Blog

Bản đồ là gì? Những thông tin cần biết khi tra cứu bản đồ

29/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bản đồ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với con người, ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động kinh doanh, sản xuất tại nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong việc nghiên cứu địa lý. Nhờ có bản đồ, người tra cứu có thể tìm hiểu nhiều thông tin khác nhau tại một vùng địa lý cụ thể. Cùng tìm hiểu bản chất của bản đồ là gì? Và cả những thông tin cần lưu ý khi thực hiện tra cứu bản đồ.

1. Bản đồ là gì? Những thông tin chung nhất về bản đồ

1.1. Tìm hiểu khái niệm bản đồ

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau được sử dụng nhằm giải thích cho bản đồ, tương ứng với đó là rất nhiều diễn giải khác nhau đã được đưa ra nhằm giải thích cho hoạt động và chức năng của công cụ này. Nhìn chung, chúng ta có thể tóm tắt một vài ý về bản đồ như sau.

Bản đồ là một hình vẽ thu nhỏ, một hình biểu thị được khái quát chính xác dựa trên tính toán và các số liệu thực tiễn. Bản đồ miêu tả một cách chính xác các thông số liên quan tới một không gian, địa điểm nhất định thông qua hệ thống các quy ước chung về số liệu, màu sắc và ký hiệu bản đồ.

Bản đồ Island

Nhiều người còn cho rằng bản đồ có chức năng tái tạo lại thực tại hoặc một phần của thực tại bởi bản vẽ này thường cung cấp một cách khái quát các thông số về các đối tượng được biểu thị trong bản đồ.  Nhờ vào những thông tin trên bản đồ, người ta có thể biết được những thông tin về trạng thái, sự phân bố, mối liên hệ giữa các đối tượng được thể hiện trong bản đồ. Có nhiều loại bản đồ khác nhau và mỗi loại bản đồ sẽ biểu đạt thông tin về những đối tượng tương ứng.

1.2. Một vài tính chất của bản đồ

1.2.1. Tính số hóa của bản đồ

Nói một cách đơn giản, tính số hóa của bản đồ nghĩa là bản đồ được thể hiện vô cùng chính xác trên hình vẽ, người tra cứu có thể trực tiếp đo đạc trên bản đồ để tính ra độ dài, diện tích… của vùng không gian được biểu hiện ngoài thực tế. Tính chất này có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ bản đồ. Trên thực tế, để có thể bản đồ hóa một khu vực, phải trải qua rất nhiều công đoạn đo đạc, thống kê nhiều trị số khác nhau như tọa độ, biên độ, độ dài, diện tích, khoảng cách… Do đó, khi tra cứu bản đồ, người dùng cũng sẽ biết được những thông tin tương ứng mà không cần tiến hành đo đạc lại ngoài thực địa.

Cần thực hiện nhiều đo đạc khi vẽ bản đồ

Đây là một tính chất vô cùng quan trọng của bản đồ, tính số hóa chính là cơ sở quan trọng thúc đẩy nhanh các hoạt động nghiên cứu, xây dựng và sản xuất. Một số lĩnh vực thường xuyên áp dụng tính số hóa của bản đồ có thể kể đến như giao thông vận tải, quy hoạch, xây dựng…

1.2.2. Tính trực quan của bản đồ

Hơn nữa, bản đồ có tính trực quan cao. Được thể hiện dưới dạng hình vẽ, người tra cứu có thể tiếp thu nhiều thông tin cùng lúc khi sử dụng bản đồ. Bằng cách quan sát màu sắc kết hợp với việc so sánh các biểu đồ và sử dụng hệ thống ký hiệu được quy định trong bản đồ, người dùng có thể dễ dàng bao quát một lượng thông tin lớn, tiếp thu nhanh các thông tin được thể hiện trên bản đồ, đọc được nhiều dạng thông tin chỉ từ hình vẽ thay vì phải cắm cúi đọc tài liệu trong nhiều giờ.

Bản đồ cho phép tiếp nhận nhiều thông tin cùng lúc

1.2.3. Bản đồ sở hữu tính thông tin 

Bản đồ cũng hoạt động như công cụ lưu trữ thông tin của con người. Giống như những cuốn sách, bản đồ lưu trữ và truyền đạt lại cho thế hệ sau hệ thống tri thức được tích lũy bởi con người thế hệ trước. Từ đó, các thế hệ con cháu có thể tiếp tục tận dụng nền tảng kiến thức đó và tìm ra những phát hiện mới trong tương lai. Bản đồ còn cho phép con người ta tiếp thu tri thức về những vùng đất mới, những không gian xa lạ mà chúng ta còn chưa có cơ hội đặt chân tới.

Thế hệ tương lai được học hỏi rất nhiều từ bản đồ

2. Các thông tin cần chú ý khi tra cứu bản đồ là gì?

Khi cầm bản đồ trên tay, những thông tin đầu tiên người tra cứu cần phải chú ý là tên bản đồ, loại bản đồ. Đây là những thông tin cơ bản của một tấm bản đồ, giúp người tra cứu hiểu về nội dung được biểu thị trên bản đồ. Hai thông tin này cũng giúp chúng ta xác định loại thông tin và mục tiêu mà bản đồ đang hướng tới để tìm ra cách tra cứu phù hợp. Ngoài ra, khi tra cứu bản đồ, người sử dụng cần đặc biệt lưu ý tới những thông tin sau:

2.1. Hiểu rõ về tỷ lệ bản đồ

Hãy thử tưởng tượng rằng khi người ta thực hiện đo đạc và vẽ lại các khoảng không gian ngoài thực địa lên trên bản vẽ giấy, sẽ không có cách nào để họ có thể tìm được một tờ giấy đủ lớn để biến khoảng đất rộng lớn kia thành hình vẽ và nếu có thì người dùng cũng không thể tra cứu thông tin trên một tờ giấy khổng lồ như vậy. Do đó, khi vẽ bản đồ, người ta sẽ phải tìm cách thu nhỏ khoảng không gian đó sao cho vừa với tờ giấy nhưng vẫn phải đảm bảo độ chính xác của vùng đất khi thể hiện trên bản đồ. Đó là lý do người vẽ phải quy định tỷ lệ bản đồ.

Tra cứu rõ tỷ lệ bản đồ

Tỷ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách được thể hiện trên bản đồ và khoảng cách được đo đạc ngoài thực địa. Tỉ số của bản đồ được thể hiện dưới dạng 1:M (khoảng cách bản đồ:khoảng cách thực tế). Ví dụ: khi bạn tra cứu một bản đồ có tỉ lệ 1:100000, điều này có nghĩa là 1 cm trên bản đồ ứng với 1 km ngoài thực địa. Nhờ vào tỷ lệ này, người ta cũng chia bản đồ thành ba loại là nhỏ, trung bình và lớn.

2.2. Chú ý tới các ký hiệu trên bản đồ

Ngoài ra, người tra cứu còn phải chú ý thật kỹ tới các ký hiệu trên bản đồ. Để đảm bảo độ trực quan, nhiều thông tin trên bản đồ được thể hiện qua hình vẽ. Đó là các ký hiệu, biểu tượng xuất hiện rải rác trên bản đồ. Không phải loại bản đồ nào cũng xuất hiện những ký hiệu giống nhau. Ví dụ bản đồ khoáng sản thường chỉ xuất hiện các biểu tượng liên quan tới khoáng sản như than đá, vàng, các loại quặng… Người tra cứu cần chú ý xác định nội dung bản đồ kết hợp với việc sử dụng bảng chú thích ký hiệu bản đồ để có thể hiểu rõ tường tận những thông tin mà bản đồ đang muốn truyền tải.

Biểu đồ và bảng chú thích ký hiệu thường được thể hiện tại các góc của bản đồ

3. Phân loại bản đồ

Dựa trên các yếu tố khác nhau, người ta có thể chia bản đồ thành nhiều loại khác nhau. Như ví dụ tại phần 2, bản đồ đã được chia thành ba dạng nhỏ, trung bình, lớn dựa trên tỷ lệ bản đồ. Một số yếu tố khác được sử dụng khi thực hiện phân loại bản đồ có thể kể tới như:

- Theo đối tượng: bản đồ địa lý, bản đồ thiên văn

- Theo nội dung: bản đồ địa lý chung, bản đồ chuyên môn/chuyên đề

- Theo các yếu tố khác: mục đích sử dụng, lãnh thổ…

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh câu hỏi bản đồ là gì? Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công cụ quan trọng này cũng như những thông tin cần lưu ý khi thực hiện tra cứu bản đồ.

Khám phá bản đồ Việt Nam chuẩn nhất và những thông tin liên quan

Từ cấp tiểu học, các bạn học sinh đã được tiếp cận với nhiều loại bản đồ khác nhau. Tuy nhiên, bạn đã biết thế nào là bản đồ Việt Nam chuẩn chưa? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bản đồ Việt Nam chuẩn

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

18/07/2023

Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

17/07/2023

Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

14/07/2023

Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.

13/07/2023