Kế toán dịch vụ vận tải là công việc cần thiết của đơn vị vận tải. Tùy từng đơn vị sẽ có các dịch vụ vận tải khác nhau mà các đơn vị phải có cách quản lý của riêng mình. Vậy nên việc các đơn vị vận tải cần phải kế toán dịch vụ vận tải là vô cùng cần thiết. Bạn hãy tham khảo bài viết của vieclam123.vn để biết thêm về kế toán trong dịch vụ vận tải nhé!
MỤC LỤC
Kế toán dịch vụ vận tải là việc tính các chi phí liên quan đến giá thành của dịch vụ vận tải của một doanh nghiệp. Đó có thể là chi phí của một loại hình vận tải hay nhiều loại hình vận tải khác nhau ( vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không,...)
Kế toán dịch vụ vận tải sẽ có những nhiệm vụ sau đây:
- Có nhiệm vụ nhập chứng từ, sổ sách để theo dõi vận chuyển hàng hóa, làm hàng logistic, theo dõi hoạt động kế toán nội bộ công ty.
- Đối với hoạt động vận tải thì doanh nghiệp sẽ theo dõi được chi phí, doanh thu của từng xe khi hoạt động.
- Đối với hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải thì doanh nghiệp có thể biết được doanh thu, giá vốn hay lãi - lỗ của các phương tiện kinh doanh.
- Đối với hoạt động sửa chữa bảo dưỡng thì doanh nghiệp có thể biết được thời gian bảo dưỡng của từng xe, lịch trình bảo dưỡng và chi phí phải chi trả cho việc bảo dưỡng,...
- Việc theo dõi riêng về kế toán của lĩnh vực dịch vụ vận tải cũng sẽ giúp doanh nghiệp biết được thông tin về chi phí của các mảng kinh doanh.
- Việc kế toán dịch vụ vận tải cũng sẽ giám sát được việc vận chuyển hàng hóa trên sổ sách và trên thực tế từ đó có thể làm được báo cáo và theo dõi công nợ.
- Kế toán trong dịch vụ vận tải sẽ giúp quản lý tốt hơn trong quá trình làm việc với các đối tác vận tải và hỗ trợ được các thủ tục như: hải quan, cảng vụ, kho bãi,...
- Kế toán ở dịch vụ vận tải còn có nhiệm vụ lập kế hoạch và điều độ vận tải, lập bảng kê khai vận chuyển, bảng tính lương cho tài xế hàng tháng.
Kế toán trong lĩnh vực dịch vụ vận tải ngoài làm những công việc chung mà một kế toán phải thực hiện ra thì họ cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Đối với hoạt động vận tải: Phải theo dõi được doanh thu, tính được lãi - lỗ trên từng đầu xe.
Đối với hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Doanh nghiệp phải theo dõi được từng loại phương tiện của đơn vị kinh doanh xem doanh thu, giá vốn, lãi lỗ như thế nào.
Đối với hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa: kế toán cần phải theo dõi đúng lịch trình và thời gian bảo dưỡng, sửa chữa và chi phí cho từng xe theo các lần.
Đối với mảng kinh doanh, vận tải hành khách thì doanh nghiệp cần theo dõi xem mảng kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa có đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, chi phí, lỗ lãi đang ở tình trạng nào.
Xem thêm: Kế toán dịch vụ Spa và bản mô tả công việc chi tiết của vị trí này
Các khoản chi phí trong dịch vụ vận tải bao gồm
Vì hoạt động chính của dịch vụ vận tải là vận chuyển hàng hóa, hành khách cho nên nguyên vật liệu cần thiết sẽ là xăng, dầu, nhớt,...Đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nên cần phải kiểm soát kỹ để đánh giá việc tiêu hao chi phí thực tế để có thể lập báo cáo thuế và quyết toán thuế đúng quy định.
Nhân viên lái xe sẽ phải nộp phiếu mua xăng theo định kỳ theo quy định. Đơn vị cung cấp xăng cũng có thể gửi bảng kê tiền xăng theo từng ngày, từng thời gian trên từng đầu xe.
Sau khi gửi các phiếu mua xăng, kế toán dịch vụ vận tải sẽ phải kiểm tra các phiếu mua xăng và bảng kê được đối chiếu với mức độ quy định về việc tiêu hao xăng dầu trên từng xe. Khi phát hiện ra có sự chênh lệch thì cần phải tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
Hạch toán chi phí xăng sẽ hạch toán vào các tài khoản sau: TK 154, TK 111, TK 331, TK 621.
Ngoài việc ghi nhận chi phí cho nguyên liệu xăng, kế toán dịch vụ vận tải còn phải ghi nhận chi phí cho các nguyên liệu khác: dầu mỡ, dầu nhờn, dầu thắng,... được thay định kỳ.
Đây sẽ là khoản chi phí kế toán dịch vụ vận tải sẽ tính để trả lương cho những người lái xe, nhân viên bộ phận hành chính. Tùy thuộc vào từng loại hình vận chuyển, quãng đường, tính chất chủ thể (hàng hóa, con người,...) sẽ quy định số lượng tài xế, phụ xế khác nhau. Chi phí cần phải trả cho nhân công sẽ bao gồm tiền lương, tiền lương, các loại bảo hiểm.
Sau khi lái xe và phụ xe kết thúc ca làm việc, kế toán cần phải xác định doanh thu của xe, dựa vào bảng định mức doanh thu sẽ tính lương cho từng ca làm việc của từng lái xe.
Hạch toán lương nhân công sẽ được đưa vào các tài khoản: TK 154, TK 334, TK 631, TK 622
Ngoài ra doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho nhiều khoản chi phí khác: chi phí khấu hao phương tiện, chi phí nhân viên (nhân viên bảo trì, vệ sinh,…), chi phí bảo dưỡng
chi phí nguyên vật liệu bảo dưỡng, lệ phí giao thông,...
Các loại chi phí trên sẽ được kế toán dịch vụ vận tải áp dụng để ghi nhận bằng những phương pháp khác nhau:
Hạch toán chi phí sản xuất chung được đưa vào tài khoản: TK 154, TK 111, TK 627, TK 112
Dịch vụ vận tải sử dụng trực tiếp các phương tiện có giá trị cao, được gọi là tài sản cố định. Vì vậy mà cần phải có phương pháp khấu hao, hạch toán trực tiếp cho từng loại xe. Công việc của kế toán là tính toán chi phí khấu hao của từng xe sau đó ghi vào các tài khoản sau: TK 214, TK 154.
Ngoài các chi phí cơ bản bắt buộc doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ vận tải cần phải có thì các doanh nghiệp sẽ có thêm những loại chi phí khác nhau. Các chi phí đó sẽ liệt vào mục chi phí khác và hạch toán vào: TK 641,TK 642, TK 111, TK 112,…
Kế toán dịch vụ vận tải sẽ có nhiều chi phí nhỏ lẻ và các khoản chi phí phát sinh rất dễ gây ra lầm lẫn khi hạch toán. Để có được hiệu quả tốt nhất trong việc hạch toán, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán vận tải để công việc trở nên chính xác và đem lại được hiệu quả cao hơn.
Các loại chi phí trên sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng cơ bản sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố dưới đây:
- Loại xe, tình trạng xe, tải trọng, nơi sản xuất, năm sản xuất
- Tuyến đường vận chuyển hàng hóa, hành khách ( đồng bằng, miền núi, đường bằng phẳng hay gập ghềnh,...)
- Quãng đường vận chuyển hành khách, hàng hóa
- Phụ thuộc vào khối lượng của hàng hóa và tính chất của nó
Trên đây là những thông tin về kế toán dịch vụ vận tải. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết mà vieclam123 cung cấp bạn có thể hiểu hơn về kế toán trong dịch vụ vận tải để có thể thực hiện các công việc liên quan.
Bạn đã biết gì về việc học kế toán trưởng tại các trường Đại học khối ngành kinh tế? Có cần điều kiện gì khi theo học kế toán trưởng tại các trường này không? Những kiến thức được đào tạo tại đây là gì? Cùng đọc bài viết ở link bên dưới để theo dõi các thông tin bạn nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ