close
cách
cách cách cách cách cách

Các kiến thức về bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn là dạng bài tập mà kế toán cần phải nắm được nếu như muốn làm việc ở vị trí kế toán. Để giải được bài tập trên bạn cần nắm được những kiến thức trong việc giải bài tập kế toán trong dịch vụ nhà hàng khách sạn. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn và cách giải

1.1. Mẫu bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn

Nhà hàng Á Đông phân loại các nguyên vật liệu chế biến thực phẩm như sau:

Nguyên vật liệu chính: bao gồm toàn bộ các loại lương thực và các loại thịt động vật

Nguyên vật liệu phụ: bao gồm các thực phẩm khô, rau củ và các loại gia vị

Trong tháng 12/2021, nhà hàng có tình hình hoạt động kinh doanh như sau: (Đơn vị: 1.000đ)

- Tổng hợp các hóa đơn mua hàng trong tháng chưa có thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán đủ bằng tiền mặt. Số thực phẩm đã nhập kho đủ:

+ Nguyên liệu chính: 155.000

+ Nhiên liệu: 8.000

+ Vật liệu phụ: 40.000

+ Công cụ đồ dùng: 18.000

Dạng bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn tham khảo
Dạng bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn tham khảo

- Tổng hợp các phiếu xuất kho cho nguyên vật liệu của bộ phận bếp ăn trong tháng là:

+ Nguyên liệu chính dùng hết cho hoạt động chế biến

+ Vật liệu phụ dùng hết, trong đó 80% cho hoạt động chế biến và 20% hoạt động quản lý nhà hàng giá trị xuất kho.

+ Vì trong tháng mất điện nên nhà hàng phải chạy máy phát điện. Nhiên liệu xuất dùng trực tiếp hết cho hoạt động chế biến là 70% và 30% sử dụng cho hoạt động quản lý nhà hàng giá trị xuất kho.

+ Dùng dụng cụ phục vụ ở bộ phận chế biến 100% và được phân bổ trong 6 tháng.

- Tổng hợp thành một bảng thanh toán lương như sau:

+ Lương cho nhân viên bếp và phục vụ: 45.000

+ Lương cho bộ phận quản lý nhà hàng: 15.000

+ Lương cho bộ phận giám đốc và khối văn phòng: 20.000

Tổng hợp thành bảng lương để thanh toán cho nhân viên
Tổng hợp thành bảng lương để thanh toán cho nhân viên

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ là 23,5%

- Các khoản chi phí của dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán (gồm 10% thuế GTGT)

+ Tiền điện nước, tiền điện thoại dùng cho bộ phận nhà hàng là 16.500, cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 6.600

+ Sửa chữa bảo trì thường xuyên TSCĐ cho bộ phận nhà hàng là 3.300

- Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận nhà hàng là 12.000. Cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 7.500

- Các chi phí khác được chi bằng tiền mặt (đã gồm thuế GTGT 10%), phục vụ quản lý nhà hàng là 9.900. Quản lý điều hành doanh nghiệp là 27.500

Các khoản chi phí cần được tính toán hợp lý nhất
Các khoản chi phí cần được tính toán hợp lý nhất

- Tổng hợp hóa đơn GTGT ghi nhận doanh thu, thuế GTGT đầu ra trong tháng

+ Doanh thu bao gồm phí phục vụ được thu bằng tiền mặt là 420.000 (thuế GTGT 10%)

+ Doanh thu bao gồm phí phục vụ chưa thu tiền là 45.000 (thuế GTGT 10%)

- Các tài liệu bổ sung:

+ Các khoản trích theo lương tính được tính vào chi phí của bộ phận liên quan

+ Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho bằng cách kê khai thường xuyên và tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Tính mức thuế giá trị gia tăng khi đã sử dụng phương pháp khấu trừ.

Yêu cầu:

- Định khoản về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Tính giá thành sau đó xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 12/2022.

Tính định khoản và tính giá thành của bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn
Tính định khoản và tính giá thành của bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn

Xem thêm: Tổng hợp tất cả thông tin về kế toán dịch vụ vận tải

1.2. Lời giải bài tập kế toán dịch vụ của nhà hàng khách sạn

Nội dung bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn sẽ được giải theo từng nội dung như sau: Định khoản những nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính giá thành cho kết quả kinh doanh của nhà hàng.

1.2.1. Định khoản nghiệp vụ kinh tế

- Nợ TK 162: 203.000. Trong đó: NLC: 156.000, NLP: 40.000, NL: 8000. Nợ TK 153: 18.000, Nợ TK 133: 22.100, Có TK 111: 243.100

- Nợ TK 621: 165.000. Có TK 152 (NLC): 165.000

- Nợ TK 621: 32.000, Nợ TK 627: 8.000, Có TK 152 (NLP): 40.000

- Nợ TK 621: 5.600, Nợ TK 627: 2.400, Có TK 152 (NL): 8.000

- Nợ TK 242: 18.000, Có TK 163: 18000, Nợ TK 627: 3.000, Có TK 242: 3.000

- Nợ TK 622: 45.000, Nợ TK 627: 16.000, Nợ TK 642: 20.000, Có TK 334: 80.000

- Nợ TK 622: 10.875, Nợ TK 627: 3.625, Nợ TK 642: 4.700, Có TK 338: 18.800

- Nợ TK 627: 16.000, Nợ TK 642: 6.000, Nợ TK 133: 2.100, Có TK 331: 23.100

- Nợ TK 627: 3.000, Nợ TK 133: 300, Có TK 331: 3.300

- Nợ TK 627: 12.000, Nợ TK 642: 75.800, Có TK 214: 19.500

-  Nợ TK 627: 9.000, Nợ TK 642: 26.000, Nợ TK 133: 3.400, Có TK 111: 37.400

- Nợ TK 111: 462.000, Có TK 511: 420.000, Có TK 3331: 42.000

- Nợ TK 131: 49.500, Có TK 511: 45.000, Có TK 3331: 4.500

Lời giải cho kết quả định khoản kinh tế
Lời giải cho kết quả định khoản kinh tế

1.2.2. Tính giá thành sau đó xác định kết quả kinh doanh

Bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn có kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 12/2022 là:

Tổng hợp các chi phí dịch vụ phát sinh trong tháng 12/2022

Nợ TK 154: 319.100 và Có TK 621 Có TK 622

Nợ TK 632: 319.100 và Có TK 154: 319.100

Kết chuyển doanh thu liên quan: Nợ TK 611: 466.000 và có TK 911: 465.000

Kết quả kinh doanh tháng 12/2022 = 466.000 - 382.300 = 82.700

Xem thêm: Kế toán dịch vụ thương mại và những nhiệm vụ quan trọng

2. Hướng dẫn định khoản bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn chuẩn

Trong bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn sẽ thực hiện định khoản bằng phương pháp kê khai thường xuyên:

- Theo dõi thường xuyên và liên tục một cách có hệ thống. Sau đó phản ánh lại tình hình nhập, xuất, tồn các loại hàng tồn kho.

- Tính trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ

- Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, liên tục sự biến động của nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu trên sổ kế toán.

- Sử dụng phương pháp này có thể tính được trị giá trị các loại vật tư nhập, xuất, tồn tại bất kỳ thời điểm nào trên sổ tổng hợp. Trong phương pháp này, tài khoản vật liệu được phản ánh đúng với nội dung tài sản. Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có giá trị về nguyên vật liệu lớn.

Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên
Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp này sẽ được tính theo các tập hợp chi phí khác nhau:

- Tập hợp chi phí 621

+ Căn cứ vào hóa đơn mua vào, kế toán sẽ thực hiện các công việc tính toán 152, 156 sau đó hạch toán.

+ Căn cứ vào định mức mỗi lần xuất hóa đơn về số lượng doanh thu bán hàng, hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Cuối kỳ sẽ chuyển vào 154.

Lưu ý: Nếu các khoản chi không có chứng từ thì kế toán sẽ lập các bảng kê không có hóa đơn giống như mẫu của Bộ Tài chính. Tuy nhiên cũng phải chứng minh được các khoản chi này đều là có thật để đưa và nội dung chi phí.

- Tập hợp chi phí 622 (Chi phí nhân công đầu bếp và phụ bếp).

- Tập hợp chi phí 627 (Chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao chén, bát, ly, bàn ghế,... và các loại chi phí khác.

- Hạch toán 154

+ Tập hợp các giá thành ghi.

+ Xuất các loại hóa đơn và bàn giao lại dịch vụ cho bên mua.

+ Sử dụng các dịch vụ trong tiêu dùng nội bộ.

Trên đây là nội dung về bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn mà bạn có thể đọc và tham khảo cách làm để hoàn thiện được một bài tập về kế toán nhà hàng khách sạn. Hy vọng rằng nội dung của bài tập trên mà vieclam123 cung cấp bạn sẽ có thêm những kiến thức về định khoản trong kế toán dịch vụ nhà hàng khách sạn.

Tổng hợp những bài tập kế toán về dịch vụ du lịch

Các bài tập kế toán dịch vụ du lịch thường có cấu trúc như thế nào? Giải bài tập kế toán dịch vụ du lịch như thế nào cho đúng? Cùng nhấn vào link bên dưới để xem các dạng bài bài tập kế toán dịch vụ du lịch hay nhất cùng với cách giải bạn nhé!

Bài tập kế toán dịch vụ du lịch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.