Có nhiều cách để có giọng nói hay sẽ được gợi ý trong bài viết dưới đây. Không khó để có giọng nói truyền cảm, rõ ràng để các giáo viên tham khảo nhé.
MỤC LỤC
Đối với những người thường xuyên nói nhiều, đặc biệt là giáo viên, có nhiều cách để có gióng nói hay, truyền cảm tới người nghe giúp cho nội dung mà bạn muốn truyền đạt trở nên dễ hiểu hơn.
Bạn có biết la hét to sẽ khiến bạn nhanh nhất bị mất giọng, nhất là khi đang bị viêm thanh quản vì cảm lạnh. Do đó, khi giảng bài hay khi nói, bạn nên hạn chế tới mức thấp nhất việc nói to. Khi có tiết dạy nếu lớp học mất trật tự, bạn phải ổn định lại trật tự thì hãy ra dấu hiệu im lặng cho học sinh hoặc dùng chuông chứ không nên quát tháo vì điều này dễ khiến bạn bị mất giọng hơn.
Nếu bạn dạy học sinh nhỏ tuổi như các lớp tiểu học thường lớp học ồn hơn. Do đó, bạn hãy tới gần học sinh mất trật tự để nhắc nhở. Nếu giảng dạy trên giảng đường đông hàng trăm sinh viên, bạn nên dùng micro để giúp tất cả các sinh viên đều có thể nghe rõ bài giảng từng lời từng chữ. Với chiếc micro hỗ trợ, bạn chỉ cần nói với âm lượng bình thường là đủ nên rất thuận tiện.
Như bạn biết đó, trong mỗi tiết giảng bài, giáo viên thường phải nói rất nhiều mới truyền tải được hết nội dung của bài học tới học sinh. Đó là còn chưa kể phải giảng lại, giảng cặn kẽ hơn những nội dung quan trọng đồng thời với việc quản lý lớp học nữa. Với áp lực về thời gian và bài giảng, giáo viên thường hay nói nhanh hơn. Điều này khiến bạn nhanh chóng mệt mỏi và giọng dễ bị khàn đi.
Do đó, để thanh quản không bị tổn thương và làm ảnh hưởng tới chất giọng, bạn chú ý giảng bài với tốc độ vừa phải, độ cao giọng ổn định. Khi nói với một tốc độ vừa phải và ổn định, bạn sẽ luôn có một giọng nói khỏe mạnh, rõ ràng và dễ nghe hơn.
Với mỗi bài giảng trên lớp, dạy bài cho học sinh, bạn sẽ gần như nói hàng giờ liền, có khi liên tục, không có nhiều thời gian ngưng. Sau mỗi buổi học, bạn nên xem hơi thở của mình có ổn định và đều đặn hay không. Khi hít thở, cơ thể chúng ta sẽ thóp lại khi thở ra và phình ra khi hít vào. Do đó, trong suốt ngày dài, bạn nên duy trì hơi thở như vậy. Bí quyết giúp bạn kiểm soát hơi thở tốt là tập yoga. Bạn nên tập yoga khoảng 20 – 30 phút/ngày sẽ tốt cho cả sức khỏe và giọng nói của bạn đấy.
Mỗi người có một chất giọng riêng. Vì vậy, giọng nói của bạn sẽ sở hữu một âm vực riêng và bạn hãy nói ở âm vực đó của mình sẽ mang lại cảm thấy thoải mái nhất. Từ đó, khi nói, bạn nên duy trì cao độ của giọng mình một cách tự nhiên, không nên nói cao hay thấp hơn cao độ chuẩn của mình. Thông thường, giáo viên hay nói cao giọng để tạo sự thân thiện, có cảm xúc còn hạ giọng trầm xuống để thể hiện quyền lực với học sinh. Nhưng bạn nên hạn chế những điều này vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất giọng của bạn nếu duy trì lâu dài. Hãy chú ý duy trì âm vực tự nhiên sẽ giúp các thanh quản không phải căng ra hay làm việc quá sức, tác động xấu tới giọng nói của bạn. Để biết âm vực bình thường của mình, bạn có thể nói chuyện với bạn bè và nhờ họ đánh giá cho.
Những người trẻ tuổi thường có nhiều khả năng sử dụng giọng nói trầm bổng một cách tốt nhất và uyển chuyển linh hoạt hơn. Nhưng khi nói giọng quá trầm và luyến náy nhiều sẽ gây ra sự rung động của các âm thanh làm ảnh hưởng không tốt tới giọng nói của bạn sau này. Điều này làm tổn hại nghiêm trọng tới các dây thanh quản, thậm chí có thể làm nổi hạt trên dây gây ra tình trạng khản giọng, các chuyên gia cho biết.
Để có giọng nói truyền cảm, rõ ràng và duy trì được chất giọng tốt năm này qua năm khác, bạn cần lưu ý đến những kinh nghiệm hay dưới đây để giữ gìn giọng nói luôn có phong độ và chất lượng tốt nhất. Sau đây là những gợi ý hay dành cho bạn.
Uống nhiều nước là cách giữ gìn giọng nói tốt cũng như tốt cho cơ thể của chúng ta. Ở đây, chúng ta không kể uống cà phê và đồ uống chứa caffein vì những thứ này có tác dụng ngược lại, có thể làm khô tiếng nói của bạn đấy. Trong khi đó, nước uống giúp dây thanh quản được bôi trơn, ngăn cảm giác đau rát và sự hao mòn.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và nhiều nước có tác dụng tốt cho giọng nói. Theo đó, bạn nên ăn các loại trái cây chứa nhiều nước cũng như uống nước lọc. Ưu tiên ăn những thực phẩm giàu vitamin A có tác dụng giữ giọng tốt hơn như rau bó xôi, cà rốt, quả mơ..
Vào mỗi bài học, bạn sẽ phải nói nhiều có khi kéo dài hàng giờ liên tục, không mấy có thời gian ngưng. Do đó, để đảm bảo không bị khàn giọng, bạn hãy làm ấm thanh quản trước. Một số cách làm ấm thanh quản như kỹ thuật giải phóng sức ép của môi và hàm, các bài tập thở, tập lưỡi, các bài tập hạ nhiệt, cân quãng tám sẽ làm cổ họng của bạn có cảm giác nóng lên. Được khởi động trước, giọng nói của bạn sẽ hoạt động tốt hơn.
Sức khỏe không tốt, đặc biệt là bị cảm lạnh, giọng nói nhanh chóng bị khàn và yếu hơi. Do đó, bạn cần giữ gìn sức khỏe tốt, đặc biệt tránh cảm lạnh và cúm vào mùa lạnh là điều quan trọng mà bạn cần chú ý để giúp bảo vệ giọng nói tốt.
Bên cạnh đó, vệ sinh chân tay là cách hiệu quả khiến bạn không bị nhiễm khuẩn gây bệnh. Hãy để tay xa mắt, miệng và mũi cũng như rửa tay bằng xà phòng hàng ngày để giữ đôi tay sạch sẽ. Đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, có giấc ngủ đủ giấc để có một sức khỏe tốt nhất, duy trì giọng nói khỏe mạnh.
Quan điểm chung đối với giáo viên trong việc giữ gìn giọng nói là không nên thay đổi âm lượng giọng nói nếu không cần thiết. Bởi thay đổi giọng nói nhiều một cách đột ngột sẽ có ảnh hưởng xấu tới chất giọng của bạn. Khi la hét, kêu la lớn và nhiều, dây thanh quản sẽ bị tổn hại lớp niêm mạc, cơ ở cổ họng sẽ bị thắt chặt khiến hơi thở trở nên yếu đi.
Do đó để khôi phục lại chất giọng như ban đầu sẽ cần phải nỗ lực nhiều. Do đó, những người làm công việc thường xuyên la hét, nói to và liên tục hay bị mất tiếng hơn cũng như hay gặp các vấn đề trong cuộc sống thường ngày liên quan tới giọng nói. Nhiều khi bạn thấy mọi việc tưởng như là tạm thời nhưng lại có thể ảnh hưởng lâu dài sau đó. Khi bị kéo căng, các dây thanh âm có xu hướng khôi phục lại nhưng bạn lại càng cố gắng khắc phục khiến cho giọng nói ngày càng tệ hơn, chứ không được cải thiện như bạn nghĩ đâu.
Bạn có thể kiểm tra giọng nói của mình thường xuyên bằng cách nhờ một người gần gũi, có thể giúp bạn đánh giá điều đó tốt nhất. Đây là điều mà ít người chú ý tới trong khi có thể thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe của mình. Kiểm tra sức khỏe định kỳ thông thường, bác sĩ ít khi chú ý tới dây thanh quản và giọng nói của bạn.
Hành vi hắng giọng có ảnh hưởng rất xấu tới cổ họng, dây thanh quản mà có thể bạn chưa biết. Khi bạn càng cố gắng ho, hắng giọng mạnh sẽ càng làm tổn thương dây thanh quản nhiều. Do đó, bạn cố gắng không hắng giọng mà thay vào đó là uống một ngụm nước nhé.
Chứng ợ nóng hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày thường có nguyên nhân do vừa đi vừa ăn, do ăn quá nhiều. Nhiều người bị bệnh này mãn tính và đây là nguyên nhân có thể làm hỏng giọng nói của bạn.
Dây thanh quản sẽ bị tổn hại do hút thuốc, khiến bạn khó thở sâu được nên giọng nói sẽ trở nên khàn, yếu và thô dần đi. Trong khi đó, chất nicotine có trong thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ung thư thanh quản cao cho người hút.
Các sản phẩm của aspirin, vitamine E được khuyến cáo không nên dùng cho những người thường sử dụng giọng nói nhiều hàng ngày như giáo viên… Vì những thuốc này có tác dụng làm máu loãng, có thể gây xuất huyết vùng dây thanh, thường gặp ở người đang trong thời kì luyện giọng. Do đó, bạn hãy thay thế aspirin bằng paracetamol.
Bạn chú ý giữ cho dây thanh quan được ẩm với chất nhầy loãng bằng cách uống nhiều nước, ăn hoa quả nhiều nước cũng như có thể uống trà thảo mộc. Tránh dùng caffein vì nó có tính khử nước. Nếu bạn thích uống cà phê thì nên uống từng ít một và sau đó uống thêm nhiều nước. Nhưng tốt nhất không nên uống cà phê nếu muốn bảo vệ chất giọng hay của mình. Giữ cho nhà và nơi làm việc không khô quá bằng cách duy trì độ ẩm khoảng 30% hoặc hơn. Lưu ý uống rượu cũng khiến cơ thể mất nước vì vậy nên uống thêm nhiều nước sau khi uống rượu bia.
Khi bị viêm họng, cảm cúm, viêm thanh quản do virus, dây thanh quản sẽ bị sưng phồng khiến giọng nói bị khàn, rè và nhỏ hơn bình thường. Do đó, lúc này, bạn nên hạn chế nói tối đa, tốt nhất không tham gia vào các cuộc trò chuyện, tán gẫu mà hãy sử dụng cách chat hoặc viết email để giao tiếp. Nếu không hãy nói thật nhỏ, không la hét hay nói lớn. Thông thường khi bị viêm họng, giọng nói của bạn bị khàn khan trong khoảng 1 đến 2 tuần. Nếu bị đau họng lâu hơn hãy đi khám bác sĩ ngay nhé.
Bạn nên tạo thói quen súc họng, rửa mũi bằng nước muối hàng ngày. Điều này rất tốt để bảo vệ giọng nói của bạn. Bạn có thể súc họng bằng nước muối cho ít sô-đa mỗi ngày rất được các nhà thanh học khuyên như là cách để có giọng nói hay hiệu quả.
Viêm họng là bệnh phổ biến mà nhiều người thường bị, đặc biệt ở ngoài miền Bắc có mùa đông lạnh giá. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp tới giọng nói khiến cho tiếng nói bị khàn, rè và nhỏ kéo dài có khi tới cả tuần liền. Trong khi đó, công việc lại đòi hỏi phải nói nhiều, nói hàng giờ mỗi ngày, đối với những giáo viên, phát thanh viên, nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại...
Vì vậy, nếu bạn thường bị viêm họng, đặc biệt vào mùa lạnh cần chú ý giữ gìn để phòng tránh, nhất là khi tiết trời trở lạnh. Cách đơn giản và dễ thực hiện là súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý vào mỗi buổi sáng tối hàng ngày để bảo vệ họng tốt hơn. Đồng thời, bạn nên ăn mơ muối, chanh muối hàng ngày sau mỗi giờ lên lớp hay nhai đinh hương, húng quế, và uống nước gừng pha với mật ong.
Nếu bạn bị khàn tiếng thì cần giảm thiểu những điều gây thêm tổn thương cho giọng nói của mình. Sự khàn tiếng là do bộ phận nào đó liên quan trong việc tạo ra tiếng nói bị tổn thương. Quy trình tạo ra âm thanh gồm sự tham gia của nhiều cơ quan như thanh quản tạo ra âm thanh còn các khoang cộng hưởng vùng đầu mặt cổ có nhiệm vụ khếch đại âm thanh. Sau đó, não bộ, lưỡi, môi và răng giúp con người tạo ra các câu và từ giúp hình thành nên tiếng nói.
Một số nguyên nhân khiến người giáo viên bị khàn tiếng có thể kể tới như:
* Phải nói quá nhiều: Công việc của giáo viên, người tư vấn chăm sóc khách hàng... có khi phải nói hàng giờ liền liên tục. Trong khi đó, họ lại chủ quan, hăng say giảng bài lại đang trong giai đoạn tuổi trẻ sung sức và không nghĩ tới những nguy cơ gây hại tới giọng nói của mình.
* Chủ quan không chú ý giữ gìn giọng nói: Chúng ta thường sử dụng giọng nói như là một bản năng thông thường. Do đó, dù là người làm công việc thường xuyên phải nói nhiều cũng không chú ý tới các kỹ năng sử dụng giọng nói. Từ đó, họ có thể sử dụng sai kỹ thuật luyện thanh hay do lối sinh hoạt không điều độ, sử dụng các chất kích thích như cà phê, hút thuốc nhiều cũng như thường xuyên bị viêm tai mũi họng, viêm thanh quản lâu ngày đều là những yếu tố làm ảnh hưởng xấu tới giọng nói.
Do đó, những giáo viên bị khàn tiếng cần tìm hiểu thông tin, có kinh nghiệm nhất định trong việc giữ gìn giọng nói, cách để có giọng nói hay cho bản thân. Bạn nên biết rằng dây thanh, giọng nói cũng có độ bền như các cơ quan khác. Nếu bắt nó làm việc quá nhiều, không chịu chú ý giữ gìn giọng nói sẽ khiến nói mệt mỏi và suy nhược ảnh hưởng tới giọng nói là điều dễ hiểu.
Một số điều mà bạn cần lưu ý để có giọng nói hay như sau:
* Nếu khi nói, bạn cảm thấy hơi tức và đau ở vùng giữa cổ thì không nên cố nói tiếp. Lúc này, bạn hãy ngừng lại uống từng ngụm nước nhỏ để làm ướt niêm mạc họng. Tốt nhất là uống các chất bù điện giải như nước gạo rang, nước dừa tươi, oresol sẽ giúp các tuyến chế tiết quanh dây thanh, làm ẩm dây thanh do tiết dịch nhầy, giúp niêm mạc không bị khô ráp khiên hai dây thanh cọ vào nhau gây viêm và tổn thương.
* Chú ý tránh những sai lầm trong cách phát âm khi nói như ngân giọng mũi hay cách phát âm ngôn ngữ bằng cách dồn hơi vào khoảng mũi nhiều quá sẽ làm tiếng nói thiếu độ vang, khiến giọng nói không được bình thường.
* Chú ý và chữa các bệnh về tai mũi họng, trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng tới giọng nói, dây thanh quản sớm nhất có thể.
* Thực hiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt điều độ như ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, ít ăn đồ lạnh và cay, hạn chế uống rượu bia và không nên ăn quá no. Cũng như không nên đằng hắng, khạc vì điều này có tác động xấu tới giọng nói. Cố gắng tập thở mỗi ngày. Không chơi thể thao quá sức làm cơ dây thanh đau.
Nói chung, cách để có giọng nói hay cho những người làm công việc cần tới giọng nói và nói nhiều như giáo viên, gia sư, các phát thanh viên không chỉ là chất giọng hay bẩm sinh mà còn cần được rèn luyện, giữ gìn mới có thể có chất giọng tốt nhất, truyền cảm hỗ trợ tốt công việc của mình.
Cách để có giọng nói hay ở trên sẽ là những gợi ý mà bạn không thể bỏ qua để rèn luyện, giữ gìn chất giọng của mình trở nên truyền cảm hơn, hay hơn giúp truyền đạt tốt nhất ý tưởng của mình qua lời nói.
>> Tham khảo thêm:
MỤC LỤC
Chia sẻ