close
cách
cách cách cách cách cách

ASM là gì? Công việc của Giám đốc bán hàng khu vực cần làm gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

ASM (Area Sales Manager) là một vị trí thu hút với nhiều người làm trong lĩnh vực bán hàng. Vậy làm thế nào để có thể đảm nhận trách nhiệm công việc này, hãy cùng tìm hiểu công việc và kỹ năng cần thiết để trở thành Giám đốc bán hàng trong khu vực qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. ASM là gì?

ASM là viết tắt của cụm từ Area Sales Manager, hay còn được gọi là Giám đốc bán hàng khu vực. Giám đốc bán hàng khu vực là người chịu trách nhiệm quản lý nhân viên bán hàng tại khu vực nhất định, được doanh nghiệp phân công. Họ là người có ảnh hưởng lớn tới doanh thu và năng suất bán hàng của khu vực.

Một ASM (giám đốc bán hàng) phải hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, khu vực thị trường, xu hướng cũng như cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong khu vực đó. Giám đốc bán hàng khu vực phải đảm bảo đạt được các mục tiêu được doanh nghiệp chỉ định.

Điểm khác nhau giữa Giám đốc bán hàng khu vực (ASM) và Giám đốc bán hàng (Sales Manager) là việc Giám đốc bán hàng khu vực chịu trách nhiệm quản lý một khu vực cụ thể trong khi Giám đốc bán hàng quản lý chung cho các hoạt động kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp.

Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM (Area Sales Manager) rất rộng mở. Khi làm tốt vị trí này, bạn có thể được cất nhắc lên vị trí RSM (Regional Sales Manager- Giám đốc bán hàng vùng, miền), và vị trí cao hơn ASM và RSM là NSM (National Sales Manager-Giám đốc kinh doanh toàn quốc). Thời gian từ vị trí ASm lên vị trí RSM tối thiểu là 2 năm. Bởi vậy, trong quãng thời gian làm Giám đốc khu vực, bạn cần phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng và đạt được nhiều thành tích mới có thể cạnh tranh với những Giám đốc khu vực khác để được thăng chức lên vị trí Giám đốc vùng miền (RSM).

2. Công việc của ASM là gì?

Trách nhiệm chung của Giám đốc bán hàng khu vực là quản lý và thực hiện mục tiêu về doanh số của khu vực đó. Tuy nhiên, liệu bạn đã nắm được những công việc cụ thể mà người làm việc ở vị trí này cần thực hiện là gì chưa? 

 ASM là gì

Giám đốc bán hàng khu vực thực hiện những công việc chính sau:

+ Đặt mục tiêu bán hàng cho khu vực: 

Mục tiêu đó có thể được phân công từ bộ phận bán hàng của doanh nghiệp cho từng khu vực. Giám đốc bán hàng nhận được phân công công việc và đốc thúc bộ phận bán hàng trong khu vực thực hiện mục tiêu. 

Giám đốc bán hàng khu vực cũng có thể tham gia trong quá trình đặt mục tiêu bán hàng, để có thể thiết lập mục tiêu phù hợp nhất theo nguyên tắc SMART (cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được trong thời gian nhất định). Bởi ASM là người hiểu rõ nhất đặc điểm khách hàng trong khu vực, nhu cầu và xu hướng mua hàng của họ, cũng như hiểu rõ về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Từ những hiểu biết đó, Giám đốc bán hàng sẽ tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu bán hàng để vừa có thể mang đến hiệu quả doanh thu cho doanh nghiệp, vừa trong khả năng có thể thực hiện được của bộ phận bán hàng khu vực.

+ Tìm kiếm khách hàng mới và không ngừng mở rộng kinh doanh

Giám đốc bán hàng khu vực cần phải tìm kiếm nhiều đối tượng khách hàng mới và không ngừng mở rộng kinh doanh, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó cũng thực hiện công tác chăm sóc khách hàng để giữ khách hàng cũ, khiến họ yêu thích sản phẩm và quay trở lại mua hàng.

+ Theo dõi dữ liệu bán hàng

Giám đốc bán hàng cần nắm được các dữ liệu bán hàng để biết được số lượng sản phẩm bán được theo từng tuần, từng tháng, từng quý, từ đó thống kê được doanh số và doanh thu mang lại cho doanh nghiệp. 

Thống kê số liệu bán hàng cũng giúp Giám đốc bán hàng khu vực cập nhật được xu hướng thị trường hiện tại, từ đó đổi mới phương thức bán hàng để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mới, cải tiến dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

+ Lập kế hoạch kinh doanh

Giám đốc bán hàng cần nắm được KPI mà doanh nghiệp giao phó, từ đó lập kế hoạch bán hàng cụ thể để có thể đạt được mục tiêu. Sau khi lên kế hoạch cụ thể bao gồm các chiến lược quảng bá sản phẩm, chiến lược thu hút và tiếp cận khách hàng, chiến lược bán hàng thì Giám đốc khu vực cần truyền đạt cho toàn bộ nhân viên trong khu vực cùng nắm được và cùng nỗ lực đạt được mục tiêu chung.

+ Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Giám đốc bán hàng khu vực có thể tổ chức những buổi tri ân khách hàng để thuyết trình cho khách hàng biết về chất lượng sản phẩm và sự uy tín của doanh nghiệp.

+ Tuyển dụng và sa thải các đại lý bán hàng

Bên dưới Giám đốc bán hàng là những đại lý bán hàng chịu trách nhiệm cho việc phân phối sản phẩm. Giám đốc bán hàng cần nắm được hoạt động kinh doanh của các đại lý bán hàng thuộc quyền kiểm soát của mình. Với những đại lý bán hàng hoạt động không hiệu quả và mắc nhiều sai phạm, Giám đốc bán hàng khu vực có thể trực tiếp đưa ra quyết định sa thải, đồng thời tuyển dụng thêm những đại lý bán hàng mới.

+ Làm việc với Giám đốc bán hàng

Giám đốc bán hàng quản lý chung đối với hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Bởi vậy, Giám đốc bán hàng khu vực có thể đưa ra những bản kế hoạch về chiến lược tiếp thị, chiến lược về giá và đưa cho Giám đốc bán hàng để chờ phê duyệt.

3. Kỹ năng cần thiết của ASM là gì?

 ASM là gì

Để có thể trở thành một Giám đốc bán hàng khu vực, bạn cần phải nỗ lực và có những kỹ năng cần thiết thì mới có thể đảm nhận được trách nhiệm của vị trí này. Cụ thể một số kỹ năng mà Giám đốc bán hàng khu vực cần phải có như khả năng lãnh đạo, khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, lên kế hoạch, chiến lược để bán sản phẩm.

3.1. Kỹ năng lãnh đạo

Giám đốc bán hàng cần phải là người có được kỹ năng lãnh đạo để quản lý tốt hoạt động bán hàng trong khu vực. Một Giám đốc bán hàng có khả năng lãnh đạo tốt sẽ thâu tóm được toàn bộ hoạt động của nhân viên cấp dưới cũng như điều phối công việc hợp lý. 

Có khả năng lãnh đạo, Giám đốc bán hàng sẽ có được sự kính nể của nhân viên cấp dưới, đồng thời truyền được nguồn năng lượng tích cực để nhân viên cũng phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra.

3.2. Khả năng lên kế hoạch

Giám đốc bán hàng khu vực cần có khả năng phân tích số liệu, tình hình bán hàng để lập ra kế hoạch bán hàng phù hợp nhất với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Mọi quyết định trong bản kế hoạch đều ảnh hưởng tới lợi ích và bất lợi cho doanh nghiệp bởi vậy ASM cần phải cân nhắc để đưa ra từng quyết định và phải phân tích được những rủi ro có thể xảy ra.

Khả năng lên kế hoạch tốt còn thể hiện người Giám đốc bán hàng khu vực đó là người có tư duy kinh doanh, có được sự nhạy bén để nắm bắt được những thay đổi của thị trường. ASM cần phải hướng dẫn cho nhân viên bán hàng cách thức hoạt động, đồng thời phân bổ nguồn lực hợp lý dựa trên nhu cầu thực tế và tiềm năng phát triển trong tương lai.

3.3. Ứng dụng công nghệ

Ứng dụng công nghệ trong bán hàng là một xu hướng mới được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Sử dụng công nghệ hiện đại có thể hỗ trợ quy trình bán hàng trở lên nhanh chóng, tiện lợi hơn với người tiêu dùng. Ví dụ việc sử dụng hình thức thanh toán bằng thẻ có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khi mua sắm hơn việc chỉ thanh toán bằng tiền mặt.

Ứng dụng công nghệ còn thể hiện ở việc Giám đốc bán hàng sử dụng Gmail, Skype để lập báo cáo, tham gia cuộc họp với những cán bộ cấp cao. Sử dụng phần mềm tiên tiến, hiện đại sẽ giúp quá trình trao đổi công việc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

Như vậy, trên đây là bài viết của Vieclam123.vn giúp bạn trả lời câu hỏi “ASM là gì?” Vị trí ASM là vị trí đáng mơ ước đối với bất kì nhân viên bán hàng nào. Hiểu được tính chất công việc cũng như kỹ năng cần có sẽ giúp bạn có thể có được định hướng trong tương lai và nỗ lực để thực hiện ước mơ của mình. Chúc các bạn thành công và có thể trở thành một ASM như mong ước.

>> Xem thêm tin bài:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.