Blog

Tìm hiểu các tháng trong Tiếng Anh và những ý nghĩa của chúng

16/09/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chúng thường chỉ bận tâm đến việc 1 năm có 12 tháng với 12 cái tên riêng biệt. Nhưng khi làm quen với Tiếng Anh bạn sẽ thấy 12 tháng trong Tiếng Anh ngoài việc có thể viết tắt thì mỗi cái tên của tháng trong Tiếng Anh đều có một nguồn gốc riêng biệt. Bạn có muốn biết về cách viết tắt và nguồn gốc tên gọi của các tháng trong Tiếng Anh? Hãy cùng đồng hành với vieclam123 trong bài viết dưới đây để biết những thông tin thú vị về các tháng trong Tiếng Anh.

1. Tìm hiểu về các tháng trong tiếng Anh

Các tháng trong Tiếng Anh đều có cách viết tắt riêng và có hai lưu ý bạn cần nhớ khi viết tháng trong Tiếng Anh.

- Khi viết tháng trong câu cần có giới từ “in” đi trước. Ví dụ:

He was born in March

(Anh ấy sinh vào tháng 3)

- Khi viết đủ ngày tháng thì sử dụng giới từ “on” đi trước. Ví dụ:

He was born on March 27

(Anh ấy sinh vào ngày 27 tháng 3)

Tên các tháng trong Tiếng Anh và cách đọc, viết tắt:

Tên tháng

Tên tháng Tiếng Anh

Phiên âm

Viết tắt tiếng Anh

Tháng 1

January

/ˈdʒæn.ju.ə.ri/

Jan

Tháng 2

February

/ˈfeb.ru.ər.i/

Feb

Tháng 3

March

/mɑːtʃ/

Mar

Tháng 4

April

/ˈeɪ.prəl/

Apr

Tháng 5

May

/mei/

May

Tháng 6

June

/dʒuːn/

Jun

Tháng 7

July

/dʒuˈlaɪ/

Jul

Tháng 8

August

/ɔːˈɡʌst/

Aug

Tháng 9

September

/sepˈtem.bər/

Sept

Tháng 10

October

/ɒkˈtəʊ.bər/

Oct

Tháng 11

November

/nəʊˈvem.bər/

Nov

Tháng 12

December

/dɪˈsem.bər/

Dec

2. Ý nghĩa của các tháng trong Tiếng Anh

Tháng 1 (January)

Tháng 1 trong Tiếng Anh được lấy tên theo một vị thần của La Mã cổ đại đó là Janus. Theo thần thoại La Mã Janus không phải là một vị thần nhưng ông được dân chúng tôn thờ như một vị thần vì đức tính cao đẹp và những hành động lớn lao vì dân chúng của mình. Janus vốn là một vị vua của xứ Lazio, một vương quốc ở miền trung nước Ý. Người dân đã tôn ông thành vị thần của sự chuyển tiếp, tức vị thần của sự kết thúc và đón đầu cái mới. Tên của ông còn được người dân gắn liền với thuật ngữ ianua – mang ý nghĩa là cửa, với mong muốn ông sẽ trở thành người gác cửa thiên đường. Ông sẽ là người khép lại cuộc sống của họ ở trần gian và chào đón những linh hồn ở thiên đường.

Tháng 1 (January) được đặt theo tên ông vì đây là tháng đầu tiên của một năm khi mà năm cũ chính thức khép lại và một năm mới mở ra. Người dân hy vọng tháng đầu tiên của năm mang tên Janus sẽ mang đến một khởi đầu tốt đẹp cho năm mới dưới sự bảo hộ của vị thần Janus. Bức tượng thần Janus có hai mặt mang ý nghĩa biểu tượng rằng ông có thể nhìn rõ quá khứ và tương lai của một người và nhìn thấy cả tâm hồn bên trong đến vẻ ngoài của một người. tay phải của bức tượng có cầm một cây gậy mang ý nghĩa chỉ đường dẫn lối và tay trái cầm một chiếc chìa khóa để mở ra những cánh cửa mang ý nghĩa đưa đến một tương lai sáng lạng.

Mối liên hệ mật thiết của Janus đối với các tháng trong năm không chỉ dừng lại ở việc tên ông được đặt cho tháng khởi đầu của năm mà tại đền thờ ông người ta cũng xây dựng 12 bàn thờ tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Người dân đến đền thờ của ông sẽ dâng lễ lên cả 12 bàn thờ để cầu chúc sự an lành cho cả một năm. Theo như tục lệ cúng bái ở đây thì Janus là vị thần gác cổng thiên đàng nên ông sẽ là người nhận lễ trước tất cả các vị thần. Người dân sẽ dâng lễ cho ông trước rồi mới có thể qua cửa để gửi lời cầu nguyện đến các vị thần khác.

Tháng 2 (February)

Tháng 2 là tháng duy nhất trong năm có 28 ngày và Tháng 2 trong Tiếng Anh (February) bắt nguồn từ một từ trong tiếng Latin có tên Februarius. Februarius là tháng duy nhất có số ngày chẵn, được đánh số 28 theo lịch La Mã cổ. Lịch này tồn tại trước khi cuộc cải cách lịch diễn ra và lịch Julian ra đời. Februarius trong lịch La Mã cổ bắt nguồn từ Februum, tên của một thứ được dùng trong nghi lễ tẩy uế diễn ra vào ngày 15 của tháng này. Sở dĩ người La Mã cổ chọn cái tên này để đặt cho tháng 2 vì theo quan sát của họ thì tháng 2 trong thời kỳ này thường diễn ra các vụ xử tử phạm nhân. Nên tháng hai còn có liên quan nhiều đến sự chết chóc và họ đã sử dụng nghi lễ tẩy uế để xóa đi những điều không may mắn có thể đến trong tháng này.

Tháng 3 (March)

Tháng 3 được đặt tên theo tên của vị thần chiến tranh trong thần thoại của La Mã là thần Mars. Mars không chỉ được biết đến như một vị thần chiến tranh mà ông còn được người dân tôn thờ như một người bảo về nông nghiệp. Tháng ba là một trong những tháng mà người dân La Mã mở nhiều lễ hội nhất trong năm. Các lễ hội được mở ra vào tháng này để thể hiện lòng tôn kính của người dân đối với vị thần của họ. Tháng 3 trong lịch La Mã cổ là thời điểm người dân bắt đầu vụ mùa và lễ hội dành cho thần Mars được mở ra để thay lời cầu chúc của người dân gửi đến thần với mong muốn thần Mars sẽ mang đến cho họ một vụ mùa bội thu.

Tháng ba cũng là thời điểm gắn liền với nhiều cuộc chinh chiến trong la Mã cổ lúc bấy giờ và người dân tổ chức lễ hội còn mong muốn vị thần chiến tranh Mars sẽ luôn mang chiến thắng về cho họ. Đây là thời điểm người dân vừa ăn mừng chiến thắng trong các trận chiến, vừa để cầu chúc may mắn và thắng lợi trong các cuộc chiến mới. Mars còn là một trong ba vị thần có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thần thoại La Mã chỉ sau thần Jupiter và thần Neptune. Nếu thần Ares trong thần thoại Hy Lạp là vị thần của chiến tranh và sự tàn phá thì thần Mars trong thần thoại La Mã cũng là vị thần của chiến tranh nhưng lại mang sự hòa bình cho đất nước La Mã.

Tháng 4 (April)

Tên gọi của tháng tư trong Tiếng Anh là một trong những cái tên của các tháng trong Tiếng Anh với nhiều tầng nghĩa nhất. Tháng 4 trong Tiếng Anh bắt nguồn từ một cụm từ trong Tiếng Latin có tên là Aprillis. Đây là tên gọi của tháng 4 theo lịch La Mã cổ còn trong Tiếng Anh cổ thì April đôi khi còn được biết đến với từ Eastermonab. Eastermonab được biết đến với ý nghĩa là tháng Phục Sinh, thời gian mà người dân thường dành để tưởng niệm về những người đã khuất. Theo đạo Kito thì Eastermonab còn là thời điểm chúa Jesus phục sinh nên tên của tháng 4 (April) còn mang ý nghĩa biểu tượng và đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong tín ngưỡng.

Tháng 5 (May)

Tháng 5 được đặt tên theo của một vị nữ thần trong thần thoại Hy Lạp có tên là Maia. Maia là nữ thần của mùa xuân, bà còn là mẹ của Hermes – người đưa tin của các vị thần. Hermes là kết tinh của tình yêu giữa nữ thần Maia và vị thần tối cao Zeus. Sở dĩ tên bà được đặt cho tháng 5 vì đây là thời điểm cuối mùa xuân khi mà vạn vật đang sinh sổi nảy nở và phát triển mạnh mẽ. Đặt tên tháng 5 theo nữ thần mùa xuân Maia không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng của thời điểm trong năm mà còn là lời cầu chúc về sự phát triển thịnh vượng cho các thời điểm tiếp theo trong năm và thể hiện sự tôn kính của người dân đối với nữ thần của họ.

Tháng 6 (June)

Vào thế kỉ thứ 11 tháng 6 (June) trong Tiếng Anh được biết đến với một tên khác là Junius, đây là một từ có gốc Latin dựa theo tên gọi của người La Mã về tháng 6 đó là Junonius. Vào thời La Mã thì Junonius là cái tên bắt nguồn từ tên gọi của thần Juno, bà là nữ thần đại diện cho hôn nhân và sự sinh nở. Juno là vợ của thần Jupiter vị thần cai quản sấm sét và bầu trời – vua của các vị thần La Mã.

Tháng 7 (July)

Tháng 7 là tháng đầu tiên trong năm được lấy theo tên của một người trần do ông đa có đóng góp lớn lao trong cải cách lịch. Vào thời kỳ La Mã cổ sau khi lịch được cải cách và một năm được chia thành 12 tháng thì tháng 7 có cái tên là Quintilis. Đến năm 45 trước công nguyên hoàng đế La Mã Gaius Julius Caesar đã tạo nên một cuộc cải cách to lớn đối với lịch của người La Mã khi ông đã có những thay đổi về lịch dựa theo những kiến thức mới về thiên văn. Gaius Julius Caesar đã tự ghi nhận những đóng góp lớn lao của mình đối với nền văn hóa quốc gia bằng cách tự phong thần và xây dựng đền thờ cho chính mình. Gaius Julius Caesar sinh vào tháng 7 nên khi ông qua đời thì người dân đã lấy tên của ông đặt tên cho tháng ông ra đời và cái tên Julius đã được rút gọn trở thành July và đặt tên cho tháng 7.

Tháng 8 (August)

Gaius Julius Caesar là người đầu tiên được lấy tên để đặt cho một tháng trong năm và đó là cách để người dân tưởng nhớ đến những đóng góp của ông đối với sự cải cách lịch quốc gia. Thấy vậy cháu nuôi của ông Augustus Caesar cũng là người thừa kế ngai vàng của Gaius Julius Caesar  đã làm theo những gì mà  Gaius Julius Caesar đã làm trước đó nhưng để tôn trọng người đi trước. Và để không làm người dân có ý nghĩ sai lệch về việc làm của mình nên Augustus Caesar đã xây điện thờ, tự mình phong thần nhưng chỉ bắt chư hầu các nước thờ phụng ông còn người dân La Mã thì tiếp tục thờ phụng tín ngưỡng của họ và vị vua đời trước Gaius Julius Caesar.

Tháng 9 (September)

Tháng 9 trong tên gọi của các tháng trong Tiếng Anh cũng bắt nguồn từ một từ Latin tên là Septem – nghĩa là thứ 7. Thứ 7 ở đây không phải là ngày thứ 7 trong tuần mà là chỉ số thứ tự, tức vị trí thứ 7. Trong lịch La Mã cổ (lịch này bắt đầu tính từ tháng 3) chưa qua cải biên thì một năm chỉ có 10 tháng và tháng có vị trí thứ 7 trong lịch này có mốc thời gian tương đương với tháng 9 trong lịch hiện hành. Vậy nên người ta đã sử dụng cái tên cũ trong lịch La Mã cổ và thay đổi nó trở thành September – tháng 9.

Tháng 10 (October)

Kể từ tháng 9 trở đi người ta không còn sử dụng các tên của nhân vật lịch sử hay tên của các vị thần trong thần thoại để đặt tên cho các tháng nữa mà sử dụng tên của các tháng trong lịch La Mã cổ để đặt tên cho các tháng còn lại. Tương tự như vậy thì tháng 10 (October) được lấy tên theo từ Latin là Octo – nghĩa là thứ 8. Tháng có thứ tự thứ 8 trong lịch La Mã cổ này có mốc thời gian tương đương với tháng 10 của lịch hiện hành. Mãi đến năm 713 trước công nguyên thì người ta mới thêm 2 tháng vào lịch để một năm có 12 tháng và đến năm 153 trước công nguyên thì tháng một được chọn là thắng khởi đầu của một năm.

Tháng 11 (November)

Bắt nguồn từ từ Latin có tên Novem – nghĩa là thứ 9 trong lịch La Mã cổ. Vị Trí này có mốc thời gian tương đương với tháng 11 của lịch hiện hành.

Tháng 12 (December) 

Bắt nguồn từ từ Latin có tên Decem – nghĩa là thứ 10 trong lịch La Mã cổ, tháng cuối cùng trong năm theo lịch cũ. Vị Trí này có mốc thời gian tương đương với tháng 12 và cũng là tháng cuối cùng trong năm của lịch hiện hành.

Cái tên của các tháng trong Tiếng Anh có mang đến bạn những trải nghiệm thật thú vị. Ngoài việc biết thêm về quá tình thay đổi của lịch La Mã cổ, các mốc hình thành lịch hiện nay thì bài viết còn chia sẻ đến bạn ý nghĩa của tên các tháng trong Tiếng Anh và cách viết các tháng bằng Tiếng Anh trong câu. Tên của các tháng trong Tiếng Anh không chỉ dựa theo tên của lịch cổ mà còn mang ý nghĩa biểu tượng bằng cách đặt tên theo tên của các vị thần trong thần thoại La Mã.

Hi vọng những chia sẻ của vieclam123 về tên của các tháng trong Tiếng Anh đã giúp bạn mở mang thêm thật nhiều những kiến thức xã hội. Hãy cùng đồng hành với vieclam123 trong nhiều bài viết hơn nữa bạn sẽ có thể củng cố thêm cho thư viện kiến thức đồ sộ của chính mình. Kiến thức trong chương trình học rất quan trọng nhưng cũng đừng quên bổ sung cho mình những kiến thức xã hội để mở mang tầm nhìn của bản thân nhé. Chúc bạn luôn vui vẻ và cảm thấy bổ ích với những kiến thức mà vieclam123 mang đến cho bạn.

>> Xem bài liên quan:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

04/04/2023

Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

15/06/2022

Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

30/01/2021

Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.

08/10/2020