close
cách
cách cách cách cách cách

Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng tôi không nên tuyển dụng bạn?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

"Tại sao chúng tôi không nên tuyển dụng bạn?" là một câu hỏi phỏng vấn có mức độ khó, thách thức cao, nếu không muốn nói là nhất trong tất cả các loại câu hỏi tuyển dụng có thể gặp khi tham gia phỏng vấn. Những câu hỏi kiểu này thực sự có thể khiến bạn bị loại khỏi danh sách những ứng cử viên tiềm năng, đặc biệt là khi bạn không chuẩn bị trước cho chúng. Thực chất câu hỏi này là một phiên bản khác, nâng cấp hơn của câu hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”. Chiến lược chính dành cho cả hai loại câu hỏi này là sử dụng câu trả lời của bạn như một cơ hội để làm bật thế mạnh, một khả năng vượt trội của bản thân. Bạn sẽ có thể thật sự tỏa sáng và gây được ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng nếu biết trả lời câu hỏi này đúng cách. 

1. Điều người phỏng vấn thật sự muốn biết

Điều người phỏng vấn thật sự muốn biết

Từ quan điểm của nhà tuyển dụng, người phỏng vấn đưa ra câu hỏi này với hai mục đích chính:

  • Các nhà tuyển dụng muốn có được một cái nhìn công bằng về con người ứng viên trong lúc phỏng vấn, điều này bao gồm cả điểm mạnh và những hạn chế của ứng viên. Câu hỏi này có thể làm lộ một số điểm yếu của bạn.

  • Các nhà tuyển dụng muốn quan sát phản ứng của ứng viên khi gặp một tình huống bất ngờ, yêu cầu họ phải suy nghĩ và xử lý ngay tại chỗ. Từ đó đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, bất ngờ cũng như phong cách làm việc hằng ngày của ứng viên. 

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn "Tại sao chúng tôi không nên tuyển dụng bạn?"

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn Tại sao chúng tôi không nên tuyển dụng bạn

Cách tốt nhất để trả lời loại câu hỏi này là hãy xoay vòng vấn đề để nhấn mạnh một điểm mạnh của bản thân. Bạn hãy tìm hiểu trước về bản thân cũng như công việc đang phỏng vấn. Sau đó, lựa chọn một thế mạnh phù hợp với văn hóa làm việc hoặc mang lại lợi ích cho công ty bạn đang phỏng vấn (thế mạnh này trong một trường hợp khác, ở một công ty khác có thể sẽ không mang lại ích như vậy).  

Ví dụ, nếu bạn thích những công việc và công ty cho phép phát triển lối tư duy độc lập, bạn có thể trả lời rằng, "Công ty bạn không nên thuê tôi nếu đang tìm kiếm một ứng viên có thể phát triển mạnh mẽ trong môi trường có quy định, cách thức quản lý chặt chẽ về phương pháp, các bước hoàn thành công việc. Tôi sẽ làm việc tốt hơn trong môi trường được hướng dẫn chung trước về các mục tiêu, kết quả cần đạt được, sau đó nhân viên được phép tự do, thỏa sức sáng tạo để hoàn thành công việc, đương nhiên vẫn phải dựa trên những quy định, văn hóa và bản sắc làm việc của công ty.”

3. Ví dụ về các câu trả lời mẫu bạn có thể dùng

Hãy tham khảo những câu trả lời mẫu sau, từ đó hình thành, phát triển câu trả lời cho riêng bản thân bạn. Hãy nhớ điều chỉnh câu trả lời của bạn sao cho phù hợp với vị trí công việc cũng như công ty bạn đang ứng tuyển nhé!

Ví dụ về các câu trả lời mẫu bạn có thể dùng

Ví dụ 1: Nếu bạn đang tìm kiếm một nhân viên có khiếu dẫn dắt các cuộc họp thì có lẽ tôi sẽ không phải là người phù hợp cho vị trí công việc này. Tôi thích hợp trở thành người tích cực tham gia đóng góp vào các cuộc họp hơn là dẫn dắt chúng. Tuy nhiên, nơi mà tôi thực sự tỏa sáng là khi thực thi các nhiệm vụ đó. Thông thường thì sau mỗi cuộc họp, sẽ có rất nhiều ý tưởng và kế hoạch hay được thành lập nhưng rất ít trong số chúng được thực hiện và hoàn thành một cách triệt để. Một trong những điểm mạnh của tôi là biết cách theo dõi các nhiệm vụ, giúp đốc thúc và hoàn thành các dự án nói chung.

=> Câu trả lời này cho thấy bạn đã xem xét câu hỏi một cách nghiêm túc và thẳng thắn đề cập đến vấn đề có thể coi là điểm yếu trong một số vai trò công việc này nhưng lại là điểm mạnh vị trí mà bạn đang phỏng vấn, ứng tuyển (nên vậy). 

Ví dụ 2: Bạn không nên thuê tôi nếu một người hướng ngoại không phải là lựa chọn đầu tiên cho vị trí công việc này hoặc đối với công ty bạn. Tôi có kỹ năng tương tác và phát triển mối quan hệ rất tốt với đồng nghiệp và khách hàng của mình. Tôi có thể hoàn thành tốt bất kỳ nhiệm vụ nào nhưng việc xây dựng được mối quan hệ tích cực với người khác là ưu tiên rõ ràng ngay từ đầu của tôi.

=> Đối với các công việc bán hàng hay yêu cầu phải trực tiếp đối mặt nói chuyện với khách hàng, hướng ngoại là một thế mạnh, hay có thể nói là một điều kiện không thể thiếu trong thể loại công việc này. 

Ví dụ 3: Tôi luôn hoàn thành các dự án của mình đúng hoặc thậm chí trước thời hạn. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng tôi sẽ không thể ở trạng thái tốt nhất nếu phải đến công ty sớm vào lúc 7h sáng mỗi ngày. Nếu một tiêu chí quan trọng của công ty bạn là nhân viên phải đến công ty vào sáng sớm trong tâm thế vui vẻ, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng mỗi ngày thì có lẽ tôi sẽ không phải là ứng cử viên phù hợp cho vị trí công việc này. Tôi là một “con cú đêm” điển hình, điều này có nghĩa là tôi thường làm việc, thể hiện tốt và tập trung hơn vào ban đêm.

=> Trong câu trả lời này, bạn đã cẩn thận không thể hiện rằng bản thân là người lười biếng hay không thể hoàn thành công việc, mà tạo được ấn tượng rằng bạn là người trung thực, thành thật với câu trả lời của mình. 

4. Mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Mẹo để có được câu trả lời hay nhất

4.1. Tập trung vào chỉ một đặc điểm tính cách

Hãy nhấn mạnh vào một đặc điểm tính cách được coi là điểm yếu trong một số vị trí công việc này nhưng lại là điểm mạnh trong một số vị trí khác (đặc biệt là với công việc bạn đang phỏng vấn). 

4.2. Sự trung thực

Ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình, đây là điều bình thường không thể tránh khỏi. Vì vậy, nếu bạn trả lời rằng bản thân không có điểm yếu hay lý do gì để công ty không thuê bạn, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn đang quá khoe khoang hoặc không trung thực. Họ sẽ nghĩ bạn là người thiếu khiêm tốn hoặc có những suy nghĩ không đúng thực tế. Tất cả những điều này sẽ đem lại ảnh hưởng không tốt cho kết quả buổi phỏng vấn của bạn. Hãy đề cập đến một vấn đề nào đó của bản thân, cho dù nó là điều nhỏ nhặt nhất như bạn phải mất một chút thời gian vào buổi sáng để bắt kịp nhịp độ công việc. 

4.3. Cẩn thận khi nhắc đến điểm yếu của bản thân

Một phương pháp khác giúp bạn xử lý câu hỏi mẹo này là hãy “bắt chước” câu trả lời cho câu hỏi “Đâu là điểm yếu của bạn?”. Hãy bắt đầu bằng cách đề cập đến một điểm yếu, sau đó thảo luận về những điều bạn đang làm để cải thiện lĩnh vực đó. Một lần nữa, hãy đảm bảo rằng bạn không đề cập đến bất kỳ điểm yếu nào gây bất lợi cho khả năng được thuê tại vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. 

5. Những điều không nên nói với nhà tuyển dụng

Những điều không nên nói với nhà tuyển dụng

5.1. Đừng thể hiện sự tiêu cực khi trả lời

Mặc dù bạn phải đưa ra một lý do khiến nhà tuyển dụng không muốn thuê bạn (đây là một sự tiêu cực, một điều bất lợi), đừng để sự tiêu cực đó trở thành phần chính trong câu trả lời của bạn. Hãy tập trung câu trả lời đó vào những điều gì đó tích cực, vui vẻ hơn. Đây cũng là lúc để bạn thể hiện khả năng xử lý tình huống, nắm bắt cục diện trong tay trước mặt nhà tuyển dụng, vì vậy, đừng bỏ lỡ nó. 

5.2. Đừng sử dụng những lý do có thể khiến bạn bị loại ngay tức khắc

Đừng sử dụng những lý do, điểm yếu thể hiện con người, phong cách làm việc còn thiếu sót, có vấn đề của bản thân như “Tôi sẽ không thể làm việc một cách thuận lời trừ khi có người chỉ dẫn, nhắc nhở các bước từ A-Z”. Những lý do kiểu này sẽ khiến bạn trở thành người không có suy nghĩ, chính kiến riêng của bản thân, cũng như không thể đảm bảo hoàn thành công việc trong thời gian cho phép. Từ đó, bạn sẽ bị loại ngay lập tức vì không một công ty nào muốn thuê một nhân viên không thể đảm bảo tiến độ công việc hoặc họ phải tốn quá nhiều công sức để huấn luyện nhân viên đó. Vì vậy, hãy đảm sự trung thực khi đưa ra câu trả lời và cùng lúc, hãy lựa chọn thật khôn khéo. Đừng vạch áo cho người xem lưng và thể hiện bất cứ lỗ hổng nghiêm trọng nào liên quan đến tác phong làm việc trong khi bạn có cơ hội che dấu nó đi. 

5.3. Đừng suy nghĩ quá lâu trước khi đưa ra câu trả lời 

Như đã đề cập bên trên, bạn phải đưa ra một lý do trung thực và hợp lý về tại sao nhà tuyển dụng không nên thuê bạn. Đúng là bạn nên tập trung vào những điều tích cực, nhưng nếu bạn dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về những điều tích cực hay hoàn toàn đi lệch hướng câu hỏi bằng cách chỉ khoe khoang về những điều tích cực đó, bạn sẽ bị mất điểm trầm trọng trong mắt các nhà tuyển dụng. 

5.4. Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo 

  • Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì? 

  • Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?

  • Bạn có thể mang lại lợi ích gì tốt hơn cho chúng tôi so với những ứng viên khác?

  • Những quyết định khó khăn nhất mà bạn từng đưa ra là gì?

  • Bạn cảm thấy điều gì mang tính thử thách và ít mang tính thử thách nhất trong công việc này? 

6. Tổng kết

  • Hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc của bạn. Xem xét những yêu cầu cần thiết cho công việc, sứ mệnh và văn hóa công ty trước khi phỏng vấn.

  • Tận dụng câu hỏi để làm bật một thế mạnh của bản thân. Tập trung vào một khía cạnh có thể là điểm yếu cho công việc này nhưng lại là điểm mạnh cho công việc bạn đang ứng tuyển, 

  • Cẩn thận khi đưa ra một điểm yếu của bản thân. Nếu bạn lựa chọn cách chia sẻ một điểm yếu của bản thân, bạn nên chắc chắn rằng điểm yếu đó sẽ không khiến bạn bị loại. 

  • Hãy trung thực. Đừng tự nhận mình là người hoàn hảo hoặc có những phẩm chất mà bản thân không thực sự sở hữu.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.