close
cách
cách cách cách cách cách

Cách trả lời câu “Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?”

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi một cuộc phỏng vấn gần kết thúc, có khả năng người phỏng vấn sẽ hỏi, "Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?". Hãy suy nghĩ để đưa ra câu hỏi của bạn thật phù hợp.

1. Chuẩn bị cho câu hỏi

Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?

Vì câu hỏi này thường hay gặp ở cuối mọi loại phỏng vấn xin việc, bạn có thể lên kế hoạch và chuẩn bị trước cho chúng. Hãy dựng một danh sách các câu hỏi bạn muốn biết và lưu ý rằng các câu hỏi của bạn có thể thay đổi một chút tùy theo người phỏng vấn. Ví dụ: nếu bạn đang gặp ai đó từ bộ phận nhân sự, các câu hỏi của bạn có thể tập trung vào quá trình phỏng vấn hoặc vào tổ chức chung của công ty. Nếu bạn đang gặp người sẽ là quản lý của mình, bạn có thể hỏi những câu hỏi cụ thể về vai trò, dự định của mình hoặc về quy trình tuyển dụng nhân viên mới.

Hãy chuẩn bị kha khá các câu hỏi vì nhiều trong số đó có thể đã được trả lời trong cuộc phỏng vấn.

2. Bạn nên hỏi điều gì?

Các câu hỏi nên thể hiện rằng bạn đã tập trung vào cuộc phỏng vấn và nhanh chóng hiểu được các mục tiêu, ưu tiên của công ty. Bạn có thể hồi tưởng lại những khoảnh khắc trước đó trong cuộc phỏng vấn hoặc sử dụng các tin tức về công ty và thị trường của nó.

Chú ý: Hãy cố gắng đặt những câu hỏi mở, không phải những câu hỏi có thể trả lời bằng "có" hoặc "không".

Nên hỏi điều gì khi phỏng vấn

Dưới đây là một số loại câu hỏi thích hợp cho bạn. 

Câu hỏi về vai trò. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn tìm hiểu thêm về những gì bạn sẽ làm trong công ty, nếu nó chưa được đề cập kỹ lưỡng trong phần trước của cuộc phỏng vấn. Các câu hỏi có thể bao gồm:

  • Bạn có thể chia sẻ thêm về trách nhiệm hàng ngày của công việc này không? Bạn mô tả nhịp độ làm việc của một ngày bình thường ở đây như thế nào?

  • Nếu tôi được tuyển vào vị trí này, bạn muốn tôi đạt được điều gì trong hai tháng đầu tiên làm việc?

  • Có những cơ chế nào để đánh giá hiệu suất và khi nào tôi sẽ nhận được đánh giá chính thức đầu tiên về mình?

  • Theo bạn, yếu tố quan trọng nhất để thành công ở vị trí này là gì?

Câu hỏi về công ty hoặc người phỏng vấn để tham khảo. Đây cũng là cơ hội tốt để bạn hiểu hơn về văn hóa công ty và cách thức hoạt động của công ty.

  • Bạn mô tả phong cách quản lý của công ty như thế nào?

  • Điều gì khiến bạn hài lòng khi đi làm mỗi ngày?

  • Bạn đã làm việc ở công ty bao lâu rồi?

  • Bạn có thể nói một chút về văn hóa công ty không?

  • Thách thức lớn nhất mà công ty phải đối mặt là gì?

  • Mục tiêu của công ty mình trong năm tới là gì?

Câu hỏi về bạn. Bạn có thể sử dụng thời điểm này để biết người phỏng vấn nhìn nhận mình như thế nào sau cuộc phỏng vấn và liệu họ có nghĩ bạn là một ứng viên tốt không. Với những mục tiêu này, bạn có thể mở đầu bằng cách bày tỏ sự hào hứng với vị trí công việc và sau đó (dựa trên phản hồi bạn nhận được), hỏi những vấn đề bạn muốn được giải đáp. Bạn có thể hỏi:

  • Bạn có suy nghĩ gì về việc ứng tuyển của tôi?

  • Có bằng cấp nào mà bạn nghĩ rằng tôi còn thiếu không?

Cân nhắc hồi đáp những câu trả lời này bằng một lá thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn.

3. Những gì không nên hỏi

Tuy câu hỏi bạn đưa ra có thể mở, câu trả lời của chúng không phải lúc nào cũng đi theo hướng mở như vậy. Hãy tránh hỏi về các chủ đề sau: 

Các hoạt động ngoài công việc. Bạn có thể đặt câu hỏi về văn hóa tại nơi làm việc, nhưng hãy tránh xa các câu hỏi tập trung vào hoạt động ngoài công việc, chẳng hạn như đi chơi ngoại khóa, ăn trưa hoặc thời gian nghỉ dưỡng. Những loại câu hỏi này sẽ khiến bạn trở nên không thật sự đầu tư, tập trung vào công việc, và đây không phải là một ấn tượng tốt với người phỏng vấn. Tương tự, đừng hỏi bạn sẽ cần làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày.

Cuộc sống cá nhân của người phỏng vấn hoặc chuyện phiếm trong văn phòng. Hãy dành cho người phỏng vấn sự lịch sự mà bạn muốn họ dành cho mình bằng cách không hỏi về gia đình, hoàn cảnh sống của họ hoặc buôn chuyện về những người bạn có thể biết. 

Những điều bạn có thể tự trả lời. Nếu câu hỏi của bạn có thể được trả lời dễ dàng bằng cách tìm kiếm online hoặc lướt trang web của công ty, hãy bỏ qua nó. Những câu hỏi lãng phí thời gian sẽ không được đánh giá cao. Người phỏng vấn kỳ vọng rằng bạn đã nghiên cứu về công ty và làm quen với những điều cơ bản.

Lương và phúc lợi. Nếu là cuộc phỏng vấn vòng đầu, việc tìm hiểu cụ thể lương và phúc lợi có thể khiến bạn trông không thật sự quan tâm đến công việc và công ty mà chỉ tập trung vào bản thân mình. Nếu người phỏng vấn của bạn hỏi về mức lương trước, hãy trả lời một cách thật khôn khéo mà không tỏ ra mình chỉ quan tâm đến điều đó.

Những câu hỏi rất phức tạp hoặc gồm nhiều phần. Đặt những câu hỏi phức tạp có thể khiến người phỏng vấn choáng ngợp. Chỉ hỏi một câu tại một thời điểm. Bạn luôn có thể hỏi thêm sau đó. Hãy cố gắng làm cho thời điểm đó có cảm giác như đang trò chuyện.

Chú ý: Đừng hỏi quá nhiều câu hỏi; mặc dù bạn muốn hỏi thêm một hoặc hai câu nữa, hãy chú ý và ngưng thắc mắc khi người phỏng vấn có những dấu hiệu như bắt đầu lật giấy, nhìn vào đồng hồ của họ hoặc bật máy tính lên.

Những câu bạn không nên hỏi

Đừng nên hỏi các câu sau

  • Một số phát triển mới nhất của công ty là gì?  

  • Tôi có thể kiếm được bao nhiêu tiền trong năm đầu tiên?

  • Nhân viên thường giải trí như thế nào với đồng nghiệp sau giờ làm việc?

  • Bạn có con không? Công ty này có đối tốt với nhân viên đã có con không?

  • Năm mục tiêu chiến lược của công ty trong năm năm tới là gì?

Hãy liệt kê những câu không nên hỏi và xác định lý do vì sao không nên hỏi chúng trong cuộc phỏng vấn. Đưa ra câu hỏi khi nhà tuyển dụng nói “Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?” sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn đấy.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.