Blog

Tìm hiểu các bước lập kế hoạch digital marketing trong doanh nghiệp

29/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong thời đại số, digital marketing giúp doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ. Tuy vậy, hiệu quả của digital marketing phụ thuộc vào cách mà doanh nghiệp triển khai chiến lược này. Để thành công với digital marketing, doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết và triển khai theo đúng kế hoạch đó. Theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về các bước lập kế hoạch digital marketing nhé!

1. Hiểu đúng về tầm quan trọng của kế hoạch digital marketing

Trước khi tìm hiểu về các bước lập kế hoạch digital marketing, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch khi triển khai chiến dịch digital marketing, hay nói cách khác là tại sao cần lập kế hoạch digital marketing.

Kế hoạch digital marketing có vai trò đặc biệt quan trọng

Có 3 lý do giải thích vì sao kế hoạch digital marketing có vai trò thiết yếu đối với doanh nghiệp

- Hiểu rõ và khai thác hiệu quả khách hàng mục tiêu. Hành vi nghiên cứu khách hàng là hành vi bắt buộc phải được thực hiện cho dù doanh nghiệp đang ở bất kỳ vị thế nào trên thị trường.

- Kế hoạch digital marketing giúp doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực và phân bổ chúng một cách có hiệu quả.

- Hình thành kim chỉ nam cho doanh nghiệp, giúp cho mọi động thái đều sẽ đi đúng hướng.

2. Các bước lập kế hoạch digital marketing hiệu quả

2.1. Bước 1: Phân tích sản phẩm và thương hiệu

Để xây dựng kế hoạch digital marketing hiệu quả thì trước tiên bạn cần hiểu rõ sản phẩm và thương hiệu của mình. Hiện nay, các doanh nghiệp thường ứng dụng mô hình SWOT để phân tích thương hiệu, nhằm nắm vững được những thông tin tổng thể nhất về thương hiệu.

Phân tích sản phẩm và thương hiệu là bước đầu tiên

SWOT bao gồm: Strength (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Từ mô hình này, doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch digital marketing theo hướng phát huy điểm mạnh, hạn chế đối đa tác động của yếu điểm, nắm bắt và tìm kiếm cơ hội, né tránh rủi ro và các mối đe dọa.

Ngoài ra, SWOT cũng được áp dụng để nghiên cứu sản phẩm. Sản phẩm sẽ được phân tích dựa trên cấu tạo và nguyên lý hoạt động, tính năng và giá trị.

2.2. Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ cung cấp cơ sở cho những quyết định mang tính chất quan trọng, mà còn giúp bạn cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Doanh nghiệp có thể ứng dụng mô hình SWOT hoặc bộ 16 câu hỏi phân tích sản phẩm để làm điều này.

Ngoài ra, việc phân tích đối thủ cần bám sát vào thực tế. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong digital marketing bao gồm:

- Phân tích fanpage đối thủ thông qua các công cụ: Fanpage Karma, Facebook Insights, Facebook “Info and Ads”, phân tích KOLs…

- Nghiên cứu website đối thủ bằng Seoquake, Web Developer, Tag Assistant, Facebook Pixel Helper…

Phân tích đối thủ cạnh tranh

2.3. Bước 3: Phân tích khách hàng mục tiêu

Đây là khâu bắt buộc bởi suy cho cùng thì kế hoạch digital marketing của doanh nghiệp hướng đến đối tượng cuối cùng là khách hàng mục tiêu. Xác định đúng khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng và không tiêu tốn chi phí vào những hoạt động không cần thiết.

Việc phân tích khách hàng mục tiêu có thể được thực hiện dễ dàng thông qua nhiều mô hình khác nhau, trong đó có thể kể đến mô hình 3W 1H được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng.

2.4. Bước 4: Xây dựng mục tiêu cho kế hoạch digital marketing

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu lớn nhất (mục tiêu sau cùng) và những mục tiêu nhỏ hơn để hướng đến mục tiêu lớn nhất. Mục tiêu của kế hoạch digital marketing có thể được xác định thông qua mô hình SMART đã quá nổi tiếng.

Mục tiêu của kế hoạch digital marketing phải có tính cụ thể, phải đo lường và tính toán được thông qua những con số, tính khả thi cao, bám sát thị trường và có thời gian cụ thể.

Xây dựng mục tiêu cụ thể có kèm deadline

2.5. Bước 5: Dự trù cho chiến lược truyền thông

Trong digital marketing, việc lựa chọn kênh truyền thông có vai trò rất quan trọng và quyết định đến mức độ thành công. Chiến lược truyền thông cần bám sát vào mục tiêu đã đề ra trước đó.

Có khá nhiều hình thức digital marketing mà doanh nghiệp có thể sử dụng, như là: Social media, SEO, PPC, email marketing hay influencer. Các doanh nghiệp thường kết hợp nhiều hơn một chiến lược truyền thông.

2.6. Bước 6: Thiết lập ngân sách cho kế hoạch digital marketing

Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều phải phụ thuộc vào ngân sách khả dụng, trong đó cũng bao gồm cả việc xây dựng và triển khai kế hoạch digital marketing.

Nguồn ngân sách sẽ quyết định phạm vi và mức độ mà bạn có thể triển khai kế hoạch digital marketing. Hay nói một cách khác là mọi động thái trong kế hoạch digital marketing đều sẽ được cân nhắc dựa trên con số ngân sách cụ thể để làm sao cho tối ưu nhất.

Thiết lập ngân sách cho kế hoạch digital marketing

2.7. Bước 7: Đo lường hiệu quả, đánh giá và tối ưu

Đo lường hiệu quả cho biết mức độ thành công của kế hoạch digital marketing. Để làm được điều này thì ngay từ khâu xác định mục tiêu bạn nên đặt ra những con số cụ thể. Đến lúc này, bạn chỉ cần đối chiếu KPI trên giấy với kết quả thu được, sau đó ghi chú lại hạng mục nào vượt KPI, hạng mục nào cần cải thiện, đúc kết lại những kinh nghiệm và thiếu sót…

Trong trường hợp những gì đạt được không giống như kỳ vọng ban đầu thì bạn cần phân tích cẩn thận để tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục. Song song với đó, bạn cần xây dựng lại kế hoạch digital marketing và giám sát triển khai chặt chẽ hơn.

3. Phân biệt kế hoạch digital marketing và chiến lược digital marketing

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa kế hoạch digital marketing và chiến lược digital marketing. Tuy nhiên trên thực tế thì mỗi khái niệm này lại có cơ chế vận hành và hình thái biểu hiện hoàn toàn bất đồng.

Nếu như kế hoạch digital marketing cho bạn biết bạn cần làm gì vào khi nào thì chiến lược digital marketing lại là cách mà bạn tiếp cận gần hơn tới mục tiêu sau cùng đã đề ra trước đó.

Kế hoạch digital marketing nhằm thực hiện chiến lược digital marketing

Trên một khía cạnh nào đó, kế hoạch digital marketing được xây dựng dựa trên chiến lược digital marketing đã được công bố trước đó. Doanh nghiệp có thể dự phòng nhiều kế hoạch digital marketing cho một chiến lược, tuy nhiên mỗi kế hoạch bắt buộc phải có hệ thống mục tiêu và deadline cho từng mục tiêu.

Có thể nói chiến lược digital marketing và kế hoạch digital marketing có sự liên quan chặt chẽ. Kế hoạch digital marketing được lập ra để hoàn thành từng mục tiêu trong chiến lược digital marketing.

Trên đây, bạn viết đã giới thiệu đến bạn đọc các bước lập kế hoạch digital marketing bao gồm nhiều mục tiêu tiếp thị và quảng cáo sử dụng các công cụ trên nền tảng số. Kế hoạch digital marketing cần được xác định rõ ràng và dễ hiểu. Đồng thời để thực hiện thành công kế hoạch digital marketing cần có sự phối hợp của tất cả các bộ phận liên quan.

Marketing mix là gì?

Marketing mix là gì và có vai trò quan trọng như thế nào? Marketing mix mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Tìm hiểu chi tiết hơn về marketing mix trogn bài viết sau đây.

Marketing mix là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023