“Bạn có mang công việc về nhà không?” là một câu hỏi khó rất hay gặp khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Sẽ tốt hơn nếu bạn chuẩn bị trước câu trả lời để không bị bất ngờ khi phỏng vấn. Hãy tìm hiểu và tham khảo các mẹo trả lời cho câu hỏi này qua bài viết sau đây.
Nhà tuyển dụng hỏi câu này vì nhiều lý do khác nhau. Họ muốn biết liệu bạn có thể sắp xếp và hoàn thành công việc trong khoảng thời gian cho phép được không. Hoặc họ muốn biết liệu bạn có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống một cách hài hòa không (nhiều nhà tuyển dụng tin rằng điều này sẽ khiến nhân viên vui vẻ, thoải mái hơn dẫn đến năng suất, hiệu quả làm việc cũng được cải thiện hơn).
Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng lại tìm kiếm những người thực sự coi công việc là trung tâm cuộc sống và họ muốn kiểm tra độ tận tâm của các ứng viên đó với công việc là như thế nào. Có nhiều nhà tuyển dụng tuy không khuyến khích nhân viên ở lại làm thêm giờ, họ vẫn thích nhân viên thường xuyên check mail khi đã ở nhà hơn. Với một vài vị trí công việc, làm thêm giờ là điều không cần thiết. Ví dụ như làm đồ họa mỹ thuật hoặc kiểm duyệt nội dung chương trình có lịch chiếu lúc tối muộn,...
Để trả lời được câu hỏi này, các bạn cần tìm hiểu về công ty cũng như nội dung công việc mình sẽ làm.
Vieclam123 khuyên các bạn trước khi trả lời, hãy suy nghĩ về văn hóa công ty nơi bạn ứng tuyển xin việc.
Nếu bạn thấy công ty đánh giá cao kỹ năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống hằng ngày, hãy nhấn mạnh khả năng hoàn thành công việc đúng thời hạn để tập trung cho gia đình và bản thân sau giờ làm việc.
Nếu công ty yêu cầu nhân viên làm việc thêm giờ và chú trọng vào sự tận tâm, niềm đam mê của nhân viên với công việc, hãy nhấn mạnh sự sẵn lòng mang công việc về nhà để đảm bảo chất lượng của bạn.
Nếu bạn không chắc chắn về điều công ty đang tìm kiếm, cách an toàn nhất để trả lời câu hỏi này là nhấn mạnh kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc của bạn. Trong lúc đó hãy nói rằng nếu cần thiết, bạn sẵn sàng mang công việc về nhà. Cố gắng đừng thể hiện bạn hoàn toàn không thích mang công việc về nhà. Tuy nhiên hãy thành thật khi đưa ra câu trả lời.
Câu hỏi này cũng sẽ cho bạn thêm một cơ hội cân nhắc xem công việc này có phù hợp với bản thân không. Hãy luôn nhớ rằng, phỏng vấn là công việc hai chiều. Trong khi nhà tuyển dụng đang tìm hiểu xem bạn là người như thế nào, bạn cũng sẽ phải đánh giá, nhận xét môi trường làm việc ở công ty xem có phù hợp với mình không. Nếu nhà tuyển dụng đòi hòi bạn thường xuyên mang công việc về nhà nhưng bạn là người coi trọng thời gian thư giãn rành riêng cho bản thân, bạn có thể sẽ muốn suy nghĩ lại về việc có nhận vị trí này hay không. Thay vào đó, bạn có thể tìm một công ty khác phù hợp với nhu cầu bản thân hơn.
Ví dụ 1: Khi cần thiết, chuyện mang công việc về nhà không là vấn đề đối với tôi. Tôi biết tầm quan trọng của việc hoàn thành dự án đúng thời hạn và làm xong việc đúng giờ. Điều này sẽ đòi hỏi nhân viên thỉnh thoảng mang công việc về nhà và tôi đồng ý với chuyện này.
Ví dụ 2: Tôi là một người đặc biệt có tổ chức và rất giỏi trong việc lên lịch trình, phân bổ thời gian của tôi. Khi bắt đầu một dự án, tôi tự tạo một bản kế hoạch của riêng mình để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng thời hạn mà không phải làm thêm tại nhà. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng kế hoạch có thể thay đổi do những vấn đề bất ngờ, vì vậy tôi luôn sẵn lòng mang công việc về nhà khi cần thiết.
Ví dụ 3: Khi bắt đầu một dự án mới, tôi sẽ hay mang công việc về nhà để đảm bảo rằng mình hoàn thành và giao chúng cho khách hàng đúng thời hạn. Tuy nhiên, việc dành thời gian cho gia đình cũng rất quan trọng với tôi, nên tôi có gắng hạn chế chỉ làm như vậy khi mới bắt đầu dự án hoặc khi gặp những vấn đề gấp, phức tạp. Tôi biết rất rõ sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời buổi hiện đại. Bạn có thể giải quyết rất nhiều thứ trực tuyến như thông qua email. Vì vậy, tôi thường xuyên kiểm tra và phản hồi email nhanh nhất có thể. Tôi cũng khuyến khích nhóm của mình tìm sự giúp đỡ mỗi khi gặp việc gấp, khó giải quyết. Để làm được điều này, vài lần một năm, tôi sẽ tổng kết lại phần công việc và lưu lại cách liên lạc của từng người trong mỗi bộ phần. Qua đó thành viên nhóm sẽ biết phải liên lạc với ai khi gặp sự cố về vấn đề tương ứng.
Mang việc về nhà không phải là việc xấu nhưng khi nhà tuyển dụng hỏi "Bạn có mang công việc về nhà không?" thì bạn cần chú ý để trả lời phù hợp nhất với mong muốn của nhà tuyển dụng.
>> Tham khảo thêm:
Chia sẻ