close
cách
cách cách cách cách cách

Bạn có thể mang lại điều gì tốt hơn so với những ứng viên khác?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Những câu hỏi phỏng vấn xin việc khó nhất là những câu hỏi liên quan đến bản thân của bạn - không phải là những câu hỏi về kỹ năng hoặc kinh nghiệm của bạn - mà là để thể hiện bạn là một con người như thế nào. Một trong những câu hỏi khó nhất thuộc thể loại này là: "Bạn có thể mang lại điều gì tốt hơn cho chúng tôi so với những ứng viên khác?". Một biến thể khác của câu hỏi này là, "Tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì những ứng viên khác?" Tại sao loại câu hỏi này lại khó trả lời đến vậy? Đối với những người mới ra trường, bắt đầu đi xin việc, họ sẽ muốn được công nhận bởi những giá trị độc nhất của bản thân, không phải vì đi so sánh với những người khác. Nếu bạn cảm thấy như thế, đây có thể sẽ là một thách thức lớn cho bạn khi gặp phải những câu hỏi như vậy.  Ngoài ra, đây có thể là một cái bẫy mà nhà tuyển dụng dành riêng cho bạn. Họ sẽ muốn quan sát xem bạn có xu hướng thổi phồng bản thân hay hạ thấp những đồng nghiệp khác quá mức hay không. Hãy nhớ rằng, một phần mục tiêu khi phỏng vấn của họ là tìm được những nhân viên có thể thích ứng tốt trong môi trường, văn hóa làm việc nơi công sở. Vì vậy, họ sẽ không muốn tuyển dụng những người nghĩ rằng bản thân họ là thượng đẳng, vượt trội hơn những người khác hoặc có xu hướng hạ thấp, hay bắt lỗi, chỉ trích những người xung quanh.  Chú ý: Cách tốt nhất để trả lời loại câu hỏi này là hãy sử dụng nó như một cơ hội để làm bật những điểm mạnh của bản thân. Nhưng chú ý đừng tỏ ra bản thân tốt đẹp hơn, giỏi hơn tất cả mọi người. 

Những điều bạn không nên nói trong câu trả lời

Bạn có thể mang lại điều gì tốt hơn so với những ứng viên khác?

Khi trả lời câu hỏi, bạn có thể để cập đến những điều bạn sở hữu nhưng các ứng viên khác không có hoặc ít có khả năng sở hữu. Hãy giữ thái độ tích cực, khiêm tốn và tránh cách trả lời mang lại cảm giác khoe khoang, tự tin thái quá hoặc thể hiện bạn là người khó tiếp cận, khó hòa nhập và hay chỉ trích người khác. Tập trung vào những điểm mạnh mà người khác khó lòng làm được cũng như tránh các điểm sau:

  • Chê bai các ứng viên khác: Đừng nói xấu về đối thủ của bạn, cho dù là cụ thể hay chung chung. Đừng đưa ra những tuyên tố mang tính suy đoán, tưởng tượng về các ứng viên khác. Bạn không biết bất kỳ điều gì về họ cả và điều này sẽ khiến bạn trở nên thật thiếu suy nghĩ trong mắt nhà tuyển dụng. Ngay cả trong bối cảnh phỏng vấn theo nhóm, bạn cũng chỉ nhìn thấy một phần rất nhỏ về khả năng cũng như những điều mà các ứng viên đó thể hiện ra cho bạn thấy thôi. 

  • Phát ngôn bất kỳ điều gì thể hiện thái độ tiêu cực đối với công ty: Bạn cũng nên tránh việc đưa ra những kết luận tiêu cực về sản phẩm của công ty, các nhân viên khác hoặc người phỏng vấn. Điều này có thể xảy ra khi bạn gặp căng thẳng, rơi vào thế bí, không biết nói gì để bảo vệ bản thân ngoài việc quay lại chỉ trích công ty đưa ra câu hỏi hoặc nói những điều mà bạn không nhận ra là tiêu cực ngay lúc đấy. Ví dụ như “Công ty bạn có những gì cần thiết để tôi ra sức cống hiến hơn những người khác không?”. Hãy nhớ hít sâu, giữ bình tĩnh và tập trung vào những khả năng tích cực của bạn. 

  • Ngập ngừng hoặc không chắc chắn khi trả lời: Hãy chuẩn bị thật kỹ cho câu hỏi này cũng như các câu hỏi phỏng vấn xin việc điển hình khác để bạn không phải lo lắng suy nghĩ cách trả lời khi nhận được câu hỏi, từ đó có thể tự tin thể hiện bản thân mình hơn. 

Bắt đầu câu trả lời bằng cách từ chối trách nhiệm

Bắt đầu câu trả lời bằng cách từ chối trách nhiệm

Bạn có thể bắt đầu câu trả lời của mình bằng cách nói rằng bạn không biết chắc về các ứng viên khác nên bạn không thể nói bản thân là người tốt nhất cho công việc, để thể hiện sự khiêm tốn sau đó triển khai các thế mạnh của mình. Hơn nữa, hãy thể hiện rằng bạn biết việc các ứng viên khác đăng ký cho vị trí này đều có chất lượng rất tốt. Điều này sẽ giúp bạn làm tăng giá trị của bản thân một cách tinh tế. Sau đó gây ấn tượng bằng những lợi ích bạn có thể mang lại cho công ty nếu được tuyển dụng. 

Ví dụ, bạn có thể nói, "Mặc dù tôi không quen biết với những ứng viên khác mà bạn đang phỏng vấn, tôi chắc chắn rằng có rất nhiều ứng viên tài năng đang ứng tuyển cho vị trí công việc này. Tuy nhiên, với nền tảng học vấn và những kinh nghiệm độc đáo của mình, tôi tin rằng bản thân sẽ là một ứng cử viên nặng ký cho vị trí này. "

Tiếp theo, thể hiện những điểm mạnh của bản thân

Tiếp theo, thể hiện những điểm mạnh của bản thân

Sau khi mở đầu như trên, hãy tiếp tục bằng cách thể hiện những điểm mạnh của bản thân bạn. Tuy nhiên, đừng chỉ nói chung chung về các thế mạnh đó. Bạn cần chuẩn bị từ sáu đến tám điểm mạnh liên quan đến các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong quá khứ, lĩnh vực chuyên môn cũng như phẩm chất cá nhân mà bạn có thể thể hiện và mang lại lợi ích cho vị trí công việc này (nhờ những điểm mạnh đó).

Hãy nhớ rằng, câu trả lời của bạn sẽ thuyết phục hơn nếu bạn có các ví dụ cụ thể về cách bạn đã sử dụng những điểm mạnh đó trong quá khứ để cống hiến cho công việc cũng như công ty cũ. Tùy thuộc vào bề dày kinh nghiệm làm việc của bạn, bạn cũng có thể đề cập đến các dự án, công việc tình nguyện ở trường hoặc các công việc làm thêm trong lúc đi học. Hãy đảm bảo rằng khi đưa ra ví dụ, bạn sẽ mô tả đầy đủ tình huống, thách thức lúc đó, nhiệm vụ và các hành động bạn đã thực hiện (cách bạn áp dụng điểm mạnh) cũng như kết quả chung tích cực của sự việc. Điều này sẽ giúp bạn có được một câu trả lời hệ thống và ấn tượng. Nghe thì có vẻ khá là khó và bao gồm nhiều công đoạn, nhưng nó đáng để chuẩn bị và thực hiện nếu bạn thật sự muốn có được công việc.

Khi chuẩn bị cho việc phỏng vấn, hãy xem lại bản mô tả công việc và xác định những điều kiện quan trọng nhất đối với công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Từ đó cố gắng chia sẻ những điểm mạnh có lợi hoặc liên quan đến những yếu tố quan trọng đó. Tuy nhiên, hãy trung thực.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.