện tại nên tập trung nguồn lực vào công đoạn hay vị trí nào.
Thống kê lại các nhân tố hay tài nguyên liên quan đến dự án để dễ dàng sắp xếp và theo dõi như nhân công, ngân sách, nguyên vật liệu, chi phí, thời gian, máy móc thiết bị,...
Mỗi hạng mục lại cần được tính toán thời gian thực hiện phù hợp và ăn khớp với nhau. Đây sẽ là những thông tin để người giám sát dễ dàng theo dõi được tiến độ thực hiện và đảm bảo thời gian nghiệm thu công trình. Để tính toán và sắp xếp thời gian hợp lý, bạn có thể thuê các chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này hay sử dụng các phần mềm dự toán để hỗ trợ.
Sau khi đã xác định các yếu tố trên, việc của bạn là sắp xếp các hạng mục và thông tin đã tính toán sẵn trên đây theo thứ tự logic và hợp lý nhất vào bảng excel. Sắp xếp chúng lần lượt theo các mục công việc, khối lượng công việc, thời gian bắt đầu, thời gian thực hiện, thời gian kết thúc, số lượng nhân công.
Sau khi lập bảng tiến độ thi công và nhận được sự nhất trí từ 2 bên, bảng kế hoạch này đã có thể áp dụng trong quy trình theo dõi và quản lý dự án. Bạn cần căn cứ vào đây để giám sát và điều chỉnh các công việc sao cho kịp tiến độ.
Việc phân chia các hạng mục và tính toán thời gian cần phù hợp theo từng giai đoạn của dự án và có thể thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Bảng tiến độ thi công càng chi tiết, cụ thể càng tốt và càng dễ theo dõi hơn.
Bạn cũng nên đưa thêm những đánh giá, nhận xét trong từng hạng mục để phục vụ cho việc báo cáo sau này.
Trên đây là những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được về bảng tiến độ thi công, và hướng dẫn cách lập bảng tiến độ thi công trên excel theo những quy định mới nhất. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong công việc của mình.
Để thuận tiện trong việc giám sát và theo dõi quá trình làm việc của nhân viên, các doanh nghiệp còn yêu cầu nhân sự của mình nộp báo cáo tiến độ công việc. Cách lập mẫu báo cáo tiến độ công việc chuẩn chỉnh nhất hiện nay đã được chúng tôi hướng dẫn trong bài viết này.
MỤC LỤC
18/07/2023
17/07/2023
14/07/2023
13/07/2023