close
cách
cách cách cách cách cách

Top các công việc ngành du lịch tốt nhất - Học du lịch ra làm gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Du lịch là một trong những ngành đang trên đà phát triển của nước ta hiện nay. Khi tốt nghiệp ngành du lịch, sinh viên có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau.

Du lịch là một trong những ngành đang trên đà phát triển của nước ta hiện nay. Khi tốt nghiệp ngành du lịch, sinh viên có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau. Cụ thể các công việc ngành du lịch là gì, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Các công việc ngành du lịch

Công việc trong ngành du lịch có thể được xếp vào nhiều nhóm công việc khác nhau như quản lý, điều hành du lịch, nhân viên phục vụ khách hàng, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên Marketing du lịch. Cụ thể trong từng nhóm ngành này, công việc mà bạn sẽ phải làm ở vị trí công việc cụ thể là gì? 

1.1. Quản lý, điều hành, du lịch

Quản lý du lịch

Người làm quản lý du lịch cần phải có hiểu biết sâu rộng về ngành du lịch, tài nguyên thiên nhiên cũng như các cơ sở du lịch, có khả năng lên kế hoạch và phát triển các dự án về du lịch. 

Công việc của các nhà quản lý là tham gia các buổi gặp gỡ với đối tác, phê duyệt các hồ sơ báo cáo, thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn công việc cho nhân viên dưới quyền.

Cụ thể một số công việc chính của người làm quản lí du lịch như sau:

  • Giám sát hoạt động của nhân viên trong bộ phận

  • Lên kế hoạch xây dựng chiến lược thúc đẩy du lịch

  • Chăm sóc khách hàng, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng

  • Lập kế hoạch tài chính

  • Thiết kế các gói tour theo xu hướng nhằm thu hút khách hàng

  • Cải thiện các dịch vụ liên quan đến du lịch

Sinh viên vừa mới ra trường khó có thể ngay lập tức đảm nhận vị trí quản lý du lịch này. Sinh viên cần bắt đầu công việc từ vị trí nhân viên để có thể trau dồi và học hỏi kinh nghiệm, theo thời gian mới có thể được thăng tiến lên những vị trí cao hơn. 

 Các công việc ngành du lịch

Công việc quản lí, điều hành du lịch

Điều hành du lịch

Làm việc ở vị trí điều hành du lịch, trách nhiệm của bạn chính là phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch đảm nhận các tour tuyến. Người điều hành tour cần đảm bảo chương trình tour đó được thiết kế hợp lý, phối hợp với các cơ quan, bộ phận khác để giải quyết các vấn đề phát sinh, phàn nàn của khách hàng về chất lượng dịch vụ. 

Người điều hành tour du lịch thường làm việc trong văn phòng là chủ yếu. Nhưng phải đảm bảo liên hệ, trao đổi với nhiều bên để chương trình du lịch dành cho khách diễn ra suôn sẻ. Ví dụ, điều hành tour phải đảm bảo bên phương tiện giao thông đến đúng giờ, đón đưa khách theo đúng tuyến đường quy định. Điều hành tour cũng liên hệ với bên nhà hàng, khách sạn để đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách trong chương trình tour theo lịch đặt trước.

Cụ thể bao gồm những công việc chính như: 

  • Dựa theo lịch trình tour để đặt dịch vụ với các bên nhà cung cấp, đối tác

  • Điều hành, giám sát quá trình thực hiện tour, hướng dẫn tourguide hoàn thành chương trình tour

  • Quản lí hoạt động của hướng dẫn viên và lái xe trong quá trình đi tour

  • Giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng

  • Báo cáo công việc hàng ngày

  • Quản lí thị trường tour online của công ty

  • Quyết toán các hợp đồng tour với khách hàng cho công ty

Để làm được công việc điều hành tour, ứng viên cần phải là người đáp ứng các yêu cầu sau:

 Các công việc ngành du lịch

Yêu cầu về kỹ năng đối với người làm việc trong ngành du lịch

  • Tốt nghiệp Đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan tới du lịch

  • Hiểu biết về thiết kế tour, tính toán chi phí tour

  • Có kỹ năng đàm phán, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác

  • Kỹ năng quản lí tốt

Mức lương của vị trí điều hành tour thường dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng.

Quản lý, điều hành nhà hàng, khách sạn

Đây cũng là một trong những vị trí công việc được nhiều sinh viên ngành quản trị Du lịch-Khách sạn, Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, Quản trị Khách sạn-Nhà hàng hướng tới. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch, sau đó được thăng tiến lên vị trí quản lý.

Làm quản lý nhà hàng, khách sạn, bạn sẽ phải giám sát hoạt động của nhân viên khi phục vụ khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ đúng quy định. Người quản lý sẽ phân công công việc cho từng bộ phận, nhân viên để hoàn thành từng mục tiêu công việc cụ thể. Đồng thời, các quá trình công việc trong nhà hàng, khách sạn, người quản lý cần phải nắm được cụ thể để có thể bồi dưỡng thêm cho nhân viên về nghiệp vụ. 

Người quản lý cũng cần chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo nếu như có bất cứ sai sót, tai nạn phát sinh nào. Đồng thời, nếu khách hàng có bất cứ phàn nàn nào về chất lượng dịch vụ của nhà hàng, khách sạn thì người quản lý cũng cần đứng ra giải quyết.

Mức lương của quản lí nhà hàng, khách sạn hiện nay có thể dao động từ 15-45 triệu đồng/tháng tùy theo kinh nghiệm, năng lực làm việc và địa điểm làm việc. Ngoài mức lương cứng, quản lí nhà hàng, khách sạn còn nhận được thêm khoản chia service charge.

Nếu bạn là người thích đi nhiều nơi, thích tìm hiểu và khám phá những điều mới là thì chắn chắn nghề du lịch là dành cho bạn rồi đó. Vì vậy, đừng đắn đo mà không vào ngay Vieclam123 tạo ngay CV du lịch để ứng tuyển một vị trí trong ngành du lịch nhé.

1.2. Nhân viên phục vụ khách

Nhân viên phục vụ khách hàng trong ngành Du lịch là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, mang tới dịch vụ du lịch cho khách. Một số vị trí nhân viên trong ngành du lịch phổ biến như nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ bàn, bar, bếp, nhân viên buồng phòng.

 Các công việc ngành du lịch

Nhân viên lễ tân

Nhân viên lễ tân

Nhân viên lễ tân trong nhà hàng, khách sạn hay các cơ sở du lịch, điểm tham quan chính là người đầu tiên đón tiếp khách hàng và tạo được ấn tượng với khách về cơ sở dịch vụ du lịch của họ. Nhiệm vụ của nhân viên lễ tân là sắp xếp vị trí cho khách, hướng dẫn khách sử dụng các dịch vụ của nhà hàng, khách sạn, tiếp nhận thông tin của khách, làm các thủ tục thanh toán, cảm ơn và tạm biệt khách.

Nhân viên lễ tân trong ngành du lịch thường được yêu cầu về ngoại hình và khả năng ngoại ngữ tốt. Đồng thời nhân viên lễ tân cần có hành vi ứng xử phù hợp, kỹ năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, linh hoạt và xử lý tình huống tốt.

Nhân viên phục vụ bàn, bar, bếp

Nhân viên phục vụ bàn trong nhà hàng là người giúp khách hàng order đồ ăn, thức uống, luôn có mặt kịp thời để giúp đỡ, đáp ứng các yêu cầu của khách, bày biện bàn tiệc sao cho hợp lý, có chiều sâu văn hóa và phù hợp với mục đích bữa tiệc. Nhân viên phục vụ bàn cần phải hiểu biết về tất cả các món ăn, thức uống có trong Menu thậm chí là thành phần của từng món để giúp khách chọn món ăn an toàn, đảm bảo phù hợp khẩu vị từng khách. 

Nhân viên bar, bếp cần thông thạo cách chế biến các loại đồ ăn, thức uống, biết cách sáng tạo ra công thức mới phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng khách. 

Hầu hết tất cả các bữa ăn phục vụ cho khách hàng trong nhà hàng, khách sạn đều do nhân viên phục vụ bàn, bar, bếp đảm nhận.

Nhân viên buồng phòng

Nhân viên buồng phòng là người chịu trách nhiệm vệ sinh cho các phòng trong cơ sở lưu trú, bao gồm các công việc như sắp xếp, bài trí phòng ốc, đảm bảo độ sạch sẽ, thoáng mát, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

1.3. Hướng dẫn viên du lịch

 Các công việc ngành du lịch

Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là người tham gia chương trình tour du lịch với khách hàng, có trách nhiệm dẫn dắt, tổ chức các chương trình du lịch, quản lý khách du lịch đảm bảo sự an toàn của khách, sắp xếp chỗ ăn ở cho khách giống như trong chương trình tour, giải quyết các vấn đề phát sinh.

Để trở thành hướng dẫn viên du lịch giỏi, bạn cần phải có rất nhiều kỹ năng bên cạnh sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống cũng như về địa điểm tham quan, du lịch. Một số kỹ năng tiêu biểu có thể kể đến như kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, khéo léo, khả năng ứng xử, giải quyết tình huống tốt, thậm chí còn là khả năng “mua vui” cho khách, khiến khách du lịch cảm thấy thoải mái, hài lòng. 

1.4. Nhân viên Marketing du lịch

Nhân viên Marketing du lịch là người thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch, nghiên cứu thị trường để hướng sản phẩm du lịch tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Nhân viên Marketing du lịch có thể làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp du lịch, các khu vui chơi giải trí, các điểm đến du lịch hay cơ quan xúc tiến du lịch địa phương. 

Công việc chính của nhân viên Marketing du lịch là nghiên cứu hành vi của khách hàng mục tiêu, lên ý tưởng tiếp cận khách hàng bằng các chiến lược Marketing, xây dựng kênh phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp, tổ chức các sự kiện, quảng bá dịch vụ du lịch,...

Bên cạnh một số công việc trên đây, sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành du lịch sau khi ra trường còn có thể đảm nhận một số vị trí công việc khác, ví dụ như nhân viên trong các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quản trị, điều hành, thiết kế tour du lịch tại các công ty trong và ngoài nước, nhân viên chuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí hoặc chuyên viên nghiên cứu, giảng dạy về du lịch. 

1.5 Kế toán du lịch

Kế toán du lịch lữ hành

Kế toán viên là người theo dõi doanh thu, chi phí tổ chức của cá tour du lịch. Chi phí mà hướng dẫn viên du lịch đã ứng trước khi tham gia tour sẽ thanh toán với nhân viên kế toán khi kết thúc tour hoặc hợ đồng. Mọi chi phí tổ chức chương trình, thuế, hóa đơn khách sạn sẽ đều do nhân viên kế toán du lịch lữ hành xử lý. Công việc của kế toán viên đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác, lên kế hoạch, dự tri ngân sách và kiểm duyệt các khoản chi cho tour du lịch. Công việc này cũng yêu câu về chuyên môn du lịch, khả năng lam việc linh hoạt, tỉ mỉ và chính xác cao.  

Kế toán du lịch dịch vụ

Nhân viên kế toán du lịch dịch vụ là người sẽ trực tiếp theo dõi toàn bộ chi phí từ khi đón khách đến khi kết thúc hợp đồng du lịch. Đảm bảo những hoạt động và nhu cầu thiết yếu cần thiết cho khách hàng từ di chuyển, ăn ở và an ninh. Cân đối nắm bắt tâm lý khách hàng để có thể lên kế hoạch cũng như chuẩn bị các gói dịch phụ phù hợp vớ từng đối tượng khách hàng. 

2. Học ngành du lịch ở đâu?

 Các công việc ngành du lịch

Học ngành du lịch ở đâu?

Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường Đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành du lịch. Một số trường tiêu biểu có thể kể đến như: Đại học Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Mở Hà Nội, Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương Mại, Đại học Huế, Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM. 

Ngoài ra, một số trường khác cũng có các khoa, ngành đào tạo du lịch mà bạn có thể tham khảo như trường Đại học Phương Đông, Đại học Đông Đô, Đại học Hùng Vương, Đại học Văn Hiến, Đại học Duy Tân, Cao đẳng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Trung học Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn,...

Muốn theo đuổi ngành du lịch, các bạn có thể lựa chọn một số chuyên ngành để theo học như:

  • Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

  • Quản trị khách sạn

  • Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống

  • Quản trị chế biến món ăn, kỹ thuật chế biến món ăn

  • Việt Nam học

  • Quản trị quan hệ công chúng

  • Quản trị du thuyền

  • Tổ chức, quản lý sự kiện

  • Truyền thông và Marketing Du lịch

  • Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị Du lịch - Khách sạn và Hướng dẫn du lịch. 

Các bạn sinh viên đang trong quá trình học tập hoặc những bạn đã tốt nghiệp có thể tìm các công việc ngành du lịch trên các hội nhóm tuyển dụng ngành du lịch, khách sạn trên Facebook, trên các Fanpage của nhà hàng, khách sạn, resort, khu du lịch. Hoặc có thể tìm công việc qua các website ngành du lịch như:

  • Vietravel.com

  • Saigon-tourist.com

  • Dulichviet.com.vn

  • Viettourism.com

  • Hanoitourist.vn

  • Fiditour.com

  • Hoteljob.vn

  • Jobstreet.vn

  • Mywork.com.vn

Như vậy, trên đây là các công việc ngành du lịch mà các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, bạn có thể hiểu biết hơn về ngành du lịch, từ đó có những định hướng đúng đắn cho tương lai của chính mình. 

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.